Dạ khúc cho tình nhân thu phương

-
“Dạ Khúc Cho Tình Nhân” là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Cũng như các ca khúc khác của ông, Dạ Khúc Cho Tình Nhân chất chứa trong đó những sự yêu thương, niềm nhớ nhung quyến luyến và nỗi đợi chờ trong vô vọng. Bài hát này được nhạc sĩ Lê Uyên Phương viết năm 1968, khi mà ông còn ở Đà Lạt, còn người yêu của ông là Lê Uyên – Lâm Phúc Anh đang bị gia đình “giam lỏng” ở Chợ Lớn – Sài Gòn để chia cách tình yêu của họ.

Bạn đang xem: Dạ khúc cho tình nhân thu phương

Trong tình cảnh đó, Lê Uyên Phương cảm thấy cuộc tình mong manh và một nỗi buồn không có gì so sánh được. Ông sáng tác ca khúc này trong niềm nhớ tình nhân không nguôi:

Tình nhân đã xa xôiÐời ngăn cách nhau hoàiMột lần thôi đã không thôiYêu nhau trong lo âuBiết bao lần tha thiết nhớ mong...

Dạ Khúc Cho Tình Nhân – Lê Uyên & Phương hát trước 1975

Bài hát có những ca từ rất trừu tượng mà người nghe nhạc khó có thể hiểu ý nghĩa nếu chỉ nghe thoáng qua một vài lần:

Ngày em thắp sao trờiChờ trăng gió lên khơiMà mưa bão tơi bờiMột ngày mưa bão không rời.

Có thể thấy nhạc sĩ đã sử dụng những hình ảnh đầy tính ẩn dụ thường thấy trong thơ văn, như là “sao trời”, “trăng gió” và “mưa bão” vào ngay đoạn đầu tiên của bài hát với nhịp điệu rất vội vã, như là để thể hiện cơn sóng lòng đang rất dữ dội và rối bời của tác giả.

Thật khó để biết hình tượng “sao trời” trong câu hát là đại diện cho điều gì. Để tìm hiểu điều đó, xin lật lại tập sách Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles được nhạc sĩ Lê Uyên Phương phát hành tại Mỹ năm 1990, ông có nhắc đến ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân”, nhắc đến “ánh sao trời” của cuộc đời mình, từ đó có thể giải thích được phần nào ý nghĩa của bài hát này.

*
*

Với đa số mọi người, tuổi hai mươi là tuổi của thanh xuân với sức sống căng tràn, của nhiều niềm mơ ước và hy vọng đến tương lai. Tuy nhiên với nhạc sĩ Lê Uyên Phương, ông đã phải trải qua một thời thanh xuân đầy chán nản, bao giờ cũng cảm thấy nhiều bất hạnh đang chờ đợi mình ở phía trước. Khi đó, cuộc đời của ông như là một bầu trời đêm u tối không một vì sao nào thắp sáng.

*

Rồi trong bóng tối định mệnh đó, chợt một ngày có một người tình đến bên cạnh để thắp lên vì sao sáng duy nhất trong đời của ông. Đó là ngày mà nhạc sĩ đã nhắc tới trong câu đầu tiên của bài hát: “Ngày em thắp sao trời”, để thắp lên hy vọng về một ngày trăng gió lên khơi để tình nhân cùng nhau phiêu du trong vùng trời viễn mộng.

Trong những tháng ngày dài buồn bã lê thê không tìm thấy niềm vui, đã có một người đến bên cạnh và làm cho cuộc đời trở nên bừng sáng.

