Các bài hát về hà nội

-

Thủ đô HN với nét đẹp bình dị và sức sống tiềm tàng đã làm xao xuyến bao tâm hồn nghệ sĩ, để tạo nên những nốt nhạc bất tử sống mãi cùng thời gian.

Bạn đang xem: Các bài hát về hà nội

Hà Nội – thủ đô của nước Việt Nam với những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám… Hà Nội luôn gợi lên trong lòng mỗi chúng ta bởi những nét đẹp rất riêng khi mùa thu đến thì ấn tượng bởi những chiếc lá vàng rơi, bởi mùi hương hoa sữa, mùi hương của cốm mới… như tô thêm muôn màu sắc cho mùa thu Hà Nội.

Mùa đông Hà Nội với cái rét mướt, lạnh cắt da thịt, còn mùa xuân thì vô cùng ấm áp, mùa hè đến bầu trời trở nên trong xanh, với cái nắng chói chang, rực rỡ với hàng hoa phượng đỏ lửa, đã làm Hà Nội trở nên hấp dẫn và quyến rũ bước chân người du khách khi đến với Hà Nội. Và tất cả các nét đẹp bình dị đó của Hà Nội đều xuất hiện trong các ca khúc đi cùng năm tháng.

Những giai điệu được viết nên bởi những trái tim yêu Hà Nội đến thiết tha và đã đi vào lòng người như những giai điệu đẹp nhất của âm nhạc.

*


Nội dung bài viết


Top 10 bài hát hay nhất về thủ đô Hà Nội

1. “Hướng về Hà Nội” (nhạc sĩ Hoàng Dương)

“… Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôiÁnh đèn giăng mắc muôn nơi, áo màu tung gió chơi vơiHà Nội ơi, phố phường dài ánh trăng mơLiễu mềm nhủ gió ngây thơ, thấu chăng lòng khách bơ vơ…”

Hơn 50 năm trước, một chàng trai trẻ đã gửi gắm cảm xúc, tâm sự của mình với thủ đô Hà Nội qua những giai điệu da diết, thấm đượm nỗi nhớ nhung vô hạn. Hướng về Hà Nội ra đời đúng vào khoảng thời gian đất nước đang chìm giữa bom đạn chiến tranh, người dân loạn lạc đi tản cư. Trong một đêm ngồi trong căn nhà ngoại thành và nghe thấy tiếng súng nơi thành phố, nhạc sĩ Hoàng Dương đã ghi lại tâm trạng “ngóng trông về xa”, “tiếc thương hình bóng qua” bằng âm nhạc.

Dù ở phong cách nào thì Hướng về Hà Nội vẫn khiến người nghe hòa quyện chung một niềm cảm xúc mãnh liệt dành cho mảnh đất nghìn năm tuổi.“Hà Nội ơi” – tiếng gọi xuyên suốt ca khúc gợi cho người nghe một cảm giác buồn man mác khi nghĩ về lịch sử đã qua. Vào thời điểm khó khăn ấy, hòa bình là một thứ quá “xa xỉ” đối với người dân. Chính vì vậy sau này, mỗi khi giai điệu thân quen của Hướng về Hà Nội vang lên, nhiều thế hệ lại cảm thấy thấm thía về những “mùa chinh chiến ấy”. Rất nhiều nghệ sĩ ở các thế hệ khác nhau như Lê Dung, Thái Thanh, Khánh Hà, Hồng Nhung đều từng thể hiện ca khúc này.

2. Người Hà Nội ( Nguyễn Đình Thi)

” Đây Hồ Gươm Hồng Hà Hồ TâyĐây lắng hồn núi sông ngàn nămĐây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà NộiHà Nội mến yêuHà Nội cháy, khói lửa ngợp trờiHà Nội ầm ầm rung Hà Nội vùng đứng lênSông Hồng reo Hà Nội vùng đứng lên….”.

Bài hát “Người Hà Nội” là một bài hát do nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi sáng tác. Một bài hát ca ngợi Hà Nội với những dấu ấn lịch sử lên con người và thành phố, từ thời cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bài hát được sáng tác năm 1947 khi cuộc kháng chiến chống Pháp được nổ ra ít ngày, cả Hà Nội đã lên đường sơ tán theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tháng 12 – 1946 của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tên gọi bài hát ban đầu có tên là “Bài hát của một người Hà Nội”. Mặc dù ông từng thổ lộ bản thân không học cao về âm nhạc nhưng bài hát “Người Hà Nội” lại đòi hỏi người thể hiện phải có trình độ thanh nhạc tốt bên cạnh một nhạc cảm tốt. Bài hát “Người Hà Nội” được một số nghệ sĩ trình bày rất thành công như: Lê Dung, Trọng Tấn, Cao Minh và Ánh Tuyết…

Tên bài hát: Người Hà NộiTác giả: Nguyễn Đình ThiSoạn nhạc: Nguyễn Đình Thi

3. Nhớ mùa Thu Hà Nội – Trịnh Công Sơn

” Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏNằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâuHà Nội mùa thu, mùa thu Hà NộiMùa hoa sữa về thơm từng ngọn gióMùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏCốm sữa vỉa hè, thơm bước chân quaHồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọiMàu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời”.

