Bài 8 vật lý 8

-
1. Kiến thức cần nhớ của sách vật lý 8 bài 82. Hỗ trợ trả lời câu hỏi vật lý 8 bài 8 SGK3. Hướng dẫn giải vật lý 8 bài 8 sbt

Vật lý 8 bài 8 – Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau cung cấp cho các bạn lý thuyết về sự tồn tại của áp suất, công thức để xác định áp suất. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để củng cố lại kiến thức về áp suất và vận dụng trong giải các bài tập liên quan nhé! Chúc bạn đọc sẽ có những phút giây ôn tập hiệu quả và tốt nhất.

Bạn đang xem: Bài 8 vật lý 8

1. Kiến thức cần nhớ của sách vật lý 8 bài 8

Tổng hợp lý thuyết ôn tập về Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau:

1.1 Sự tồn tại của áp suất chất lỏng

Giả sử có bình đựng chất lỏng bất kỳ. Chất lỏng này sẽ tạo ra áp suất lên đáy, thành bình và các vật ở trong lòng bình theo mọi phương.

1.2 Công thức tính áp suất chất lỏng

Để xác định áp suất chất lỏng, công thức được áp dụng là:

p = d x h

Trong đó:

p: Áp suất (Pa).h : Độ sâu từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng chất lỏng (m).d: Trọng lượng riêng của chất lỏng cụ thể (N/m3).

Lưu ý: Khi một chất lỏng đứng yên, áp suất bên trong đó tại các điểm nằm trên cùng một mặt phẳng ngang sẽ có độ lớn bằng nhau. Tức là những điểm có cùng độ sâu h.

1.3 Bình thông nhau

Bình thông nhau là bình dùng để chứa chất lỏng có 2 nhánh được nối thông đáy với nhau như hình dưới.Khi chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì mặt thoáng của chất lỏng ở 2 nhánh ngang bằng nhau, có cùng một độ cao. Áp suất tại các điểm ở trên cùng mặt phẳng ngang là bằng nhau.

Xem thêm: Cách Chiếm Quyền Admin Website Không Cần Tài Khoản, Chiếm Quyền Admin Điều Khiển Website

*
*
*
*

3.3 Bài tập trang 28

a. Nội dung

Đổ chất lỏng vào 1 ống thủy tinh hình trụ được đặt thẳng đứng. Để nghiêng ống sao cho chất lỏng không bị tràn ra ngoài, xác định áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình lúc này?

b. Cách giải

Khi để nghiêng ống thì chiều cao của cột chất lỏng giảm, tức là khoảng cách từ mặt thoáng chất lỏng đến đáy bình giảm. Do đó áp suất lúc này gây ra ở đáy bình là giảm.

3.4 Bài tập trang 29

a. Nội dung

1 chiếc tàu có một lỗ thủng ở độ sâu 2,8 m. Người ta dán một miếng dán vào lỗ thủng từ phía bên trong. Xác định một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng dán ở lỗ thủng khi độ rộng của lỗ thủng là 150 cm2 biết rằng trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3.

b. Cách giải

Ta có: h = 2,8m và S = 150 cm2 = 0,015 m2

Độ lớn áp suất nước tại lỗ thủng là: p = dxh = 10.000×2,8 = 28.000 N/m2Lực cần tối thiểu để giữ miếng dán là: F = pxS = 28.000×0,015 = 420N.

4. Kết luận

Bài viết trên đây là tổng hợp các kiến thức lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập vật lý 8 bài 8 – Áp suất chất lỏng. Bình thông nhau. Mong rằng với bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu và vận dụng tốt về Áp suất trong quá trình học lẫn thực tiễn.

Chúc các em học tập thật tốt!

=>> Các bạn hãy theo dõi Kiến Guru để cập nhật bài giảng và kiến thức các môn học khác nhé!