Hình ảnh trò chơi dân gian việt nam

-

Từ lâu, những trò chơi dân gian Việt Nam đã trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống con người từ xa xưa đến hiện đại. Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được chính xác những trò chơi dân gian có từ bao giờ, do ai tạo ra, lấy cảm hứng từ đâu…

Trò chơi dân gian là gì?

Mỗi khi nghe đến các trò chơi dân gian là chúng ta lại nghĩ đến những trò chơi giải trí có xuất xứ từ rất lâu, chủ yếu được biết đến qua truyền miệng, phổ biến với mọi tầng lớp trong xã hội và đã trở nên quen thuộc với con người Việt Nam từ bao đời nay.

Bạn đang xem: Hình ảnh trò chơi dân gian việt nam


*
Trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến nhất

Mỗi khi một nhóm người trẻ tụ tập giao lưu thì việc tổ chức các trò chơi dân gian chính là cách đơn giản nhất góp phần tạo ra bầu không khí vui vẻ và thoải mái cho tất cả mọi người.

Ngoài việc tạo ra một sân chơi lành mạnh và bổ ích thì những trò chơi dân gian còn giúp chúng ta rèn luyện những kỹ năng sống vô cùng thiết thực (điển hình như sự khéo léo, nhanh tay, lẹ mắt, giữ thăng bằng…).

Nhằm giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc tham khảo và lựa chọn những tiết mục giải trí phù hợp để sử dụng trong môi trường học tập, worldlinks.edu.vn đã tìm kiếm và sưu tầm đủ Top 100+ trò chơi dân gian Việt Nam. Hy vọng thông tin trong bài viết này sẽ mang lại cho mọi người những buổi sinh hoạt ngoại khóa vô cùng bổ ích và vui vẻ.

Top 50 Trò chơi dân gian phổ biến nhất

1. Trò chơi dân gian Cướp cờ


*
Tìm hiểu về trò chơi dân gian cướp cờ

1.1. Nguồn gốc của trò chơi dân gian cướp cờ

Cướp cờ là trò chơi mang tính đồng đội rất phổ biến, nhất là với các thế hệ 8x và đầu 9x. Trò chơi dân gian này thường được sử dụng khi tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiếu nhi tập thể ở thôn, xóm, xã, phường… giúp tạo không khí vui vẻ và đoàn kết mọi người trong tập thể lại với nhau rất hiệu quả.

Nguồn gốc thực sự của trò cướp cờ đến giờ vẫn còn là ẩn số. Tương tự như những trò chơi dân gian khác, mọi người hầu như chỉ biết đến nó qua con đường truyền miệng mà thôi.

1.2. Độ tuổi phù hợp để chơi cướp cờ

Trò cướp cờ vô cùng thông dụng, không phân biệt giới tính và phù hợp với mọi lứa tuổi khác nhau, từ các trẻ em mẫu giáo đến học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3, thậm chí là các bạn sinh viên vẫn có thể tham gia chơi rất vui vẻ.

1.3. Số lượng người chơi cướp cờ

Vì là trò chơi tập thể nên cướp cờ không bị giới hạn số lượng người chơi, nhưng cần có tổng số chẵn để chia thành 2 đội chơi với nhau. Thường 1 đội sẽ có từ 5 người trở lên.

1.4. Nên chơi cướp cờ ở đâu?

Muốn chơi cướp cờ, mọi người cần chuẩn bị một không gian rộng rãi và bằng phẳng, không có các chướng ngại vật cản đường, không có các vật dụng có thể gây nguy hiểm xung quanh và không có xe cộ di chuyển qua lại. Thông thường, người ta sẽ sử dụng sân trường hoặc sân tập thể dục để tổ chức chơi trò chơi.

1.5. Chuẩn bị dụng cụ để chơi cướp cờ

Cờ: hoặc có thể sử dụng khăn tay, lá cờ, cành cây, thú nhồi bông nhỏ…

Phấn vẽ: hoặc có thể sử dụng bất kỳ cái gì khác dùng để vẽ trên sân chơi. Cụ thể:

Giữa sân chơi vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 20 – 25 cm. Ở giữa vòng tròn, chúng ta sẽ đặt vật dùng để làm cờ.Ở mỗi đầu sân, chúng ta sẽ kẻ 2 đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua vòng tròn, cách vòng tròn khoảng 6 đến 7m. Đây cũng chính là vị trí xuất phát lẫn vạch đích của mỗi đội.

Quản trò: người điều hành trò chơi.