Bài hát “Nhớ mùa Thu Hà Nội” là một ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhạc sĩ đã từng chia sẻ hoàn cảnh ra đời của bài hát: “Năm 1985 tôi cùng ba đồng nghiệp được bộ văn hóa Liên Xô mời sang thăm. Khi trở về tôi ở Hà Nội một tháng. Mỗi buổi sáng tôi và Thái Bá Vân (nhà phê bình mỹ thuật) đi loanh quanh Hà Nội gặp bạn bè. Chiều nào cả hai cũng lên Hồ Tây, nằm bên hồ với chai Ararat, uống lai rai và nhìn bầy sâm cầm đáp xuống – bay lên”. Bài hát “Nhớ mùa Thu Hà Nội” ra đời trong một tháng gặp gỡ của những tâm hồn đồng điệu.

Xuyên suốt bài hát là nỗi nhớ khi tình yêu giữa đất và người vừa chớm nở đã phải chia xa. Nỗi nhớ như vừa hiện hữu lại vừa vô hình, không hướng về ai cũng là hướng về tất cả, vì vậy mà bài hát khơi gợi được niềm đồng cảm của bao thế hệ người yêu nhạc. Bài hát được ca sĩ Hồng Nhung thể hiện rất thành công, gợi lên nỗi nhớ lay động lòng người về mùa thu Hà Nội.

Tên ca khúc: Nhớ mùa Thu Hà NộiTác giả: Trịnh Công SơnSoạn nhạc: Trịnh Công Sơn

4. Nồng nàn Hà Nội – Nguyễn Đức Cường

” Bước xuống phố sáng tinh mơDạo qua góc công viênThấy bao điềuNgười người chào bình minh đang đếnNhìn cụ già tập dưỡng sinhSao tâm ta thấy bình yênMột Hà Nội rất thân quen…”

“Nồng nàn Hà Nội” là một bài hát hay viết về thủ đô Hà Nội xinh đẹp của chúng ta, do nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường sáng tác. Tiết tấu nhanh, âm hưởng vui tươi, tràn đầy sức sống.

Bài hát hay, ý nghĩa viết về một Hà Nội thân thuộc, gần gũi và vô cùng mộc mạc, ca từ tự nhiên, với những từ ngữ miêu tả sinh động. Chính vì lẽ đó mà năm 2007 bài hát “Nồng nàn Hà Nội” của Nguyễn Đức Cường đã dành được giải thể thể nghiệm của Bài hát Việt và được giới trẻ Hà Nội vô cùng yêu thích. Từ đó tên tuổi nhạc sĩ cũng được khán giả biết đến nhiều hơn. Bài hát được truyền tải rất thành công dưới giọng ca của nam ca sĩ Hoàng Hải.

Xem thêm: 12 Lỗi Thường Gặp Ở Màn Hình Điện Thoại Bị Tối Mờ, Màn Hình Điện Thoại Bị Mờ

Tên ca khúc: Nồng nàn Hà NộiTác giả: Nguyễn Đức CườngSoạn nhạc: Nguyễn Đức Cường

5. Có phải em mùa thu Hà Nội – Tô Như Châu, Trần Quang Lộc

“ Tháng tám mùa thu lá rơi vàng chưa nhỉTừ độ người đi thương nhớ âm thầmCó phải em là mùa thu Hà NộiTuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm…”.

Bài hát “Có phải em mùa thu Hà Nội” bắt nguồn từ những vần thơ của thi sĩ Tô Như Châu, nguyên thủy là bài thơ dài 320 chữ, sáng tác vào tháng 8- 1970 tại Đà Nẵng. Bài thơ đã chắp cánh cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Quang Lộc dệt lên giai điệu.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc gặp lại thi sĩ Tô Như Châu khi ông đang còn là sinh viên trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn nghỉ hè về thăm nhà. Sau khi đọc xong bài thơ của Tô Như Châu nhận thấy sự đồng cảm và bắt tay vào phồ nhạc cho bài thơ ngay sau đó. Sự đồng cảm của hai tác giả đã cho ra đời một tuyệt phẩm.