Nhưng cơn vui chỉ vừa đến thì nỗi buồn cũng nhanh chóng theo sau, làm nên những cơn “mưa bão tơi bời”, “mưa bão không rời”…

“Ngày em thắp sao trời” là ngày mà cô tiểu thư Sài Thành gốc Hoa vừa tròn 15 tuổi tên là Lâm Phúc Anh (sau này là ca sĩ Lê Uyên), tình cờ gặp ông giáo 26 tuổi ở xứ lạnh Đà Lạt. Họ yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên, sau tiếng sét ái tình, và khởi đầu cho một cuộc tình đầy giông bão sau này. Không chấp nhận con gái mình yêu một nghệ sĩ, một thầy giáo nghèo, gia đình của Lê Uyên – Lâm Phúc Anh đã ra sức ngăn cản, chia cắt. Khoảng cách 11 tuổi là quá lớn và đặc biệt là hầu như không một gia đình người Hoa nào muốn gả con gái họ cho một người khác tộc, Lâm Phúc Anh ngay lập tức bị bắt ép trở về Sài Gòn theo lệnh cha mẹ.

*
Lâm Phúc Anh năm 15 tuổi

Ánh sao trời vừa mới thắp lên đã bị mưa bão làm cho rơi rụng cùng với cơn mộng tàn. Trong những tháng ngày xa biền biệt đó, nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã viết:

Trên đôi vai thanh xuânƯớp hôn nồng bên gối đắm sayÁnh sao trời theo gió rụng rơi đầy…

Cùng rót bao nhiêu ngày hoangCùng đếm bao nhiêu mộng tànRu người yêu dấu trong vùng trời đêm…

Khi hát bài này trên sân khấu, có lẽ là lần cuối cùng vào năm 1999 – chỉ vài tháng trước khi qua đời – nhạc sĩ Lê Uyên Phương nói rằng ca khúc Dạ Khúc Cho Tình Nhân được ông viết vào thời điểm một ngày vừa chấm dứt để chuẩn bị cho một ngày kế tiếp. Nguyên văn lời ông nói: “Sự kết thúc của một ngày, có thể là ngày bình an cho một ngày kế tiếp bình an, cũng có thể là một ngày bất an cho ngày kế tiếp bất an. Đứng trước sự chuyển biến của thời gian, trong bóng tối, tôi đã nghĩ tới người yêu. Trong đáy sâu của tâm hồn, tôi ước ao rằng khi bình minh trở lại thì những đôi tình nhân lại có được cùng chung một số phận trong cuộc đời”.

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương nói về Dạ Khúc Cho Tình Nhân năm 1999

Không phải ước ao cùng chung đôi, chung giường chung chiếu, mà là ước ao “cùng chung một số phận trong cuộc đời” để yêu nhau, hiểu nhau, để cùng dìu dắt nhau đi đến cuối cuộc đời. Cần biết rằng, khi những giai điệu đầu tiên của bài hát này được hình thành, nhạc sĩ đang trên chuyến xe đò từ Sài Gòn trở về Đà Lạt. Lúc đó nhạc sĩ vẫn đang đi dạy ở vùng cao nguyên, còn Lê Uyên đã bị gia đình đưa về Chợ Lớn. Cuối tuần nào thầy giáo Lê Uyên Phương cũng bắt xe đi nhiều tiếng đồng hồ từ Đà Lạt về Sài Gòn chỉ để gặp người yêu trong phút chốc rồi vội vã trở về ngay trong đêm, để sáng hôm sau kịp đi dạy học.

Ở tại thời điểm đó, đây chỉ là niềm ước ao của chàng trai trẻ bị chia cắt với người yêu, trong nhớ nhung, mộng tưởng nhưng lại thể hiện sự già dặn, sâu sắc của chàng nhạc sĩ si tình Lê Uyên Phương ngay khi còn rất trẻ.

*

Những cuộc gặp gỡ vội vã rồi chia ly nhung nhớ, gần đó rồi xa đó. Miệng vừa cười, môi vừa chạm đã phải xa xôi. Mặc cho “đời ngăn cách nhau hoài”, họ vẫn yêu nhau dù phải chịu cảnh “yêu nhau trong lo âu”, bởi đôi tình nhân không thể biết được rằng sớm mai đây, ngày mới sẽ là một ngày bình an hay là bất an…

Vừa hoa nở tươi môiTình nhân đã xa xôiÐời ngăn cách nhau hoàiMột lần thôi đã không thôi

Yêu nhau trong lo âuBiết bao lần tha thiết nhớ mongLá hoa rừng mau xóa đường quay về…

Tạm biệt người yêu để quay về, nhưng chân không muốn bước, lòng không muốn về, vẫn tha thiết nhớ mong. Trong phút chốc, người nghệ sĩ đó chỉ mong rằng “lá hoa rừng mau xóa đường quay về”, để kẻ si tình được quay trở lại nơi con tim muốn ở.