1.6. Luật chơi trò cướp cờ


*
Luật chơi trò cướp cờ
Đầu tiên, quản trò sẽ chia tập thể tham gia trò chơi thành hai đội có số lượng bằng nhau, và mọi người sẽ đứng hàng ngang tính từ vạch xuất phát bên phía đội của mình. Tiếp đó sẽ đếm theo số thứ tự từ 1, 2, 3, 4, 5… Các bạn cần phải ghi nhớ số của mình.Khi quản trò gọi tới số nào thì người mang số đó của cả hai đội phải nhanh chóng chạy đến vòng tròn để cướp cờ.Khi quản trò gọi số nào về thì những người mang số đó phải quay về.Cùng một lúc, quản trò có thể gọi nhiều số khác nhau.Khi đang cầm cờ mà bị đối thủ vỗ vào người thì sẽ được tính là thua 1 lượt.Khi lấy được cờ phải chạy ngay về vạch xuất phát của đội mình và tránh sao cho không bị người đội bạn vỗ vào người thì thắng 1 lượt.Nếu đang cầm cờ mà cảm thấy có nguy cơ bị đối thủ vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua lượt.Người chơi số nào chỉ được vỗ đúng số đó, không được vỗ số khác. Nếu đang cầm cờ mà bị người số khác của đội bạn vỗ vào người thì không bị tính là thua lượt.Số nào bị thua (xem như “đã chết”) thì quản trò sẽ không gọi số đó ra chơi nữa.Không được phép ôm, ghì, giữ thành viên đối thủ để cho đồng đội cướp cờ.Vì trong suốt quá trình chơi, mọi người sẽ di chuyển liên tục nên cần phải lựa chọn sân chơi thật phù hợp để hạn chế các nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.Không được cướp cờ đã rơi ra khỏi vòng tròn, chỉ được cướp cờ còn nằm trong vòng tròn.Khoảng cách vị trí đặt cờ đến hai đội phải bằng nhau.Cả hai đội cần thống nhất luật chơi trước khi bắt đầu chơi: số lượt chơi, cách tính điểm, hình phạt…

1.7. Cách chơi trò cướp cờ


*
Cách chơi trò cướp cờ
Đầu tiên, mọi người sẽ tự chọn hoặc oẳn tù xì để chia làm 2 đội.Hai đội xếp thành hàng ngang, đứng đối diện và cách nhau ít nhất 15m.Cờ sẽ đặt ở giữa 2 đội.Mỗi thành viên trong đội sẽ có số thứ tự khác nhau, và 2 người đứng đối diện nhau của cả 2 đội sẽ có cùng một số thứ tự.Khi người quản trò hô to số thứ tự nào thì những người chơi mang số thứ tự đó sẽ chạy thật nhanh đến vị trí cắm cờ.Tiếp đến, tận dụng lúc người chơi đội bạn sơ hở để cướp cờ rồi chạy thật nhanh về ranh giới đội mình để lấy 1 điểm.Nhưng nếu cướp được cờ mà chưa kịp chạy qua vạch đích để quay về đội mình mà bị người bên đội đối phương rượt theo chạm vào người thì sẽ không được tính điểm mà điểm đó sẽ thuộc về đội bên kia.Sau khi xong một lượt sẽ mang cờ đặt vào vị trí cũ để chơi tiếp cho đến khi hết số lượt chơi quy định (thông thường số lượt chơi sẽ tương ứng với số lượng thành viên trong một đội). Kết thúc lượt chơi cuối cùng, đội nào chiếm được nhiều điểm hơn thì sẽ chiến thắng. Nếu muốn thì mọi người có thể chơi lại thêm một lần nữa để phân thắng bại.Hình phạt cho đội thua là phải cõng đội thắng đi một vòng quanh sân, hoặc phải làm theo yêu cầu của đội thắng cuộc (được thỏa thuận trước khi chơi).

1.8. Ý nghĩa của trò chơi cướp cờ


*
Ý nghĩa của trò chơi cướp cờ

Trò cướp cờ sẽ giúp rèn luyện cho người chơi khả năng tập trung, sự khéo léo trong di chuyển để “đánh lừa” đối phương nhằm cướp được cờ và phải phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội với nhau.

Trò chơi dân gian cướp cờ được đánh giá là một phương pháp giúp tăng cường tinh thần đoàn kết trong một tập thể vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp cho trẻ rèn luyện khả năng vận động, xây dựng tinh thần đoàn kết và gắn kết tình bạn tốt đẹp. Do đó sẽ thật tuyệt vời nếu người lớn có thể tạo điều kiện cho trẻ em chơi những trò chơi dân gian bổ ích dành cho tập thể như cướp cờ.

