Các bài thuyết trình hay nhất

-

Tìm hiểu ngay 15 cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, giúp bạn ghi điểm trong mắt khán giả và thu hút sự chú ý trong suốt bài phát biểu.

Bạn đang xem: Các bài thuyết trình hay nhất


Hẳn bạn đã từng nghe qua câu nói: “Ấn tượng đầu tiên luôn là ấn tượng lâu dài nhất, và chúng ta không bao giờ có cơ hội thứ hai để thay đổi nó.”

Việc mở đầu bài thuyết trình cũng quan trọng tương tự như vậy.

Ngay khi bắt đầu phát biểu, bạn cần tập trung mọi nguồn lực vào mục tiêu chính: tạo ấn tượng tích cực ban đầu với khán giả.

15 cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng

Dưới đây là 15 phương pháp – kèm 2 mẹo bổ sung – giúp bạn bắt đầu bài thuyết trình hiệu quả nhất.

1. Cảm ơn Ban tổ chức và khán giả

Trong lời chào mở đầu bài thuyết trình, bạn nên gửi lời cảm ơn đến khán giả đã tham gia nghe bạn chia sẻ – cũng như cảm ơn ban tổ chức vì đã mời bạn đến. Đừng quên đề cập đến người đã giới thiệu mình với những người có vị trí cấp cao trong tổ chức của họ.

Điều này cũng tương tự như việc dành tặng lời khen cho họ, giúp họ cảm thấy tự hào vì sự hiện diện của bạn – đồng thời gia tăng sự kết nối giữa bạn và người nghe.

2. Mở đầu với một khẳng định tích cực

Bạn có thể bắt đầu bằng cách trình bày với khán giả rằng họ sẽ yêu thích những gì bạn sắp chia sẻ như thế nào.

Ví dụ về cách dẫn dắt vào bài thuyết trình:

“Tôi tin các bạn sẽ thật sự tận hưởng buổi tối hôm nay. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số ý tưởng quan trọng nhất mà mình từng khám phá được trong lĩnh vực này.”

Luôn nhớ rằng nói trước đám đông là một nghệ thuật, và bạn là một nghệ sĩ – vì vậy, hãy nỗ lực kiểm soát thật tốt phần trình diễn của mình.

Xem thêm:

*
*
*
*
*

13. Đặt vấn đề

Bạn có thể mở đầu bài thuyết trình bằng cách đưa ra một vấn đề cần được giải quyết. Đó có thể là vấn đề chung của hầu hết mọi người – điều này sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của khán giả.

Ví dụ:

“63% thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (baby bloomers) đang có nguy cơ nghỉ hưu mà không đủ tiền tự trang trải cho bản thân trong thời gian sinh sống. Chúng ta phải giải quyết vấn đề này và hành động ngay lập tức, để đảm bảo mỗi người khi nghỉ hưu có thể sống thoải mái suốt phần đời còn lại của mình.”

14. Đưa ra tuyên bố mạnh mẽ, sau đó đặt một câu hỏi

Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ và sau đó đặt câu hỏi. Theo dõi câu trả lời và đặt một câu hỏi khác. Điều này sẽ khiến khán giả chú ý tham gia vào cuộc đối thoại và lắng nghe thật kỹ những gì bạn nói.

Ví dụ:

“20% số người trong xã hội kiếm được 80% số tiền. Vậy bạn có nằm trong số 20% đó không? Nếu không, bạn có muốn mình nằm trong top 20%, hay thậm chí 10%? Trong những phút tới, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số ý tưởng để trở thành những người được trả lương cao nhất xã hội. Đây sẽ là mục tiêu tuyệt vời cho buổi nói chuyện hôm nay của chúng ta chứ?”

15. Kể một câu chuyện

Kể chuyện vẫn luôn nằm trong top những cách mở đầu cuốn hút nhất. Mỗi khi cụm từ “Ngày xửa ngày xưa..” vang lên, luôn có một sức hút mạnh mẽ lan tỏa đến khán giả.

Từ thuở ấu thơ, chúng ta đã yêu thích các câu chuyện, bất kể dưới hình thức nào. Khi bạn mở đầu bằng những từ như “Ngày xửa ngày xưa…”, bạn báo hiệu với khán giả rằng họ sắp được nghe một câu chuyện. Khán giả sẽ ngay lập tức ổn định, yên lặng và hướng về phía trước – y như những đứa trẻ tụ tập quanh lửa trại.

Khi các diễn giả của chúng tôi tổ chức các buổi hội thảo kéo dài cả ngày và muốn nhanh chóng thu hút mọi người sau giờ giải lao, họ thường nói lớn: “Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông, ngay tại thành phố này…”

Ngay sau đó, mọi người sẽ nhanh chóng trở lại chỗ ngồi của mình và bắt đầu chăm chú lắng nghe phần còn lại của câu chuyện.

Kỹ thuật kể chuyện luôn mang lại hiệu quả không ngờ.

Trên thực tế, đây có lẽ là một trong những kỹ thuật mở đầu bài thuyết trình hiệu quả nhất mà chúng tôi học được tính tới thời điểm hiện tại.