Rồi khi về đến với căn phòng với 4 bức tường cô đơn và lạnh lẽo, khi chỉ còn lại một mình đối diện với khoảnh khắc đêm tàn ngày lên, với cảnh đêm tịch mịch như thể mở huyệt sâu để chôn trọn được thân người trong nỗi u buồn cô đơn vô tận, nghe lòng tê tái và cảm giác như vì sao duy nhất cũng vụt tắt mất rồi:

Màn đêm mở huyệt sâuMộng đầu xin dài lâuMột vì sao lạ rơi, nghe hồn tê táitrên dòng hương khói bay…

Trong nhạc của Lê Uyên Phương, hơn một lần ông nhắc về cái chếƭ. Ở thời đại của ông, người ta sống trong lo âu và đối diện với cái chế t thường trực. Và nếu có được nhau thì họ đều đã sống rất vội vã, sống trọn vẹn bên nhau, bởi vì có thể ngày mai, hay là sớm hơn vài phút nữa, vài tiếng đồng hồ nữa thôi là có thể không còn nhau được nữa.

Giấc mơ xưa khăn phủ vành sôCó yêu nhau ngọt ngào tìm nhauᴄhết bên nhau thật là hồn nhiên!

Những lời ca giản dị của Lê Uyên Phương, vì đó, cho ta một cảm giác đắm say, ngây ngất, đồng thời lại chán chường rã rời kỳ lạ của tình yêu. Trong nhạc Lê Uyên Phương, như nhạc sĩ Cung Tiến đã từng nhận xét: “người ta thấy được nhiều đau đớn, nức nở. Không phải là niềm đau mê man, mà là niềm đau sáng suốt: Mở mắt thật lớn, ta nhìn nó đi thẳng vào tim ta đau nhói”.

Thật vậy, giọng ca của Lê Uyên não ruột, ma quái, hơn bất cứ người ca nữ nào khác. Giọng hát chân thật hầu như luôn luôn muốn vỡ tung ra thành tiếng khóc, tiếng nức nở dài ôm nặng những lời vĩnh biệt.

Đôi nghệ sĩ, đôi tình nhân, đôi vợ chồng Lê Uyên & Phương luôn được xem là một trường hợp rất đặc biệt và là có thể xem duy nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Trong hầu hết các sáng tác nổi tiếng nhất của mình, nhạc sĩ Lê Uyên Phương chỉ viết riêng cho cuộc tình của Lê Uyên & Phương, với những trăn trở, suy tư, và đam mê của chính họ.

Trong các văn bản, người ta thường ghi Lê Uyên Phương để nói về nhạc sĩ Lê Uyên Phương, và ghi Lê Uyên & Phương, hoặc Lê Uyên – Phương để nói về đôi vợ chồng nhạc sĩ Lê Uyên Phương và ca sĩ Lê Uyên.

*

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương tên thật là Lê Minh Lập, sinh năm 1941 tại Đà Lạt, cũng là nơi ông lớn lên và gắn bó phần lớn thời gian của cuộc đời khi còn ở trong nước, trước khi rời Việt Nam năm 1979.

Xem thêm: Công Ty Home Credit Tuyển Dụng, Công Ty Tài Chính Tnhh Mtv Home Credit Việt Nam

Thân sinh của Lê Minh Lập là người họ Phan, quê gốc ở Quảng Nam nhưng đã bỏ nhà đi từ năm 9 tuổi và bị thất lạc mất cha mẹ. Mẹ của Lê Uyên Phương xuất thân từ dòng dõi vua chúa, tên thật là Công Tôn Nữ Phương Nghi, tức công chúa Phương Nghi, con gái thứ chín của vua Thành Thái.

