Top 5 chương trình học tiếng anh giao tiếp tốt nhất hiện nay

-

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh đã và đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống và công việc của nhiều người. Việc có thể giao tiếp thành thạo tiếng Anh có thể đem đến cho chúng ta vô vàn lợi ích. Chính vì vậy, rất nhiều người đang không ngừng nỗ lực để cải thiện việc học tiếng Anh giao tiếp bằng rất nhiều cách khác nhau.

Bạn đang xem: Top 5 chương trình học tiếng anh giao tiếp tốt nhất hiện nay

Tuy nhiên, bạn có chắc chắn rằng phương pháp tự học Anh văn giao tiếp của mình đã thật sự khoa học và hiệu quả? Để giúp bạn tự tin và vững vàng hơn trên con đường chinh phục tiếng Anh, worldlinks.edu.vn xin gửi đến bạn bài viết tổng hợp những điều cần lưu ý và những cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả!


*
Tiếng Anh thật sự là một kỹ năng quan trọng hàng đầu trong thế kỷ 21

1. Học tiếng Anh giao tiếp có quan trọng?

Mỗi người đều có một hoặc nhiều mục tiêu riêng khi quyết định học một ngôn ngữ nào đó. Có người muốn học ngoại ngữ để có thể tìm hiểu thêm các tài liệu nước ngoài và phục vụ cho việc học hoặc công việc. Có người lại cần chuẩn bị vốn ngoại ngữ để đi định cư.

Nhưng dù lý do học ngoại ngữ có đa dạng như thế nào thì có một điều không thể phủ nhận là phần lớn đều muốn có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp. Bởi việc có thể giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có thể đem lại rất nhiều lợi ích như sau:

Giao tiếp tiếng Anh tại Quốc gia sử dụng tiếng Anh


*

Nếu bạn đang có dự định đi du học hay định cư ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có sử dụng tiếng Anh thì kỹ năng nói tiếng Anh là một hành trang không thể thiếu.

Khi bạn sống trong một cộng đồng, dù muốn hay không bạn cũng không thể tránh được việc giao tiếp với những cá nhân khác. Việc không nói cùng một ngôn ngữ với họ giống như việc tự cô lập bản thân vào trong một căn phòng kín vậy. Bạn không thể nghe được những gì người ở bên ngoài nói và cũng không thể nói cho họ hiểu những điều bạn muốn biểu đạt.

Ngược lại, họ cũng “mất liên lạc” với bạn. Khi đang ở một quốc gia chuyên nói tiếng, việc thiếu kỹ năng giao tiếp tiếng Anh sẽ khiến những việc đơn giản hằng ngày như hỏi đường, mặc cả, gọi món,… cũng trở nên rất khó khăn với bạn.

Giao tiếp tiếng Anh tốt tại trường học – Tăng hiệu quả học tập

Có nhiều người cho rằng, với cách học tiếng Anh để phục vụ cho việc học thì chỉ cần nắm nhiều từ vựng và có kỹ năng đọc-hiểu tốt để nghiên cứu tài liệu ngoại văn là được rồi. Điều này sẽ đúng nếu bạn không học trong một môi trường 100% tiếng Anh và chỉ muốn dùng tiếng Anh để tự nghiên cứu.

Khi học trong một môi trường 100% tiếng Anh tại Việt Nam hay khi bạn đi du học, bạn cần có kỹ năng tiếng Anh tốt để dễ dàng hòa nhập với bạn bè, thảo luận khi làm việc nhóm và quan trọng nhất là trao đổi với giao viên. Trong những trường hợp này, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh có tác động rất nhiều đến hiệu quả học tập của bạn.

Giao tiếp tiếng Anh tốt nơi công sở – Thăng tiến trong công việc


*

Bạn đang làm việc tại một công ty đa quốc gia với nhiều đồng nghiệp, cấp trên là người nước ngoài? Bạn cần tiếp nhiều khách hàng nước ngoài và ngôn ngữ dễ dàng nhất để trao đổi với họ là tiếng Anh? Hay hiện tại bạn mới đang mong muốn làm việc cho một công ty đa quốc gia?