2. Trò chơi dân gian Thả chó


*
Tìm hiểu về trò chơi dân gian thả chó

2.1. Nguồn gốc của trò chơi dân gian thả chó

Trong số các trò chơi dân gian Việt Nam, trò thả chó có khá ít người biết đến. Đây cũng là một trò chơi cổ truyền vô cùng thú vị. Nó giúp người chơi phát triển khả năng vận động và tư duy, đồng thời đem lại bầu không khí vui vẻ và sôi động cho tất cả mọi người.

2.2. Độ tuổi phù hợp để chơi thả chó

Thả chó là một trò chơi dân gian không phân biệt giới tính, phù hợp với mọi lứa tuổi khác nhau.

2.3. Số lượng người chơi thả chó

Trò chơi thả chó không giới hạn số lượng người chơi. Khi tham gia trò chơi, mỗi người sẽ đứng ở 1 vai trò khác nhau.

2.4. Nên chơi thả chó ở đâu

Khi chơi thả chó, mọi người cần di chuyển liên tục nên cần không gian sân chơi rộng rãi, bằng phẳng, không chứa các vật thể gây nguy hiểm nếu chẳng may vấp té.

2.5. Chuẩn bị dụng cụ để chơi thả chó

Không cần sử dụng dụng cụ để chơi trò chơi dân gian thả chó.

2.6. Luật chơi trò thả chó


*
Các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum người, 2 tay chéo nhau và đặt lên lỗ tai

Danh sách phân vai khi chơi trò thả chó:

Một bạn đóng vai “ông chủ”.Một bạn đóng vai “chú chó”.Tất cả các bạn còn lại đóng vai “thỏ con”.

Khi chơi cần chú ý:

Khi thấy chú chó xuất hiện thì sau khi tìm được vật cần tìm, các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum người, 2 tay chéo nhau và đặt lên lỗ tai.Nếu đi về ở tư thế khum mà quên không chéo tay thì thỏ con sẽ bị chú chó bắt. Hoặc đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng phải thì sẽ thế vai cho bạn đang là chú chó.

2.7. Cách chơi trò thả chó

Khi chơi, bạn làm ông chủ sẽ xòe ngửa bàn tay phải, tất cả các bạn còn lại tập trung thành một vòng tròn xung quanh và lấy ngón trỏ tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ rồi cùng nhau hát bài:

“Ve ve chùm chùm,Cá bống nổi lửa,Ba con lửa chếp chôi,Ba con voi thượng đế,Ba con dế đi tìm,Ù a ù ịch.”

Nghe xong câu “ù a ù ịch” thì tất cả mọi người phải nhanh chóng rút ngón tay ra trước khi ông chủ bóp tay lại và túm được ngón tay của bạn.Bạn nào bị ông chủ nắm được ngón tay sẽ phải đóng vai chú chó, các bạn còn lại sẽ làm thỏ con.Ông chủ sẽ mô tả một vật dụng nào đó để cho thỏ con phải đi tìm. Sau khi ra đề được một lúc, ông chủ sẽ bắt đầu thả chó.Khi chú chó xuất hiện, các bạn thỏ cần nhanh chóng tìm ra rồi chạy thật nhanh đến chỗ vật ông chủ tả để chạm vào nó. Sau đó sẽ quay về chạm vào ông chủ trước khi bị chó bắt được.

2.8. Ý nghĩa của trò chơi thả chó

Trò chơi dân gian thả chó giúp các bạn trẻ rèn luyện khả năng vận động linh hoạt cùng tư duy nhanh nhạy, đồng thời mang lại tiếng cười sảng khoái cho tất cả mọi người tham gia. Đây là một trò chơi vô cùng phù hợp để áp dụng trong các buổi sinh hoạt tập thể.

3. Dung dăng dung dẻ


*
Tìm hiểu về trò chơi dân gian dung dăng dung dẻ

3.1. Nguồn gốc của trò chơi dân gian dung dăng dung dẻ

Hầu như không có thông tin nào về nguồn gốc xuất xứ của trò chơi dân gian dung dăng dung dẻ. Chỉ biết đây là một trò chơi vô cùng phổ biến trong các lễ hội truyền thống, đặc biệt là với những em nhỏ vùng nông thôn.

3.2. Độ tuổi phù hợp để chơi dung dăng dung dẻ

Là một trong những trò chơi dân gian Việt Nam nên dung dăng dung dẻ có thể dễ dàng được ứng dụng vào trong các trò chơi tập thể mà không cần phân biệt giới tính hay tuổi tác của người chơi.

3.3. Số lượng người chơi dung dăng dung dẻ

Để chơi dung dăng dung dẻ thì số lượng người chơi tối thiểu từ 5 – 10 người.

