7 năm ở tây tạng

-

👌 Phim thì cổ lắm rồi. Nhưng đến thời điểm mà trào lưu Nghiệp-Thiền-Từ bỏ Cái tôi như hiện tại thì xem lại chắc ối người muốn đi Tibet để buông bỏ cho thành chính quả.

Bạn đang xem: 7 năm ở tây tạng

👌 Phim dựng theo tự truyện của Heinrich Harrer về trải nghiệm từ 1944-1951 tại Tây Tạng của ông. Câu chuyện về quá trình giải phóng bản ngã, từ bỏ cái tôi của chính tác giả sau 7 năm sống ở Tây Tạng thông qua nền tảng hai tình bạn.

*
Heinrich (Brad Pitt) trong phim

👌 Tình bạn đầu tiên của Heinrich (Brad Pitt) với đối tác leo núi Peter Aufschnaiter (David Thewlis): là đối tác- bạn tù- đồng bọn vượt ngục- đồng hành trên con đường trốn chạy, cùng vào sinh sống ở Lhasa. Làm bạn tù hay đồng hành với Heinrich quả là khó. Anh chàng người Áo tóc vàng thuần chủng là một vận động viên từng đoạt giải Olympic, tuổi trẻ, tài cao, kiêu ngạo, ích kỷ, không hoà đồng, bỏ mặc vợ sắp sinh để chinh phục đỉnh Hy Mã Lạp Sơn. Luôn hành xử một mình, không cần đồng bọn, vượt ngục nhiều lần thất bại, cho tới lúc hạ mình tham gia vào nhóm vượt ngục có Peter tổ chức thì mới thành công.

*
Heinrich và đối tác leo núi Peter Aufschnaiter

👌 Chặng đường trốn chạy ngoài tù của hai người gặp vô vàn khốn đốn rủi ro. Trong chặng đường ấy Heinrich ích kỷ cao ngạo dần dà chấp nhận việc phải dựa vào nhau mà sống để thoát khỏi hoàn cảnh khắc nghiệt.

👌 Vào được trái tim của vùng đất thiêng Tibet là Lhasa, cùng mê một cô thợ may Tibet xinh đẹp, nhưng trải nghiệm cưa gái rất choai choai bằng cách khoe thành tích, tài năng đều không làm cô gái động lòng, trái lại Peter cứ lặng lẽ tẩm ngẩm tầm ngầm đi sau quan sát mà đấm chết voi, không thể hiện gì lại chiếm luôn được trái tim người đẹp. Dù Peter được ngủ cùng mỹ nhân, thì tình bạn cách mạng đã được thử thách tôi luyện vững bền (cảnh thật sự cảm động là cảnh Heỉnich tặng món quà bất ngời cho Peter), tất nhiên là có thể đồng cam cộng khổ, nhưng quyết không CHUNG BỒ.

*

👌 Heinrich được mời gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 lúc này vẫn còn là 1 thiếu niên. Từ đây khởi đầu cho tình bạn của họ, Heinrich làm gia sư cho Đạt Lai trẻ tuổi tò mò ham học hỏi về thế giới và văn hoá phương Tây, dần dà giữa họ không chỉ là tình thầy trò, mà còn là tình bạn vong niên, và tình bạn với đức Đạt Lai thiếu niên gợi về cậu con trai nhỏ tuổi nơi quê nhà đã bị Heinrich bỏ mặc khi chinh phục Hy Mã Lạp Sơn.

Tình bạn với Đại Lai Lạt Ma trẻ tuổi

👌 Heinrich đã có hành trình tâm linh khác với thế giới quan kiểu Tây- nơi anh tự coi mình là cái rốn của vũ trụ, mọi thứ là chuyện tất nhiên. Nhưng ở nóc nhà thế giới, trên quê hương của Dala Laima, không gì phù hợp hơn là học được bài học cuộc đời tại đây. Heinrich không leo núi chinh phục đỉnh cao nữa, mà tự dần chuyển biến, bỏ lại cái tôi cao ngạo và chấp nhận rằng không phải mọi thứ quanh mình là chuyện đương nhiên.

*
“Đây là một sự khác biệt nữa giữa nền văn minh của chúng tôi với của các anh. Anh ngưỡng mộ những người nỗ lực leo lên đỉnh trong mọi hành trình trong đời. Trong khi chúng tôi ngưỡng mộ những người từ bỏ cái tôi của anh ta. Người Tây Tạng sẽ không tự ép bản thân hướng về phía trước theo cách này.” (trích lời cô thợ may thành Lhasa)

👌 (Thiển nghĩ người Tibet ở sẵn trên nóc nhà thế giới rồi thì cần gì chinh phục đỉnh cao nữa, ở đỉnh rồi thì tự thấy cần buông, bọn chưa lên đến đỉnh thì leo lên đi rồi buông tiếp như anh Pitt trong phim.)

