Đánh bòng chuyền bằng ghế nhựa tại cửa lò

-
Video Thời sự Tôi viết Thế giới Văn hóa Giải trí Thể thao Đời sống Tài chính - Kinh doanh Giới trẻ Giáo dục Công nghệ Game Sức khỏe Xe Thời trang trẻ Bạn đọc Bạn cần biết
Video Thời sự Thế giới Tài chính - Kinh doanh Đời sống Văn hóa Giải trí Giới trẻ Giáo dục Thể thao Sức khỏe Công nghệ Xe Game Thời trang trẻ Bạn đọc

Những ngày qua, người dân từ nông thôn đến thành thị ở Quảng Bình sôi sục với 3 kỳ nhân lạ mặt đến từ các tỉnh miền Nam có tài đánh bóng chuyền, nhất là đánh bằng ghế, tạo ra những trận đấu vô tiền khoáng hậu.

Bạn đang xem: Đánh bòng chuyền bằng ghế nhựa tại cửa lò


*

Rong ruổi giang hồ

Sau mỗi trận thắng độ, thu được tiền, ai cũng nghĩ họ sống sung túc nhưng thực tế, cuộc sống nay đây mai đó, phiêu lưu, các kỳ thủ chuyền độ đối mặt với không ít thách thức.


Nhóm của Tạ có 4 người, ngoài 3 cầu thủ là Tạ, Hai Phi người An Giang và Tư Tài người Tây Ninh còn có 1 người nữa tên Trinh làm “săn sóc viên”. Nghe đâu, Phi là tay đánh bóng chuyền độ nổi tiếng ở miền Tây, ai gặp Phi đều phải né. Nay Phi 32 tuổi nhưng đã gần 20 năm lang bạt chuyền độ. Còn thành tích Tài (23 tuổi) cũng không vừa khi nay đây mai đó lúc mười mấy tuổi. Họ gặp nhau, kết nghĩa và lập nhóm đi đánh độ. Có năng khiếu bóng chuyền nhưng vì hạn chế chiều cao nên họ không thể đầu quân cho các đội tuyển. Tiền chung độ không phải của người vào sân mà là của dân giang hồ, có máu mặt góp lại; người đến xem không ít dân “anh chị” nghiện ngập. “Mình là người lạ đến nên gần như cái gì cũng phải nhún nhịn họ, có nhiều chỗ đánh xong là tụi em rút nhanh chóng chứ đâu có dám nán lại. Cũng nhiều lúc bị mất luôn cả tiền cọc, đánh xong tới trọng tài hỏi thì người ta bảo phe kia giật lấy hết rồi, thành ra tay trắng”-Trinh kể.

Xem thêm: (Tiếng Việt) Bảo Tàng Gốm Sứ Mậu Dịch Hội An, Bảo Tàng Gốm Sứ Mậu Dịch Hội An

Ví như ở thị trấn Hoàn Lào (H.Bố Trạch), sau khi Tài thắng 1 “xê” 1 chấp 2 (Tài đánh với 2 người), dân “cộm cán” ở đó tiếp tục góp tiền, độ tiếp kèo với điều kiện có lợi cho họ. Tài buộc phải vào sân theo yêu cầu của họ; lúc này, nhóm Tài xác định đánh xong “xê” này, ăn thua gì cũng rút. Những tưởng mọi chuyện sẽ kết thúc sau trận đánh, nhóm Tài nhanh chóng ra xe để về thì bị đám kia chặn lại yêu cầu đánh tiếp. Không đánh không về được, Tài và Phi lại vào sân, bên kia là 4 cầu thủ “cao kều”. Một lần nữa, Tài và Phi thắng trong trận chiến không cân sức; hết lực, bên kia để nhóm Tài ra về nhưng tiền độ thì bị xà xẻo gần hết. Tôi hỏi: “Bao nhiêu năm đánh độ, mỗi người tích cóp được bao nhiêu rồi?”. Tạ cười vô tư bảo: “Có nhiêu đâu anh, đánh về được mấy rồi cũng tiêu hết à. Rồi khi nhà vào vụ lại phải về làm công nữa”.

Trinh chia sẻ: “Ở TP.HCM lâu ngày mà anh em không có dịp gặp nhau, không so kè lại thấy nhớ. Vậy là góp mỗi người chừng trăm ngàn đồng rồi tổ chức giải “ba ba”, tức là hội của những nhóm đánh ba. Như thế anh em có dịp rèn nhau kẻo xuống phong độ”.

4 người tay không cả gan lang bạt kỳ hồ nơi xa lạ, lạc vào những chốn “yêng hùng”, họ luôn nghĩ, thể thao sẽ cảm hóa.

Tại Đồng Hới, họ ở khu “ma cao” P.Hải Đình mấy ngày, đánh mấy trận khiến cho người trong khu mê muội. Xem thích quá, một số Chi nhánh ngân hàng ở Đồng Hới còn đánh tiếng mời các hảo thủ về đầu quân đi đánh để quảng bá thương hiệu.

Khi lên tàu vào lại miền Nam, Tạ nói vui: “Tụi em phải về thôi, về để cho bà con còn làm việc”. Hành trang của họ đơn giản với ba lô nhỏ xíu trên vai, đời lữ khách chỉ có vậy.