Nếu ít nhất một trong những điều trên đúng với trường hợp của bạn thì bạn nên bắt đầu quan tâm đến kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh ngay. Khi có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh, bạn sẽ có lợi thế rất lớn khi đi phỏng vấn xin việc vào các công ty đa quốc gia hay những công ty yêu cầu ứng viên có khả năng sử dụng tiếng Anh. Hơn thế nữa, trong quá trình làm việc, bạn sẽ dễ dàng trao đổi với các đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng ngoại quốc. Điều này không chỉ giúp bạn tự tin và suôn sẻ hơn trong công việc mà còn khiến cánh cửa thăng tiến rộng mở hơn với bạn.

2. Cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả

2.1. Cách học kỹ năng nghe – hiểu tiếng Anh


*
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng nghe-hiểu hiệu quả?
Ta có thể thấy, kỹ năng nghe-hiểu ở đây bao gồm 2 phần là nghe được và hiểu được. Để nghe được người khác đang nói gì chúng ta cần rèn luyện các cơ quan, bộ phận, v.v. tham gia vào quá trình nghe và nhận diện từ. Để hiểu được, chúng ta cần có sự am hiểu về ngữ pháp và vốn từ vựng nhất định để có thể xử lý và dịch nghĩa những câu, từ tiếng Anh người khác nói.Để rèn luyện một trong hai hoặc cả hai kỹ năng trên, bạn có thể tham khảo các phương pháp và những lời khuyên bên dưới.2.1.1. Các nguồn luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

Có nhiều người học hay phân vân không biết khi luyện nghe nên chọn nghe qua file nghe truyền thống, ứng dụng học tiếng Anh, nghe podcast hay học qua các loại video như vlog, phim ảnh, v.v. Thực chất, bạn có thể luyện nghe qua ba nguồn nghe này cùng một lúc để cách luyện tập trở nên đa dạng và thú vị hơn.

Tuy nhiên, có một điều bạn cần lưu ý đó là những file nghe, podcast và video đó cần phù hợp với trình độ của bạn ở mỗi thời điểm. worldlinks.edu.vn gửi đến bạn phân tích về độ khó của các nguồn luyện nghe như sau:

Học tiếng Anh giao tiếp qua file nghe và podcast:So với việc luyện nghe qua vlog, phim ảnh, v.v., luyện nghe qua file nghe và podcast có thể linh hoạt đáp ứng nhu cầu của nhiều trình độ hơn. Hiện tại, các file nghe và file podcast đều rất đa dạng về mức độ khó dễ. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các file có độ khó phù hợp. Đặc biệt, trong phần lớn podcast, phần nội dung nghe còn được đánh ra thành chữ (được gọi là ‘transcript’) và được hiển thị lần lượt theo phần âm thanh vang lên. Nhiều file podcast và nền tảng học qua podcast còn cung cấp cả transcript song ngữ. Bạn có thể tắt phần transcript này đi khi muốn thử thách bản thân. Ngày nay, nhiều file nghe truyền thống đã được làm thành dạng video với phần transcript (thường là song ngữ) xuất hiện trên màn hình. Đây cũng là một nguồn tài liệu lý tưởng cho việc luyện nghe. Tuy nhiên, một điểm trừ của chúng là ta không thể tắt phần transcript đi như podcast được.Học tiếng Anh qua các loại video:Luyện nghe qua các loại video như vlog, phim ảnh, v.v. thường phù hợp với trình độ từ trung bình khá trở lên vì khá khó khăn để tìm kiếm được các vlog, bộ phim, v.v. mà trong đó các nhân vật nói thật chậm rãi và rõ ràng. Và không phải nền tảng chiếu phim hay vlog nào cũng cung cấp phụ đề hoặc phụ đề song ngữ. Tuy nhiên, cũng có một số nền tảng hoặc cá nhân cung cấp những vlog hay những bộ phim được sản xuất ra để phục vụ cho người học tiếng Anh. Trong những video này có nhiều yếu tố hỗ trợ bạn dễ dàng học hơn như tốc độ nói vừa phải, phụ đề, v.v.Khi luyện nghe, đừng chỉ tập trung vào phần nghe mà hãy để ý đến những từ vựng và những cấu trúc ngữ pháp mà người nói sử dụng bạn nhé. Đây chính là nguồn tư liệu đáng giá giúp bạn củng cố vốn ngữ pháp và từ vựng của bản thân đấy.2.1.2. Cách luyện nghe nhiều kiểu giọng tiếng Anh

Trên thực tế khi giao tiếp bằng tiếng Anh, không phải lúc nào bạn cũng được tiếp xúc với chất giọng Anh-Anh mà bạn có thể sẽ tiếp xúc với rất nhiều kiểu giọng như Anh-Mỹ, Anh-Úc, Anh-Pháp, Anh-Ấn, Anh-Nhật, v.v. Chính vì vậy, khi luyện nghe bạn hãy cố gắng tiếp xúc với nhiều kiểu giọng nhất có thể.