*

Ngược lại hoàn toàn với chàng nhạc sĩ, cũng là “ông giáo” Lê Uyên Phương dù dòng dõi vua nhưng nghèo khó, thì tiểu thư Lâm Phúc Anh (ca sĩ Lê Uyên) là con gái trong một gia đình thương nhân gốc Hoa giàu có. Cha Lê Uyên là người gốc Hải Nam, mẹ là người gốc Triều Châu. Mẹ của cô là vợ thứ năm trong số 9 người vợ của cha cô.

Cuộc tình định mệnh của ông giáo Lê Minh Lập (nhạc sĩ Lê Uyên Phương) và cô nữ sinh Lâm Phúc Anh bắt đầu vào năm 1967.

*

Năm đó, Lâm Phúc Anh chừng 15 tuổi được cha mẹ gửi lên Đà Lạt để theo học tại trường Virgo Maria, ngôi trường Tây chỉ dành cho con nhà giàu có, quý tộc. Tình cờ ngôi nhà số 18 đường Võ Tánh (này là đường Bùi Thị Xuân – Đà Lạ) mà Lâm Phúc Anh ở lại nằm ngay gần nhà của Lê Uyên Phương, chỉ cách có một căn. Sau này, ca sĩ Lê Uyên kể lại:

“Tôi ở căn nhà số 18 còn anh Phương ở số nhà 22. Tôi lúc đó có vô số người theo, ngày đó anh Phương cũng có vô số người con gái theo, toàn là mỹ nhân đẹp nhất Đà Lạt. Phần anh, anh không chọn ai bởi vì anh hiểu rõ mình đang mang tật bệnh, lại không có tiền, lỡ chăng mất sớm thì anh không muốn ai phải khổ vì mình”.

*

Tuy nhiên, trời xui đất khiến, cô gái mới lớn Lâm Phúc Anh lại trúng tiếng sét ái tình với chàng công tử nhà nghèo ngay lần đầu nhìn thấy nhau:

“Một hôm tôi nhớ mình mặc chiếc áo dài để ra đường, tôi cảm thấy sợ sợ khi có một anh chàng dõi theo mình đi. Chợt anh chàng đó đứng dậy và nhẹ nhàng nói “Chào cô!”, lúc đó tim tôi muốn ngừng đập. Tiếng sét ái tình bỗng vang lên khi tôi nhìn vào mắt anh, cảm giác quen thuộc như mình đã từng biết nhau lâu lắm. Đúng là định mệnh, dù từ trước đến nay chúng tôi chưa bao giờ xao xuyến trước một người nào, nhưng khi nhìn thấy nhau, chúng tôi yêu nhau ngay từ lần đầu gặp mặt. Tôi như ᴄhết lặng trước mọi thứ diễn ra xung quanh mình, miệng tôi không thể thốt lên dù chỉ một từ mà lặng lẽ bước đi”.

Sau lần gặp gỡ “ngang qua” đó, Lê Uyên được bạn mời đi xem ca nhạc tại Hội quán Thanh Niên. Tại buổi diễn, Lê Uyên ngỡ ngàng khi thấy anh chàng hàng xóm đang kéo violon trên sân khấu rất thuần thục và xuất sắc. Chính lần gặp thứ hai này đã đánh gục trái tim cô tiểu thư. Không chỉ Lê Uyên mà cả chàng thanh niên 26 tuổi Lê Uyên Phương cũng nhanh chóng bị rung động bởi cô thiếu nữ xinh đẹp, cũng là người hàng xóm mới.

*

Tuy nhiên, hai người yêu nhau chưa bao lâu thì bố mẹ Lê Uyên biết chuyện và ra sức ngăn cấm. Đứng ở vị trí người làm cha làm mẹ, cha mẹ Lê Uyên cảm thấy không thể chấp nhận được việc cô con gái mới chỉ chưa tròn 16 tuổi còn ngây thơ, trong trắng, lại bị “quyến rũ” bởi một thầy giáo nghèo, tay trắng và lớn hơn cô đến 11 tuổi. Sau nhiều ngăn cản, cấm đoán mà không chia cắt được đôi tình nhân, cha mẹ Lê Uyên quyết định đưa con gái về Sài Gòn giam lỏng. Tuy nhiên, tình yêu của cặp đôi đã quá nồng đậm không dễ gì buông bỏ. Cứ mỗi cuối tuần, Lê Uyên Phương lại bắt xe đò về Sài Gòn để thăm người yêu.