3.4. Nên chơi dung dăng dung dẻ ở đâu

Vì trò chơi dung dăng dung dẻ không đòi hỏi phải di chuyển quá nhiều nên có thể chơi được cả ở trong nhà lẫn ngoài sân.

3.5. Chuẩn bị dụng cụ để chơi dung dăng dung dẻ

Phấn vẽ: hoặc có thể sử dụng bất kỳ cái gì khác dùng để vẽ những vòng tròn trên sân chơi.

3.6. Luật chơi trò dung dăng dung dẻ

Sau 1 khoảng thời gian, bạn nào không kiếm được vòng để ngồi xuống thì sẽ bị xem là người thua.Hai bạn ngồi cùng 1 vòng, bạn nào ngồi xuống dưới trước chính là người chiến thắng.

3.7. Cách chơi trò dung dăng dung dẻ

Đầu tiên, quản trò sẽ vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn sẽ ít hơn số người tham gia trò chơi.Khi chơi, tất cả mọi người sẽ nắm áo bạn đứng trước để tạo thành một hàng dài. Sau đó sẽ cùng đi xung quanh các vòng tròn và cùng hát bài:

”Dung dăng dung dẻ,Dắt trẻ đi chơi, Đến cổng nhà trời, Gặp cậu gặp mợ, Cho cháu về quê, Cho dê đi học, Cho cóc ở nhà, Cho gà bới bếp,Xì xà xì xụp, Ngồi thụp xuống đây.”

Ngoài ra, trong dân gian cũng có lưu truyền một bài thơ khảo dị tương tự của trò dung dăng dung dẻ, cụ thể:

“Súc sắc súc sẻ,Dắt dế đi chơi.Đến ngõ nhà trời,Lạy cậu lạy mợ.Cho chó về quê,Cho dê đi học.Cho cóc ở nhà,Cho gà bới bếp.Xì xà xì xụp,Ngồi thụp xuống đây.”

Khi đọc hết bài thơ, tất cả người chơi sẽ buông nhau ra rồi nhanh chóng tìm một vòng tròn để ngồi xệp xuống.Vì số lượng vòng tròn ít hơn người chơi nên sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi, và bạn đó được tính là người thua cuộc.Quản trò sẽ tiếp tục xoá bớt vòng tròn và chơi lại các bước như trên. Và ta sẽ lại có thêm 1 bạn thua cuộc.Trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi chỉ còn lại 2 người mới kết thúc.

3.8. Ý nghĩa của trò chơi dung dăng dung dẻ

Chơi dung dăng dung dẻ vừa giúp giải trí, tạo bầu không khí sôi động vui vẻ cho cả tập thể, vừa giúp rèn luyện tính nhanh nhẹn và lẹ mắt để có thể giành được chiến thắng. Khác với một số trò chơi dân gian khác, trò chơi này không chia đội nên mỗi người chơi sẽ tự quyết định thắng thua cho chính mình.

4. Trò chơi dân gian Chi chi chành chành


*
Tìm hiểu về trò chơi dân gian chi chi chành chành

4.1. Nguồn gốc của trò chơi dân gian chi chi chành chành

Tương tự như những trò chơi dân gian truyền miệng khác của Việt Nam, hiện tại vẫn không ai xác định được nguồn gốc của trò chi chi chành chành từ đâu mà có, ai sáng tạo ra nó và có từ khi nào.

4.2. Độ tuổi phù hợp để chơi chi chi chành chành

Trò chi chi chành chành hoàn toàn không kén giới tính cũng như độ tuổi tham gia chơi.

4.3. Số lượng người chơi chi chi chành chành

Để chơi chi chi chành chành thì số lượng người chơi tối thiểu từ 3 người trở lên.

4.4. Nên chơi chi chi chành chành ở đâu

Vì trò chơi này không đòi hỏi phải di chuyển nhiều nên có thể chơi được ở cả những nơi chật hẹp lẫn rộng rãi đều được.

4.5. Chuẩn bị dụng cụ để chơi chi chi chành chành

Không cần chuẩn bị bất kỳ dụng cụ nào để chơi trò chi chi chành chành.

4.6. Luật chơi trò chi chi chành chành


*
Luật chơi trò chi chi chành chành
Người chỉ tay nào chẳng may bị người xòe tay nắm trúng ngón tay thì sẽ được tính là thua, và phải vào thế chỗ cho người xòe tay để mọi người cùng chơi tiếp.