Cái hay của Trần Quang Lộc là đã “chắt” những vần thơ “đắt” nhất của Tô Như Châu cho vào một khuông giai điệu tuyệt đẹp, với tiết tấu dàn trải tự nhiên lẫn thêm nhiều hư ảo. Những giai điệu quyện lấy ca từ và định dạng luôn trong vô thức của người nghe với những vần thơ rất dễ thấm: “Có bóng mùa Thu thức ta lòng sang mùa / Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn / Có phải em mùa Thu Hà Nội / Ngày sang Thu anh lót lá em nằm / Bên trời xa sương gió bay”. Năm 1972, ca khúc này chính thức ra đời và được nữ danh ca Thái Thanh thể hiện đầu tiên. Ca khúc này sau đó cũng được ca sĩ Hồng Nhung, Thu Phương và nhiều ca sĩ khác thể hiện rất thành công.

Tên ca khúc: Có phải em mùa thu Hà NộiLời bái hát: Tô Như ChâuSoạn nhạc: Trần Quang Lộc

6. “Em ơi Hà Nội phố” (thơ Phan Vũ, nhạc: Phú Quang)

“… Em ơi, Hà Nội phốTa còn em mùi hoàng lanTa còn em mùi hoa sữaCon đường vắng rì rào cơn mưa nhỏAi đó chờ ai, tóc xõa vai mềm…”

Em ơi Hà Nội phố gợi lên một không gian yên bình, trầm lắng đến lạ lùng của Hà Nội trong một buổi chiều đầu đông. Những cơn mưa cuối mùa rì rào trên đoạn đường vắng, mái ngói rêu phong, cây bàng đơn côi và mùi hoa sữa nồng nàn vương trên từng tán cây theo gió thổi làm xao động biết bao tâm hồn. Phải đến mùa đông, chúng ta mới có thể cảm nhận được hết sự chầm chậm, lặng lẽ của Hà Nội. Chính nét đẹp cổ kính, lao xao trên từng con phố cũ và từng “mái ngói xô nghiêng” đã làm nao lòng người nghệ sĩ.

Hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong bài hát có lẽ là “mùa đông năm ấy, tiếng dương cầm trong căn nhà đổ, tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân”. Nhà thơ Phan Vũ đã sáng tác bài thơ Hà Nội phố vào năm 1972 – thời điểm không quân Mỹ đang leo thang đánh phá Hà Nội. Tiếng dương cầm, tiếng chuông vang lên khi thủ đô đang chìm trong bom đạn, khói lửa tạo nên hai sự đối lập nhưng mang đầy xúc cảm.

7. Hà Nội mùa vắng những cơn mưa – Trương Quý Hải

” Hà Nội mùa này … vắng những cơn mưa.Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh.Hoa sữa thôi rơi em bên tôi một chiều tan lớp.Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về…”

Bài hát “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” là ca khúc bắt nguồn từ lời bài thơ “Thơ chia tay người Hà Nội” của Bùi Thanh Tuấn. Và được Trương Quý Hải – một nhạc sĩ trẻ phát triển rất tài tình, ý thơ thành một bài hát mà riêng phần lời cũng là một bài thơ rất lãng mạn. Mang đến thành công vang dội cho nhạc sĩ và được rất nhiều người yêu thích. Một bài hát viết về Hà Nội khiến ai nghe qua không khỏi xao xuyến, nhớ thương.

Ca khúc viết về một Hà Nội đang trở mình khi cơn gió đầu mùa về, những cơn gió len lỏi qua những khe cửa nhỏ, mang đến hương vị đặc trưng của một mùa đông Hà Nội, lạnh se sắt. Những hình ảnh thân thương của Hà Nội cứ lần lượt gợi nhớ, gợi thương chỉ thấy ở mùa đông Hà Nội và nó đã trở thành niềm cảm xúc riêng của mỗi người con Hà Nội, một cảm xúc giao hòa giữa con người và đất trời. Ca khúc được thể hiện bởi nhiều ca sĩ nổi tiếng như: Cẩm Vân, Hồng Nhung, Mỹ Tâm…

Tên ca khúc: Hà Nội mùa vắng những cơn mưaLời bài hát: Bùi Thanh TuấnSoạn nhạc: Trương Quý Hải

8. Hà Nội niềm tin và hy vọng

” Mặt hồ gươm vẫn lung linh mây trời,Càng toả ngát hương thơm hoa Thủ đô.Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô.Nghe tiếng cười không quên niềm thương đau.Hà Nội đó, niềm tin yêu hy vọngCủa núi sông hôm nay và mai sau.Chân ta bước lòng ung dung tự hào,Kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao…”

“Hà Nội niềm tin và hy vọng” được coi là một trong những bài hát hay nhất viết về thủ đô Hà Nội của cố nhạc sĩ Phan Nhân. Một nhạc sĩ đã sống và chiến đấu trong 12 ngày đêm B.52 rải thảm Hà Nội. Chính trong khoảnh khắc tự hào và anh dũng đó, nhạc sĩ đã cho ra đời ca khúc nổi tiếng “Hà Nội niềm tin và hy vọng”.