Mặc cho cha mẹ ngăn cấm, Lê Uyên bất chấp mọi thứ để bảo vệ tình yêu của mình, không chỉ lén lút gặp gỡ, cô còn ép cha mẹ đồng ý bắt nhiều cách như uống thuốc nɡủ khiến gia đình phải đưa đi ᴄấp ᴄứᴜ, bỏ nhà đi theo Lê Uyên Phương lên Bảo Lộc sống cùng nhau cả tuần. Lê Uyên đã làm những việc có thể xem là quyết liệt nhất, kinh khủng nhất, và cũng dại dột nhất, nhưng mẹ cô vẫn một mực ngăn cấm. Trước tình hình đó, Lê Uyên đành chọn cách xuống nước năn nỉ cha nhờ ông thuyết phục mẹ. Cuối cùng, cha mẹ Lê Uyên đành chấp nhận tác thành cho cuộc hôn nhân của họ.

Lê Uyên kể: “Tôi sung sướng thông báo với anh về Sài Gòn làm lễ cưới ngay. Anh đi mượn tiền, đủ để sắm hai cái nhẫn cưới nhỏ, tức tốc về Sài Gòn. Cưới xong, chúng tôi quay lại Đà Lạt”.

*

Có thể khẳng định, âm nhạc Lê Uyên Phương khác biệt với tất cả các thể loại nhạc khác của âm nhạc Việt Nam trước đó, ngay tại thời điểm nó ra đời, và cho đến tận sau này cũng hiếm có thứ nhạc nào mang nhiều chất men say nồng nàn và khắc khoải mãnh liệt đến như vậy. Nhạc sĩ Phạm Duy từng nói rằng Lê Uyên Phương chắc hẳn là một tín đồ của chủ nghĩa hiện sinh, nên dù sáng tác những ca khúc đậm chất cá nhân, riêng tư, vừa mê đắm, cuồng say, vừa “chất ngất” âu lo, sầu muộn, nhưng cũng là tiếng kêu than của cả một thế hệ trước thời cuộc.

*

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương có sáng tác đầu tay vào năm 1960 khi mới 19 tuổi tại Pleiku là bài Buồn Đến Bao Giờ. Tuy nhiên, cho đến gần 10 năm sau, tức cuối thập niên 1960, cái Lê Uyên Phương vẫn là một tên tuổi hầu như vô danh trong làng nhạc Việt dù khi đó Lê Uyên Phương đã có rất nhiều ca khúc viết cho Lê Uyên & Phương mà sau đó đều trở thành bất hủ, tiêu biểu là Dạ Khúc Cho Tình Nhân, Lời Gọi Chân Mây, Vũng Lầy Của Chúng Ta, Tình Khúc Cho Em, Cho Lần Cuối, Hãy Ngồi Xuống Đây, Uống Nước Bên Bờ Suối…

Đầu năm 1970, nhà thơ Đỗ Quý Toàn, vị huynh trưởng trong phong trào hướng đạo sinh tại Việt Nam, trong một lần từ Sài Gòn lên Đà Lạt tham gia hội họp với các nhóm hướng đạo sinh Đà Lạt đã tình cờ được người quen của nhạc sĩ Lê Uyên Phương cho nghe một băng nhạc tự thu của ông tại nhà. Bất ngờ với thứ âm nhạc đặc biệt của Lê Uyên Phương, Đỗ Quý Toàn ngỏ ý muốn gặp mặt và tìm cách giúp đỡ Lê Uyên & Phương.