4.7. Cách chơi trò chi chi chành chành


*
Cách chơi trò chi chi chành chành
Đầu tiên cần chọn ra một người để đứng ra xòe bàn tay cho những người khác chỉ ngón trỏ đặt vào lòng bàn tay. Tiếp đó, người xòe bàn tay sẽ đọc thật nhanh bài thơ:

“Chi chi chành chành.Cái đanh thổi lửa.Con ngựa chết trương.Ba vương ngũ đế.Chấp chế đi tìmÙ à ù ập.”

Ngay khi đọc xong chữ “ập” thì người xòe tay sẽ nắm chặt tay lại, còn những người khác sẽ phải làm sao rút ngón tay ra thật nhanh để không bị nắm trúng.

4.8. Ý nghĩa của trò chơi chi chi chành chành

Với trò chơi chi chi chành chành, bạn không cần tìm được quá nhiều người hay sân chơi rộng rãi vẫn có thể tổ chức để chơi thoải mái. Trò chơi này sẽ rèn luyện cho bạn khả năng vận động linh hoạt và nhanh nhẹn. Chơi nhuần nhuyễn trò này, bạn vừa có thể đọc thơ thật nhanh, vừa thao tác sử dụng tay cực kỳ khéo léo và uyển chuyển.

5. Chùm nụm


*
Tìm hiểu về trò chơi dân gian chùm nụm

5.1. Nguồn gốc của trò chơi dân gian chùm nụm

Trò chơi dân gian chùm nụm không có thông tin gì về nguồn gốc xuất xứ của nó, và chỉ được mọi người biết đến qua con đường truyền miệng.

5.2. Độ tuổi phù hợp để chơi chùm nụm

Chùm nụm không giới hạn giới tính hay tuổi tác của người chơi, bất kỳ ai nếu thích cũng đều có thể tham gia trò chơi này.

5.3. Số lượng người chơi chùm nụm

Để chơi chùm nụm thì số lượng người chơi tối thiểu từ 3 người trở lên.

5.4. Nên chơi chùm nụm ở đâu

Vì khi chơi chùm nụm không cần phải di chuyển gì nhiều nên có thể chơi được ở cả những không gian sân chơi rộng rãi lẫn trong nhà.

5.5. Chuẩn bị dụng cụ để chơi chùm nụm

Không cần chuẩn bị bất kỳ dụng cụ nào để chơi trò chùm nụm.

5.6. Luật chơi trò chùm nụm

Một người chơi không được để hai bàn tay mình kế bên nhau.

5.7. Cách chơi trò chùm nụm

Đầu tiên, tất cả các bạn tham gia chơi phải nắm tay lại rồi xếp chồng lên nhau, tay người này sẽ nằm xen kẽ tay người kia.Người nào có một tay để ở vị trí trên cùng sẽ là người chơi lượt đầu tiên, tay còn lại sẽ được dùng để chỉ tuần tự nắm tay của những người chơi còn lại trong lúc hát, một từ trong bài hát tương ứng với một nắm tay. Tất cả sẽ cùng hát bài:

“Chùm nụm chùm nẹo,Tay tí tay tiên,Đồng tiền chiếc đũa,Hạt lúa ba bông,Ăn trộm ăn cắp,Trứng gà trứng vịt,Bù xe bù xít,Con rắn con rít,Nó rít tay này.”

Ngay khi hát đến từ “này” cuối cùng mà người đầu tiên chỉ trúng tay ai thì nắm tay đó sẽ phải rút ra. Và người chơi đầu tiên sẽ chặt ngang nắm tay của người đó cho văng ra.Lúc này, người vừa bị chỉ sẽ thay người lượt đầu vừa hát vừa chỉ vào các nắm tay của những người chơi khác.Trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến khi hết nắm tay thì kết thúc.

5.8. Ý nghĩa của trò chơi chùm nụm

Khi chơi chùm nụm thì yếu tố quyết định thắng thua được xem là ngẫu nhiên may rủi, và vì không cần chia đội nên cá nhân mỗi người chơi đều phải tự hành động độc lập cho riêng mình.

6. Nhảy bao bố


*
Tìm hiểu về trò chơi dân gian nhảy bao bố

6.1. Nguồn gốc của trò chơi dân gian nhảy bao bố

Đây là một trò chơi dân gian vô cùng phổ biến, tuy nhiên nguồn gốc ra đời thực sự của nhảy bao bố thì vẫn đang còn là một ẩn số.

6.2. Độ tuổi phù hợp để chơi nhảy bao bố

Vì khi nhảy bao bố phải vận động nhanh và liên tục, nên không phù hợp lắm cho những bé quá nhỏ còn học mẫu giáo. Bù lại, thì những người tham gia chơi không cần phân biệt giới tính và phải có độ tuổi từ 6 tuổi trở lên.