Theo nhạc sĩ kể lại: “Tôi đang có mặt tại Hà Nội. Trời rét căm căm. Trong tiếng bom nổ rung chuyển là tiếng hô vang của bà con ta: “Cháy rồi! Cháy rồi!”. Người dân Hà Nội khi ấy hả hê, sung sướng lắm. Họ quên cả nguy hiểm, nhô lên khỏi các hầm để hò reo đến khản giọng khi chứng kiến những chiếc pháo đài bay (B52) của giặc bốc cháy”. Nhờ cảm xúc hân hoan đó mà tác giả đã viết nên ca khúc. Bằng một tiết tấu khoan thai, với niềm tự hào tột độ, tác giả cho thấy một vẻ đẹp oai nghiêm, trững chạc của Hà Nội hào hoa, thanh lịch như vốn dĩ có từ ngàn năm. Các ca sĩ, nghệ sĩ thể hiện thành công ca khúc này phải kể đến như: NSND Trần Khánh, Trọng Tấn, Việt Hoàng, Đăng Dương…

Tên ca khúc: Hà Nội niềm tin và hy vọngTác giả: Phan NhânSoạn nhạc: Phan Ngân

9. “Nhớ về Hà Nội” (nhạc sĩ Hoàng Hiệp)

“… Dù có đi bốn phương trờiLòng vẫn nhớ về Hà NộiHà Nội của ta, thủ đô yêu dấuMột thời đạn bom, một thời hòa bình…”

“Đối với tôi, Hà Nội không chỉ là thủ đô mà còn là những tháng năm dài cuộc sống. Vui có, buồn có, khổ đau có, hạnh phúc có, thanh bình cũng có mà bom đạn cũng có. Vì vậy, càng xa Hà Nội, tôi càng thêm yêu Hà Nội” – nhạc sĩ Hoàng Hiệp kể về những kỷ niệm với thủ đô thân thương. Hà Nội có thể là những con phố dài rợp bóng cây, cũng có thể là “Hồ Gươm xanh thắm, nơi tháp rùa nghiêng soi bóng” hay “những chiều 30 Tết chen giữa đào hoa thắm”… Hà Nội trong tiềm thức của mỗi người con rất khác biệt nhưng chắc chắn có một điều không thể đổi thay, đó là “dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”.

Nhớ về Hà Nội là ca khúc gắn liền với tâm hồn và sự nghiệp của ca sĩ Hồng Nhung. Bống (tên gọi thân thương của Hồng Nhung) tâm sự rằng mình không nhớ nổi đã biểu diễn bài hát này bao nhiêu lần trên sân khấu nhưng mỗi lần, cô đều thể hiện bằng tất cả trái tim của một người con Hà Nội. Thủ đô sẽ đổi thay theo năm tháng nhưng giai điệu và cảm xúc của Nhớ về Hà Nội thì sẽ còn mãi nguyên vẹn trong tâm trí của mỗi người con Hà Nội.

10. Ngẫu hứng phố – Trần Tiến

“Hà nội cái gì cũng rẻ chỉ có đắt nhất bạn bè thôiHà nội cái gì cũng rẻ chỉ có đắt nhất tình người thôiHà Nội cái gì cũng buồn, buồn thương đến thế mùa thu ơiHà nội cái gì cũng vui, rủ nhau ra phố bia hơi vỉa hèHà nội mùa mưa bạn bè tuổi thơ lội dòng sông phố nô đùaHà nội mùa đông quán đê thơm nồng mùi ngô nướng xém…”

“Ngẫu hứng phố” là một ca khúc rất nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Tiến, ca khúc như một bức tranh thu nhỏ về Hà Nội, với cuộc sống thường nhật, bình dị, mộc mạc, với “bia hơi vỉa hè”, với những “Hà Nội mùa mưa / Bạn bè tuổi thơ lội dòng sông phố nô đùa”, với “Hà Nội mùa đông / Quán đê thơm nồng mùi ngô nướng xém”… và cả người mẹ quấn khăn nâu sồng một đời áo cũ.

Tất cả những cái bình dị, thân thương đó đã đi vào lời ca, tiếng hát thật tài tình. Làm bao người yêu Hà Nội không khỏi khắc khoải, không khỏi nhớ mong, những kỷ niệm gắn với thủ đô thân yêu này. Ca khúc được rất nhiều ca sĩ, nghệ sĩ thể hiện thành công như: Trần Tiến, Trần Thu Hà, Hà Anh Tuấn…

Tên ca khúc: Ngẫu hứng phốTác giả: Trần TiếnSoạn nhạc: Trần Tiến

Hy vọng với bài viết mình chia sẻ các bạn sẽ hiểu hơn về những nét đẹp, những biến cố thăng trầm của Hà Nội để thêm yêu và tự hào về thủ đô mến yêu của chúng ta, thông qua những bài hát hay nhất viết về Hà Nội nhé.