Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần 2019

-

Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014;Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì tính bảo hiểm xã hội 1 lần bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Bạn đang xem: Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần 2019

Hiện nay chính sách an sinh xã hội của người lao động ngày càng được nâng cao.

Người lao động nào khi làm việc theo hợp đồng lao động cũng thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.

Một vài người tham gia đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn việc rút tiền bảo hiểm xã hội một lần.

Vậy cách tính bảo hiểm xã hội như thế nào?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn về vấn đề cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần.


*

3. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần

3.1 Đối với người lao động có toàn bộ thời gian làm việc Nhà nước

Để xác định được số tiền bảo hiểm xã hội một lần, bạn phải xác định được yếu tố quan trọng nhất là: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với người lao động có toàn bộ thời gian làm việc tại Nhà nước, có toàn bộ thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, việc tính mức bình quân tiền lương sẽ phụ thuộc vào thời điểm người đó bắt đầu tham gia đóng bảo hiểm xã hội là khi nào.

Cụ thể, mức bình quân tiền lương được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương=Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của t năm cuối trước khi nghỉ việc
t x 12 tháng

Trong đó “t” là số năm cuối người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội căn cứ vào thời gian người lao động bắt đầu tham gia đóng và được xác định cụ thể như sau:

Ngoài ra, khi tính mức bình quân tiền lương, cần lưu ý pháp luật có quy định về việc điều chỉnh tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để đảm bảo không có sự chênh lệch về giá trị của đồng tiền quá nhiều.

Việc điều chỉnh tiền lương của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định sẽ được được điều chỉnh như sau:

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ, ví dụ tại thời điểm hiện tại là 1.490.000 đồng.Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương theo bảng hệ số trượt giá.

Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội nhận 1 lần:

Anh A là công chức nhà nước, bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01 năm 1994, 5 năm gần nhất anh có hệ số lương là 4.00.

Đến tháng 10 năm 2019 anh A nghỉ việc.

Đến tháng 11 năm 2020 anh A làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần và anh A muốn biết cách tính mức lương bình quân hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Theo cách tính bảo hiểm 1 lần được trình bày ở trên thì mức bình quân tiền lương của anh A là:

Mức bình quân tiền lương=4.00 x 1.490.000 x 60= 5.960.000 (đồng)
60

3.2 Đối với người lao động có toàn bộ thời gian làm việc tư nhân

Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện muốn thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng theo công thức như sau:

 

Mức bình quân tiền lương

 

 

=

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội từng năm x Số tháng đóng bảo hiểm trong năm x Hệ số trượt giá của năm
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó cần lưu ý, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương đã được điều chỉnh theo bảng hệ số trượt giá do Bộ Lao động – thương binh và xã hội ban hành như sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Ví dụ 2: Chị Ngọc có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

1/2014 đến 12/2014: 3.500.000 đồng1/2015 đến 12/2015: 4.000.000 đồng1/2016 đến 06/2016: 5.000.000 đồng.

Xem thêm: Tổng Hợp Danh Sách Biển Số Xe Tp Hồ Chí Minh Theo Từng Quận Huyện Là Bao Nhiêu?

Tổng thời gian tham gia là 2 năm 6 tháng. Chị Ngọc muốn biết cách tính bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

Muốn xác định được cách tính tiền lãnh bảo hiểm xã hội của chị Ngọc thì trước hết ta phải tính được mức bình quân tiền lương thời gian đóng bảo hiểm xã hội của chị Ngọc là:

Mức bình quân tiền lương của chị Ngọc 

=

(3.500.000 x 12 x 1.14) + (4.000.000 x 12 x 1.13) + (5.000.000 x 6 x 1.1) 

= 4.504.000 (đồng)

30

Vậy mức hưởng của chị Ngọc là = 2 x 2,5 x 4.504.000= 22.520.000 (đồng).

3.3 Đối với người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tương tự như công thức tính của người lao động có toàn bộ thời gian làm việc tư nhân.