6.3. Số lượng người chơi nhảy bao bố

Nhảy bao bố là một trò chơi đội nhóm tập thể, do đó số lượng người chơi tối thiểu phải từ 10 người trở lên và có thể chia đều số thành viên cho tất cả các đội.

6.4. Nên chơi nhảy bao bố ở đâu

Vì đây là một trò chơi đòi hỏi phải di chuyển nhanh và thẳng, do đó chỉ có thể tổ chức tại những khu vực sân bãi bằng phẳng và rộng rãi, không có các chướng ngại vật hay xe cộ qua lại.

Xem thêm: Cài Win 10 64Bit Trên Nền 32Bit Trên Nền 64Bit? Hướng Dẫn Nâng Cấp Windows 10 32Bit Lên 64Bit

6.5. Chuẩn bị dụng cụ để chơi nhảy bao bố

Chuẩn bị số lượng bao bố tương ứng với số đội tham gia trò chơi.

6.6. Luật chơi trò nhảy bao bố

Vì đây là trò chơi đồng đội nên số lượng người chơi khá đông, do đó có thể chia làm hai đến ba đội, và thông thường sẽ có tối thiểu hai đội.Số lượng người chơi ở mỗi đội phải bằng nhau.Có hai lằn mức trên sân, một lằn là mức xuất phát và một lằn là mức đích đến.Chỉ khi nào có hiệu lệnh xuất phát thì người đang có bao bố mới được bắt đầu nhảy.Người chơi nào bắt đầu nhảy trước khi có hiệu lệnh xuất phát thì được xem là phạm luật và có thể bị loại ra khỏi trò chơi.Người chơi nhảy chưa cán mức đích mà đã quay lại cũng được xem là phạm luật và có thể bị loại.Người chơi nhảy chưa đến mức đích mà bỏ bao ra cũng được xem là phạm luật và có thể bị loại.

6.7. Cách chơi trò nhảy bao bố

Mỗi đội sẽ xếp tất cả các thành viên vào một hàng dọc để chuẩn bị nhảy.Người đứng đầu tiên sẽ bước hai chân vào bên trong bao bố và dùng hai tay để giữ lấy miệng bao.Ngay khi nghe hiệu lệnh xuất phát, người đứng đầu tiên sẽ bắt đầu nhảy bằng hai chân từ mức xuất phát cho đến mức đích, sau đó quay trở lại mức xuất phát để đưa bao bố cho người đứng ở vị trí tiếp theo.Cứ lặp đi lặp lại cho đến khi người cuối cùng của tất cả các đội cán mức đích.Đội nào kết thúc lượt sớm nhất sẽ là đội chiến thắng.

6.8. Ý nghĩa của trò chơi nhảy bao bố

Để chơi tốt trò chơi nhảy bao bố, người chơi đòi hỏi phải có thần kinh vận động tốt, nhanh nhẹn và sự khéo léo để có thể vừa giữ bao bố thật chắc trong tay, vừa nhảy thật nhanh về đích.

7. Trò chơi dân gian Đúc cây dừa, chừa cây mỏng


7.1. Nguồn gốc của trò chơi dân gian đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Trò chơi dân gian đúc cây dừa, chừa cây mỏng tuy không biết được xuất xứ từ đâu nhưng đã nhanh chóng trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở khu vực Ninh Hòa. Trẻ em lúc trước không có nhiều món đồ để chơi như bây giờ, nên chỉ với trò chơi đơn giản như này thì chúng có thể tụm năm tụm bảy lại mà say mê chơi đến quên ăn quên ngủ.

7.2. Độ tuổi phù hợp để chơi đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Đây là một trò chơi vô cùng phổ biến trong dân gian, nhất là với những trẻ em ở thôn quê. Để tham gia chơi trò này thì không cần phân biệt tuổi tác hay giới tính.

7.3. Số lượng người chơi đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia, nhưng tối thiểu thì từ 3 – 5 người.

7.4. Nên chơi đúc cây dừa, chừa cây mỏng ở đâu

Vì trò chơi đúc cây dừa, chừa cây mỏng này không cần di chuyển hay vận động nhiều, do đó chỉ cần một góc sân nhỏ thì mọi người cũng đã có thể tổ chức để chơi được rồi.

7.5. Chuẩn bị dụng cụ để chơi đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Không cần sử dụng dụng cụ để tổ chức chơi trò đúc cây dừa, chừa cây mỏng.

7.6. Luật chơi trò đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Trong quá trình đọc bài thơ và đếm chân phải đếm trung thực, nếu người nào bị phát hiện đếm ăn gian thì sẽ thua cuộc và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.