Sự khác nhau trong cách sử dụng giữa Anh – Anh & Anh – Mỹ

Khi tự luyện nghe, nhiều người học hay có xu hướng tự yêu cầu bản thân phải nghe và hiểu hết những gì các nhân vật trong file nghe hoặc video nói. Tuy nhiên, có một thực tế là kể cả khi giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, bạn cũng nhiều lần phải hỏi lại xem người đối diện vừa nói gì. Chính vì thế, đừng quá khắt khe về việc bản thân bạn có hiểu hết được nội dung nghe hay không. Hay để cho chính bạn có nhiều thời gian để cải thiện và đừng nhụt chí.

2.2. Cách học kỹ năng nói và phản xạ nhanh khi giao tiếp tiếng Anh

2.2.1. Luyện tập kỹ năng nói

Khi bàn đến kỹ năng nói ta cần lưu ý đến 2 kỹ năng đó là kỹ năng lập câu & kỹ năng phát âm.

Xem thêm: Hướng Dẫn Tìm Lộ Trình Xe Bus

Để phát triển kỹ năng lập câu, ta cần lưu ý những điều sau:

Nắm thật vững ngữ pháp, đặc biệt là những điểm ngữ pháp cơ bản hay sử dụng khi giao tiếp hoặc những điểm ngữ pháp mà tự bản thân bạn thấy là bạn hay cần dùng đến.Sau khi học một điểm ngữ pháp mới, hãy dùng nó để thực hành nói thành câu ngay. Đừng để ngữ pháp chỉ là kiến thức trên mặt giấy.Sau khi học các từ vựng mới, bạn cũng nên áp dụng chúng để nói thành câu. Cách này sẽ giúp bạn nhớ từ lâu hơn và giúp bạn biến từ vựng đó thành từ vựng chủ động (từ vựng mà bạn có thể linh hoạt sử dụng).Để ý đến ngữ pháp và từ vựng mà các nhân vật trong file nghe, podcast, vlog, phim ảnh, v.v. sử dụng và tiếp thu chúng để mở rộng vốn ngữ pháp và từ vựng của bản thân.Áp dụng phương pháp Shadowing: Nghe và lặp lại giống nhất có thể từng đoạn nhân vật trong file nghe, video, v.v. nói. Phương pháp này sẽ giúp chúng ta cải thiện phát âm, tích lũy thêm từ vựng và hình thành ý thức về các cấu trúc câu chuẩn.

Để cải thiện phát âm của bản thân, bạn nên lưu ý những điều sau:

Chú ý đến cách phát âm đúng của một từ ngay khi mới học nó. Thay vì học từ bằng cách chỉ viết ra giấy để nhớ mặt chữ rồi đoán mò cách phát âm một từ dựa trên mặt chữ. Bạn nên nghe từ điển máy phát âm một cách thật cẩn thận, kỹ càng sau đó phát âm theo cho chính xác. Có thể áp dụng phương pháp Shadowing được nhắc đến ở trên.Áp dụng một số công cụ có chức năng kiểm tra độ chuẩn của phát âm như ELSA Speak, Say2me, Izy Speak, v.v.2.2.2. Luyện tập phản xạ nhanh

Kỹ năng phản xạ nhanh là kỹ năng khó luyện nhất khi tự học vì chúng ta không có ai để tương tác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục vấn đề này bằng các cách sau:

Tự đặt trước một số câu hỏi cho bản thân và thu âm lại. Sau đó, bạn phát các câu hỏi theo thứ tự ngẫu nhiên và tự trả lời chúng.Tìm những đoạn video mà trong đó các nhân vật phỏng vấn hay đặt câu hỏi cho nhau về những vấn đề, chủ đề mà bạn cũng có thể trả lời. Mỗi khi một nhân vật đặt câu hỏi xong, bạn sẽ dừng video và trả lời như thể bạn là người được hỏi. Sau khi trả lời xong, bạn phát tiếp video để nghe câu trả lời của nhân vật được hỏi trong video. Qua đó, bạn có thể tham khảo được nhiều điều về ý tưởng, ngữ pháp, từ vựng và phát âm.Bên cạnh đó, bạn cũng nên không ngừng luyện tập nói thành câu. Chỉ có luyện tập thường xuyên mới giúp bạn đẩy nhanh tốc độ lập câu khi nói và tốc độ phản xạ với câu hỏi.

3. Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu

Có thể nói, để vạch ra một lộ trình học tập phù hợp 100% với mọi cá nhân là một điều gần như không thể vì mỗi người học đều có trình độ khởi điểm, năng lực tiếp thu và năng khiếu ngôn ngữ khác nhau. Chính vì vậy dưới đây, worldlinks.edu.vn sẽ gửi đến bạn lộ trình tự học tiếng Anh cho người mới bắt đầu và có khả năng tiếp thu cùng năng khiếu ngôn ngữ ở mức trung bình (kéo dài trong một năm).

4 tháng đầu khi học tiếng Anh giao tiếp

Ngữ pháp:

Các điểm ngữ pháp căn bản nhất:

Từ vựng:Các từ vựng đơn giản nhất thuộc lĩnh vực bạn cần giao tiếp.Mỗi nét nghĩa chỉ nên học một từ.Luyện kỹ năng nghe-nói:Luyện nghe với những file nghe có tốc độ chậm và có phần transcript song ngữ Anh-Việt.Dùng các cấu trúc, quy tắc ngữ pháp và từ vựng đã học để nói thành câu.

4 tháng học tiếng Anh tiếp theo

Ngữ pháp:

Các điểm ngữ pháp phức tạp hơn:

3 thì hoàn thành và hoàn thành tiếp diễn. (Các thì hoàn thành tiếp diễn không cần được chú ý quá nhiều vì chúng ít được sử dụng. )Lập câu phức với các loại liên từ.Từ vựng:Mỗi nét nghĩa chỉ nên học một từ.Luyện kỹ năng nghe-nói:Có thể luyện nghe những file nghe có tốc độ nhanh hơn. Có thể thử tắt phần transcript nếu tự tin.Có thể bắt đầu tập nghe bằng cách xem vlog, xem phim, v.v. nhưng nên chọn những video có phụ đề (song ngữ càng tốt) và nhân vật trong đó nói rõ và không quá nhanh.Dùng các cấu trúc, quy tắc ngữ pháp và từ vựng đã học để nói thành câu phức.

4 tháng học tiếng Anh cuối

Ngữ pháp:Có thể bạn sẽ thấy một số điểm ngữ phát sẽ không cần thiết và bạn hoàn toàn có thể không dùng chúng khi nói. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nắm sơ chúng để có thể hiểu khi người khác sử dụng lúc nóiTừ vựng:Học những từ dài và khó nhớ hơn.Học thêm những từ vựng khác để diễn tả một nét nghĩa. Tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng.Luyện kỹ năng nghe-nói:Tiếp tục luyện nghe những file nghe có tốc độ nhanh hơn. Có thể thử tắt phần transcript nếu tự tin.Tiếp tục tập nghe bằng cách xem vlog, xem phim, v.v. Video vẫn nên có phụ đề song ngữ nhưng bạn có thể thử tắt đi. Tốc độ nói của nhân vật trong video có thể nhanh hơn.Dùng các cấu trúc, quy tắc ngữ pháp và từ vựng đã học để nói thành câu dài và phức tạp hơn.

4. Các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản

Sau đây là các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản chủ đề tự giới thiệu bản thân. Các bạn tham khảo và nắm rõ các mẫu câu này cũng là một cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả mà còn đơn giản, dễ nhớ.

4.5. Mẫu câu tiếng Anh để giới thiệu sở thích bản thân

Tiếng Anh Tiếng Việt
My hobbies are Những sở thích của tôi là…
I’m interested in… Tôi hứng thú với…
I’m into… Tôi hứng thú với…
I’m a big fan of… Tôi là một fan bự của…
I like…Tôi thích…
I enjoy…Tôi thích…