 

Mức bình quân tiền lương

 

 

=

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội từng năm x Số tháng đóng bảo hiểm trong năm x Hệ số trượt giá của năm
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Đối với chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện thì đến năm 2008 mới áp dụng mức tiền trượt giá vào công thức tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Hệ số trượt giá hiện nay được áp dụng như sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ví dụ: chị Hà tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2018 với thời gian cụ thể như sau:

4/2012 đến 12/2013: 3.800.000 đồng;1/2014 đến 6/2015: 4.000.000 đồng;7/2015 đến 12/2017: 4.500.000 đồng;1/2018 đến 7/2018: 4.700.000 đồng.

Tổng thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội của chị Hà là 6 năm 4 tháng. Chị Hà muốn biết cách tính bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

Muốn xác định được cách tính tiền lãnh bảo hiểm xã hội của chị Hà thì trước hết ta phải tính được mức bình quân tiền lương thời gian đóng bảo hiểm xã hội của chị Hà là:

Mức bình quân tiền lương của chị Ngọc 

=

(3.800.000 x 9 x 1,26) + (3.800.000 x 12 x 1,18) + (4.000.000 x 12 x 1,14) + (4.000.000 x 6 x 1,13) + (4.500.000 x 6 x 1,13) + (4.500.000 x 12 x 1,10) + (4.500.000 x 12 x 1,06) + (4.700.000 x 7 x 1,03) 

= 3.980.750 (đồng)

76

Vậy mức hưởng của chị Hà là = (3.980.750 x 1,5 x 1) + (3.980.750 x 2 x 5,5) = 49.759.375 (đồng).

3.4 Đối với người lao động vừa có thời gian làm việc Nhà nước vừa có thời gian làm việc Ngoài Nhà nước

Đối với người lao động vừa có thời gian làm việc tại nhà nước vừa có thời gian làm việc ngoài nhà nước, để tính bảo hiểm xã hội một lần, bạn phải tính riêng mức bình quân tiền lương của từng giai đoạn.

Sau đó lấy trung bình cộng của hai mức này để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính tiền bảo hiểm xã hội một lần.

Nếu quy ước mức bình quân tiền lương trong khoảng thời gian làm tại nhà nước là 1 và mức bình quân tiền lương trong khoảng thời gian làm ngoài nhà nước là 2 thì cách tính bảo hiểm xã hội lấy 1 lần như sau:

Mức bình quân tiền lương=Mức bình quân tiền lương 1 + Mức bình quân tiền lương 2
2

Sau khi tính được mức bình quân tiền lương, bạn tính thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 và sau năm 2014 như bình thường và thay số vào công thức đã nêu để tính tiền bảo hiểm xã hội một lần.

3.5 Đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 1 năm

Đối với người lao động có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội dưới 1 năm thì cách tính tiền bảo hiểm được quy định như sau:

Mức tiền bảo hiểm một lần=22% x Tổng mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Ví dụ 3: Anh Đức tham gia bảo hiểm xã hội năm 2019 được 9 tháng với mức lương tham gia là 5.000.000 đồng/ 01 tháng.

Vậy cách tính lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần anh Đức được tính như sau

Mức tiền bảo hiểm một lần = 22 % x (5.000.000 x 9 tháng x 1) = 9.900.000 (đồng)

Cần lưu ý, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người có thời gian tham gia đóng bảo hiểm dưới 1 năm sẽ không được vượt quá 2 lần mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như trong ví dụ 3 mức bình quân tiền lương của anh Đức là 5.000.000 (đồng), vậy số tiền bảo hiểm một lần mà anh nhận được sẽ không được vượt quá: 2 x 5.000.000 = 10.000.000 (đồng).

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề cách tính tiền bảo hiểm xã hội.

Tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần khá phức tạp và mất nhiều thời gian.

Nếu nội dung tư vấn trên còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn về cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần hay cần hỗ trợ tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần chính xác, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội qua hotline 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.