7.7. Cách chơi trò đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Đầu tiên, tất cả mọi người tham gia chơi ngồi xếp thành một hàng thẳng xuống đất, hai chân duỗi thẳng ra phía trước.Người ở hàng đầu tiên sẽ vừa đọc bài thơ vừa đếm chuyền xuống người phía dưới, mỗi chữ trong bài thơ tương ứng với một chân của người chơi, đến khi xuống tới người cuối hàng thì lại đếm ngược trở lên cho đến người đầu hàng. Bài ca dân gian như sau:

“Đúc cây dừa,Chừa cây mỏng,Cây bình đỏng (đóng),Cây bí đao,Cây nào cao,Cây nào thấp,Chầp chùng mùng tơi chín đỏ,Con thỏ nhảy qua,Bà già ứ ự,Chùm rụm chùm rịu (rạ),Mà ra chân này.”

Khi vừa đọc đến câu cuối cùng “mà ra chân này”, đếm đến chân người nào thì người đó thụt một chân vào.Người nào thụt hết hai chân nhanh nhất thì chiến thắng.Người nào còn nguyên hai chân chưa thụt được chân nào thì sẽ thua.Tiếp đó, những người còn lại sẽ bỏ chạy để người thua cuộc rượt bắt, khi có người bị bắt trúng thì sẽ xả bàn làm lại.

7.8. Ý nghĩa của trò chơi đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Trò chơi đúc cây dừa, chừa cây mỏng là một trò chơi dân gian mang tính độc lập, mỗi người chơi sẽ tự chịu trách nhiệm về chiến thắng cũng như thất bại của chính mình.

8. Tả cáy


8.1. Nguồn gốc của trò chơi dân gian tả cáy

Tả cáy (Đánh gà) là một trò chơi dân gian phổ biến ở làng Sán Dìu, vùng Thanh Lanh (Bình Xuyên).

8.2. Độ tuổi phù hợp để chơi tả cáy

Trò tả cáy cần sự khéo léo điều khiển gậy nên không phù hợp cho những trẻ em ở lứa tuổi mầm non, nhưng từ cấp 1 trở lên kể cả nam lẫn nữ đều có thể tham gia chơi trò này.

8.3. Số lượng người chơi tả cáy

Trò tả cáy không giới hạn số lượng người tham gia, thông thường sẽ có khoảng 5 – 10 người chơi.

8.4. Nên chơi tả cáy ở đâu

Vì trò này cần phải liên tục di chuyển, do đó chỉ phù hợp chơi ở những nơi rộng rãi có đất cát bằng phẳng, mềm mại, không có các chướng ngại vật nguy hiểm để những người tham gia chơi dễ đào hố và nhảy né tránh khỏi cây gậy mà không lo gặp phải tai nạn đáng tiếc.

8.5. Chuẩn bị dụng cụ để chơi tả cáy

Con gà: làm bằng gỗ tiện tròn kết hợp với các quả bóng bàn.

Gậy: dài hơn một mét, có thể làm bằng tre hoặc gỗ đều được, dùng để đánh gà.

Lỗ: người ta sẽ đào một cái lỗ to bằng một cái bát (chén) con để làm bãi chơi cho con gà rơi xuống.

8.6. Luật chơi trò tả cáy

Người đứng cái vừa phải cản gậy hối không cho gà rơi xuống lỗ, vừa phải dùng gậy di chuyển để đỡ đòn kẽo gậy của những người khá không cho đập vào chân mình.

8.7. Cách chơi trò tả cáy

Chia đội chơi thành hai phe, một phe là một người đứng cái và một phe là tất cả những người chơi còn lại.Người đứng cái có nhiệm vụ đẩy con gà ra khỏi lỗ.Những người chơi còn lại có nhiệm vụ hối làm sao cho con gà rơi vào lỗ.Khi gà rơi xuống lỗ thì người vừa hối gà rớt xuống lỗ sẽ đổi thành người đứng cái.Tất cả người tham gia chơi tuần tự thay phiên làm người đứng cái, và người giữ không cho gà rơi xuống lâu nhất chính là người thắng cuộc.

8.8. Ý nghĩa của trò chơi tả cáy

Khi chơi tả cáy, người chơi cần phải vận dụng sự khéo léo khi điều khiển gậy, vừa phải quan sát tinh tế và nhanh nhẹn né tránh để không cho gậy đập vào chân. Do đó người tham gia chơi sẽ được rèn luyện óc quan sát, tư duy và vận động cực kỳ tốt.