Cô thợ may thành Lhasa đời thực (trái) và Lhakpa Tsamchoe vai cô thợ may + David Thewlis trong phim (phải)

👉 Cảnh Tây Tạng trong phim không dựng long lanh hoành tráng như kiểu phim quảng bá du lịch, chỉ thấy một Tây Tạng đơn sơ, bụi bặm, con người mộ Phật, một lòng kính Đạt Lai Lạt Ma.

👉 Đức Dalai Lama vẫn duy trì tình bạn với Heinrich tới sau này dù Đạt Lai sống lưu vong ở Ấn Độ. Heinrich mất năm 2006. Ông viết trong “7 năm ở Tibet“:

“Bất cứ nơi nào tôi sống, tôi sẽ cảm thấy nhớ ngôi nhà Tây Tạng. Tôi thường nghĩ rằng tôi vẫn có thể nghe thấy tiếng kêu của ngỗng hoang và sếu và tiếng đập cánh của chúng khi chúng bay qua Lhasa dưới ánh trăng trong vắt, lạnh lẽo. Mong muốn chân thành của tôi là câu chuyện của tôi có thể tạo ra một số hiểu biết về một dân tộc có ý chí sống trong hòa bình và tự do đã giành được rất ít sự đồng cảm từ một thế giới lãnh đạm.”

Đức Dalai Lama vẫn duy trì tình bạn với Heinrich, hình ảnh họ gặp nhau năm 2006.

Xem thêm: Top 20 Cách Call Video Trên Instagram Có Filter Trên Instagram Khi Call

——–Ngoại truyện——–

👉 Sau khi bộ phim phát hành năm 1997 thì Brad Pitt cùng đoàn làm phim bị cấm vào Trung Quốc, phim cũng bị cấm chiếu tại TQ. Vì đoạn cuối của phim đã nói về cuộc xâm chiếm của TQ vào Tây Tạng từ năm 1950, dẫn đến cuộc thảm sát sau đó theo nguồn mạng thì hơn 1 triệu người Tạng gồm cả sư sãi đã bị giết và mất tích. Hàng ngàn chùa chiền kiểu Tạng đã bị phá huỷ, đặc biệt nghiêm trọng vào thời 10 năm cách mạng Văn hoá. Sau này thì hồ tuyệt đẹp trước cung Potala cũng bị lấp, 3 năm trước thì học viện Phật Giáo lớn nhất Thế giới gồm hơn 6000 ngôi nhà-chùa Tạng nằm thoải dần lên đỉnh núi cũng bị phá huỷ toàn bộ.

👉 Brad Pitt bị cấm vào Trung Quốc từ 1997 tới 2014. Năm 2014 Pitt được vào TQ cũng gia đình và mục đích để quảng bá cho bộ phim Maleficent do Angelina Jolie thủ vai chính.

👉 Nếu bạn muốn có visa tới Trung Quốc và visa vào Tây Tạng thì tránh những điều sau: Không làm bất kỳ điều gì liên quan tới Dalai Lama như:

Diễn viên Jamyang Jamtsho Wangchukvai (người Bhutan) vai Đức Đại Lai Lạt Ma thiếu niên.

– Chụp ảnh với ông (như ca sỹ Selena Gomez)

– Không đóng vai chính trong phim về Dalai Lama (như Brad Pitt)

– Không chúc mừng sinh nhật Dalai Lama trên phương tiện truyền thông, mạng XH (như Maroon).

👉 Túm lại nếu muốn đến TQ đừng đi chơi với Dalai Lama, có đi thì kín kín đừng có chụp ảnh khoe FB và để paparazzi chộp được.

—————- PS —————–

🤴 Phim này anh Pitt mới 34 xinh trai trẻ trung dã man, tóc lại vàng ươm ngời ngời khí chất. Xem tới Chuyện Xưa Hollywood 2019 thì mới thấy thời gian quả là có tàn bạo, nhưng người anh vẫn mảnh mai săn chắc 6 múi, mông tròn thế cũng là được với tuổi 56 roài.

🤴 Diễn viên đóng vai đức Dalai Lama thời niên thiếu là Jamyang Jamtsho Wangchuk người Bhutan, mặt rất sáng tươi, da đẹp đồng hun. Nhưng giờ lớn rồi, 36 tủi, lại về với vẻ trần tục, các nét hồn nhiên, tươi sáng không còn giữ được.

🤴 Heinrich Harrer: ba đời vợ liền. Chả bù cho những năm tháng thiếu thốn ở Tibet.

——–Cảm ơn nếu các bạn đã đọc đến tận đây! xoxo———–