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán ngay sau đó, cặp đôi Lê Uyên & Phương đã xuống Sài Gòn và được nhà thơ Đỗ Quý Toàn giới thiệu đến gặp nhà báo Đỗ Ngọc Yến, một người hoạt động tích cực trong các phong trào văn hoá văn nghệ của sinh viên. Ông Đỗ Ngọc Yến sau đó đã sắp xếp cho cặp đôi Lê Uyên & Phương biểu diễn trong chương trình văn nghệ sinh viên được tổ chức tại Trường Quốc Gia Âm nhạc và Kịch nghệ. Cũng chính từ lần biểu diễn này, sau cuộc gặp gỡ với phóng viên báo chí, hai cái tên Lê Uyên & Phương chính thức ra mắt làng nhạc Sài Gòn.

*

Trong vòng 19 ngày có mặt tại Sài Gòn, Lê Uyên & Phương liên tục được mời biểu diễn cho sinh viên các trường Văn Khoa, Sư Phạm, Y Khoa, Luật Khoa, biểu diễn cho Đài truyền hình và cả quán cafe Nai Vàng của nhạc sĩ Cung Tiến. Thành công đột ngột và vang dội của cặp đôi nghệ sĩ có lẽ là điều cả hai chưa từng tưởng tượng đến trước đó.

Âm nhạc Lê Uyên Phương giống như một mồi lửa bén, khác lạ và mới mẻ, đốt cháy các sân khấu âm nhạc Sài Gòn, thu hút gần như mọi sự chú ý của công chúng yêu nhạc và cả giới văn nghệ sĩ.

*

Sau thành công ở các sân khấu sinh viên, cáp đôi Lê Uyên & Phương liên tiếp nhận được lời mời biểu diễn và ký kết hợp đồng với 5 phòng trà khác nhau ở Sài Gòn, với mức thù lao cao chất ngất trong vòng 4 năm. Một đêm diễn phòng trà (hát 3 bài) như vậy cặp đôi được trả thù lao là 5000 đồng, bằng lương giáo viên 1 tháng của Lê Uyên Phương.

*

Năm 1970, nhạc sĩ Lê Uyên Phương phát hành 2 tập nhạc là Khi Loài Thú Xa Nhau và Yêu Nhau Khi Còn Thơ với lời giới thiệu của nhạc sĩ Cung Tiến như sau:

“Chỉ một lần nghe, ta cũng có thể cảm thấy ngay đó là những khúc ca được sáng tác với cảm hứng âm nhạc đích thực, nhưng đó là một cảm giác không làm dáng và cũng không làm ra quá đáng, mà độ lượng, như là cố ý cầm lại vừa với tầm ngậm ngùi, ngao ngán của kiếp sống… 

Tiếng nói mới đó, những “chansons de sanglot” đó, không biểu tỏ gì khác hơn là hạnh phúc ái tình giống như một hòn đảo mịt mù sương trong cơn giông thời đại. Bởi vậy mà ta nghe thấy nhiều đau đớn, nhiều nức nở đến thế. Chẳng phải là niềm đau mê man, mà là niềm đau sáng suốt: mắt mở thật lớn, ta nhìn nó đi thẳng vào tim ta đau nhói. Đó là tại sao những melodies đau đớn của PHƯƠNG – nơi ta có lẽ đã bắt lại được một machochisme huy hoàng – luôn luôn ở mode majeur. Cái “buồn majeur” là cái buồn sâu thẳm nhất trong âm nhạc có chủ âm. Và đó chính là “thú đau thương” đơn và thuần vậy…”

*

Năm 1979, cặp đôi Lê Uyên & Phương di cư đến Mỹ. Sau khi ổn định cuộc sống, họ tiếp tục cống hiến trên sân khấu âm nhạc hải ngoại. Nhạc sĩ Lê Uyên Phương cũng sáng tác thêm nhiều ca khúc khác. Giữa thập niên 1980, từ những lần trả lời phỏng vấn và cả tâm sự trên sân khấu âm nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương sau đó, khán giả đều hiểu rằng cuộc hôn nhân của họ đã tan vỡ sau hơn 15 năm chung sống, có 2 người con gái tên là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My.

