Độ f đổi ra độ c

-

Có lẽ trong các chương trình dự báo thời tiết mọi người đã nghe thấy biên tập viên nhắc đến rất nhiều từ: “độ F”. Tuy nhiên, hầu hết mọi người khi được hỏi đến độ F là gì? và cách đổi độ F ra độ C lại đều không thể đưa ra câu trả lời. Vậy nếu bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Độ f đổi ra độ c

*

Đổi đơn vị đo nhiệt độ F sang độ C như thế nào?


Độ F là gì?

Độ F là một đơn vị dùng để đo nhiệt độ, kí hiệu là oF. Trong tiếng Anh người ta đọc độ F là Fahrenheit. Sở dĩ có tên gọi này là bởi nó được đặt theo tên của nhà Vật lý Daniel Gabriel Fahrenheit, người Đức (1686-1736).

*

Độ F là gì?

Đơn vị này là một thang dùng để đo nhiệt độ nhiệt động lực học, với điểm đóng băng của nước là 32 độ F và có điểm sôi là 212 độ F (trong môi trường áp suất khí quyển tiêu chuẩn). Mức này sẽ khiến điểm sôi và điểm đóng băng của nước chênh lệch nhau đúng 180 độ. Vì vậy 1 độ Fahrenheit là 1/180 khoảng nhiệt độ từ điểm đóng băng đến lúc sôi của nước. Giá trị không tuyệt đối được xác định đó là -459,67 độ F.

Chênh lệch nhiệt độ của 1 độ F sẽ tương đương với mức là 0,556 °C.

Độ F đã được ứng dụng rất rộng rãi và phổ biến trong lĩnh vực thời tiết, y tế, công nghiệp,… Mãi đến những năm 1960 thì Chính phủ đã bắt đầu đưa độ C vào kế hoạch chuẩn hóa hệ đo lường. Tuy độ F không còn phổ biến như trước nhưng nó vẫn được Mỹ và một số quốc gia khác sử dụng. Ở Mỹ, độ F được chấp nhận là chuẩn cho mục đích phi khoa học.

Độ C là gì?

*

Người đề ra đơn vị đo nhiệt độ Celsius

C là từ viết tắt của Celsius. Đây là đơn vị được dùng để đo nhiệt độ và đặt tên theo nhà thiên văn học Anders Celsius, người Thuỵ Điển. Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ, dựa vào trạng thái của nước với 100°C (bằng 212 độ F) là nước sôi và 0 °C là nước đá sẽ đông ở khí áp tiêu biểu tại (Standard Atmosphere) vào năm 1742 (bằng 32 độ F). Hai năm sau đó thì nhà khoa học Carolus Linnaeus đã đảo ngược hệ thống đó, lấy 0 độ C là nước đá hoá đông và 100 độ C là nước sôi. Ngày nay thì độ C là một trong những đơn vị đo được chuẩn hoá và sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Đơn vị đo độ C này được sử dụng rất nhiều trong các ngành từ y tế, khoa học cho đến đời sống, công nghiệp,…

Vậy lý do nào khiến độ C được dùng phổ biến?

*

Sự chênh lệch về số quốc gia sử dụng đơn vị đo độ F và độ C

Lý do duy nhất đó là sự tiện dụng của nó khi quy đổi và sử dụng. Ta có thể thấy, khái niệm của độ C rất đơn giản: 0 độ C là nước sẽ đóng đá, 100 độ C thì nước sôi. Bên cạnh đó, thang đo nhiệt độ từ số 0 đến 100 vừa dễ nhớ vừa có độ chính xác cao tuyến tính trong quá trình đo nhiệt độ. Vì vậy mà độ C được sử dụng là một đơn vị đo quốc tế.

Đổi độ F ra độ C như thế nào?

Trong nhiều trường hợp bạn sẽ cần chuyển đổi độ F ra độ C để giúp cho việc tính toán hay đo đạc trở nên thuận tiện và đơn giản hơn. Nếu bạn muốn 1 độ F bằng bao nhiêu độ C và ngược lại thì hãy áp dụng công thức dưới đây:

Chuyển đổi bằng công thức:

*

Công thức quy đổi giữa độ F và độ C

Công thức đổi độ C sang độ F

oF = (oC x 1,8) + 32

Với công thức này bạn chỉ cần thay đổi giá trị nhiệt độ tính theo độ C vào công thức trên và thực hiện phép tính là sẽ cho ra kết quả độ F.

Xem thêm: Tổng Hợp Những Câu Nói Khôn Khéo, Châm Ngôn 10 Bd2011

Ví dụ, nếu muốn biết 1oC bằng bao nhiêu oF, bạn hãy thực hiện phép tính như sau: 1 oC = ((1 x 1,8) + 32) o F = 33,8 oF.

Công thức đổi độ F sang độ C:

oC = (oF – 32)/1,8

Từ công thức này, chúng ta có thể suy ra 1 o F = (1 – 32)/1,8 = -17,22 oC.

Nhìn vào cả hai công thức trên bạn sẽ thấy dù chuyển đổi từ độ C sang độ F hay ngược lại thì luôn xuất hiện con số 32. 

Với công thức trên bạn đã có thể chuyển đổi nhiệt độ từ đơn vị C sang đơn vị F rất đơn giản.

Bảng chuyển đổi nhiệt độ từ F sang C

*

Chuyển đổi đơn vị F sang C bằng bảng quy đổi

Bên cạnh cách quy đổi nhiệt độ F sang C thì bạn còn có thẻ sử dụng cách đơn giản hơn đó là sử dụng bảng chuyển đổi. Với bảng này các bạn chỉ cần nhìn vào nhiệt độ của dòng F đang cần chuyển đổi sang độ C và tra cứu. Để quy đổi từ Độ C sang độ F thì cũng thực hiện tương tự như vậy.

Ví dụ: 90 độ F bằng bao nhiêu độ C?

Sau khi nhìn vào bảng và tra cứu thì bạn có thể dễ dàng thấy 90 oF = 32.2 oC

Sử dụng Google để chuyển đổi

Trong tất cả các cách đổi độ F ra độ C thì sử dụng Google (đổi độ F sang độ C online) là cách mà nhiều người dùng nhất. Bởi chỉ với những thao tác đơn giản thì bạn đã có ngay kết quả chỉ trong 1 giây. Đây là cách chuyển đổi nhanh nhất và cũng chính xác nhất. Tất cả những gì bạn thực hiện chỉ là: Truy cập vào trình duyệt, sau đó di chuyển vào Google tìm kiếm. Tiếp theo bạn gõ: “1 độ F bằng bao nhiêu độ C?” là máy sẽ cho ra kết quả ngay lập tức. 

Ví dụ: Bạn hỏi 86 độ F bằng bao nhiêu độ C?

Thì Google sẽ trả kết quả ngay lập tức là: 86 oF = 30 oC

Hy vọng với tất cả những chia sẻ về cách quy đổi độ F ra độ C và ngược lại trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc đang cần tìm hiểu về các đơn vị đo nhiệt độ để giải bài tập đổi độ F sang độ C hay phục vụ cho công việc những kiến thức bổ ích.