Click để xem liveshow Lê Uyên Phương năm 1990 và lời tâm sự của Lê Uyên Phương

Trong một đêm diễn ở phòng trà Phương Đông năm 1990, chính nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã trực tiếp xác nhận rằng hôn nhân của Lê Uyên & Phương đã tan vỡ như sau:

“Kính thưa quý vị. Không biết cái điều sau đây là 1 sự tình cờ, là định mệnh, hay là sự thấu thị trong nghệ thuật, mà những điều chúng tôi viết cách đây 20 năm trong những bài tình ca, 20 năm sau những sự kiện đó xảy ra y như thật.

Tất cả những ca khúc viết cách đây 20 năm trong thời kỳ tràn trề hạnh phúc thì chỉ nói lên những điều chia cách và báo hiệu những điều không tốt đẹp trong đời sống tình cảm của chúng tôi. Thì tới lúc này những điều đó đã xảy ra”.

*

Tuy nhiên trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí trong nước thời gian gần đây, ca sĩ Lê Uyên khẳng định tình cảm của họ chưa bao giờ tan vỡ, luôn một lòng một dạ yêu thương nhau cho tới giờ phút cuối cùng. Nguyên văn đoạn trả lời của ca sĩ Lê Uyên như sau:

“Cho đến ngày anh qua đời, tôi và anh vẫn một lòng một dạ yêu thương nhau, chưa từng mang cho nhau một thương tổn gì, chưa từng để cho một người thứ 3 chen vào. 

Sang Mỹ, anh sống những ngày rất rỗng, rất sốc và nhớ Đà Lạt. Anh gần như mất hết cảm hứng sáng tác. Thương anh, tôi mở một quán nhạc để chúng tôi đàn hát lại, thỏa đam mê mỗi tối. Và rồi một hôm, khi chuẩn bị dọn dẹp quán sau buổi diễn, có một băng giang hồ gây lộn và bắп nhau ngay trong quán tôi. Đứa con nhỏ của tôi đang đứng ngay ở cửa. Tôi biết rằng, đạп có thể bay vào người con tôi bất cứ lúc nào. Thế là tôi, bằng bản năng của một người mẹ, xông ra đưa con vào trong. Một viêп đạп đã trúng vào tôi, thủпɡ ruột. Tôi được cứu sống. Nhưng phải mổ lấy viên đạп và phải điều trị rất lâu. Tôi phải nghỉ hát trong nhiều năm liền. Những khi đó, anh vẫn ở bên cạnh chăm sóc, lo lắng, yêu thương như bao năm anh đã yêu. 

Có lẽ vì lý do vắng bóng đó, mà những tin đồn tan vỡ mọc lên. Hôn nhân chúng tôi chưa bao giờ tan vỡ.” 

*

Tuy nhiên, dựa trên những lời đồn đoán và cả những tâm sự của nhạc sĩ Lê Uyên Phương thì có thể hiểu rằng, mối quan hệ của cặp đôi Lê Uyên & Phương từ tình yêu đã chuyển thành tình bạn, tình thân. Thứ tình thân quý giá và hiếm hoi giữa những người từng yêu nhau, như lời chia sẻ của nhạc sĩ Lê Uyên Phương trong bài trả lời phỏng vấn của Trường Kỳ thực hiện vào năm 1998 tại nhà riêng của Lê Uyên Phương, trước khi ông qua đời chỉ 1 năm. Khi được hỏi về tình cảm của hai người sau khi đổ vỡ hôn nhân, nhạc sĩ Lê Uyên Phương khẳng định:

“Không có ai thân với bà như tôi với bà ấy hết. Bà ấy cũng không coi ai thân trong đời bà ấy như đối với tôi. Không có chuyện gì mà bà Uyên không hỏi tôi hết. Nhưng hai đứa tôi hoàn toàn trong sạch một cách kinh khủng. Như một người bạn, hoàn toàn bạn một trăm phần trăm. Nhưng mà chia sẻ là chia sẻ perfect, trừ một vấn đề là thể xác không chia sẻ. Còn mọi thứ tôi đều sẵn sàng chia sẻ với bà ấy hết”.