9. Thổi cơm thi


9.1. Nguồn gốc của trò chơi dân gian thổi cơm thi

Nguồn gốc của trò chơi dân gian thổi cơm thi là nhằm mục đích diễn lại tích Phan Tây Nhạc. Ông là một vị tướng tài giỏi dưới thời vua Hùng thứ 18, là người đã góp phần rèn luyện cho các binh sĩ thực hành một cách thành thạo khả năng nấu được cơm để ăn trong mọi điều kiện khó khăn.

Từ lâu, thổi cơm thi là trò chơi dân gian từ lâu đã thường xuất hiện trong các dịp lễ hội ở cả Miền Bắc lẫn Miền Trung Việt Nam. Tùy theo luật lệ và nét văn hóa đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau mà sẽ có các phương thức tổ chức trò chơi khác nhau, như: vừa đi vừa nấu cơm, nấu cơm trên thuyền, vừa nấu cơm vừa trông trẻ…

Tại một số tỉnh và địa phương, trò chơi dân gian thổi cơm thi còn là một phong tục không thể thiếu mỗi dịp xuân về với mong muốn cầu chúc cho tất cả mọi người một năm mới ấm no, hạnh phúc và bình an.

9.2. Độ tuổi phù hợp để chơi thổi cơm thi

Vì thông thường thổi cơm thi cần rất nhiều kiến thức, sức khỏe cũng như kinh nghiệm sống (xay thóc, tạo ra lửa, gánh nước, nấu cơm..) nên hầu như sẽ không tổ chức trong một tập thể với trẻ nhỏ hoặc những thanh thiếu niên còn quá trẻ. Những người tham gia chơi nấu cơm thi thường đã lập gia đình.

9.3. Số lượng người chơi thổi cơm thi

Thông thường, khi tổ chức trò chơi thổi cơm thi sẽ gồm có nhiều đội cùng thi đấu với nhau, và mỗi đội có khoảng 10 người trở lên (cả nam lẫn nữ).

9.4. Nên chơi thổi cơm thi ở đâu

Vì trò thổi cơm thi thường có quy mô lớn, và thường được tổ chức nhằm mục đích cúng kiếng dâng mâm cơm lên các đấng thần linh nên không thể chơi trong những không gian nhỏ hẹp được.

9.5. Chuẩn bị dụng cụ để chơi thổi cơm thi

Thóc, củi: đây là những nguyên liệu có sẵn.

Lửa: không có sẵn.

Nước: đặt cách nơi thi đấu khoảng 1km.

9.6. Luật chơi trò thổi cơm thi

Trò thổi cơm thi gồm có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm.

9.7. Cách chơi trò thổi cơm thi

Trò thổi cơm thi gồm có ba cuộc thi chính, gồm: Thi làm gạo từ thóc; Thi tạo lửa và lấy nước; Thi thổi cơm. Mỗi nhóm sau khi nhận được số thóc được cung cấp sẵn sẽ bắt đầu tiến hành thi đua với nhau.Thi làm gạo: Sau khi nghe được hồi trống phát lệnh, các đội sẽ đổ thóc vào cối để xay, giã, giần sàng để lấy được gạo. Đội nào làm ra được gạo trắng đầu tiên sẽ là đội thắng cuộc.Thi tạo lửa và lấy nước: Người chơi có nhiệm vụ tạo lửa sẽ phải dùng hai thanh nứa già cọ vào nhau để tạo ra ma sát, sau đó áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người chơi có nhiệm vụ lấy nước sẽ phải di chuyển đến điểm lấy nước cách địa điểm thi khoảng 1km, nước được chứa đầy sẵn trong 4 cái be bằng đồng. Đội nào tạo ra lửa và lấy được nước xong sớm nhất chính là đội thắng cuộc.Thi nấu cơm: Đây là khâu cuối cùng của cuộc thi. Đội nào thổi được mẻ cơm thơm ngon, chín dẻo xong trước sẽ là đội thắng cuộc.Mâm cơm của đội chiến thắng sẽ được sử dụng để cúng tế thần linh.

Một vài ví dụ của trò nấu cơm thi tại Miền Bắc Việt Nam:

Nấu cơm thi ở Hội làng Chuông (Hà Tây)Nấu cơm thi ở Hội Từ Trọng (Hoàng Hóa – Thanh Hóa)Nấu cơm thi ở Hội Hành Thiện (Nam Định)Nấu cơm thi ở Làng Thị Cấm (Hà Nội)

9.8. Ý nghĩa của trò chơi thổi cơm thi

Mục đích lúc đầu của cuộc thi ngoài việc nhớ ơn ông Phan Tây Nhạc thì còn là cách giúp cho mọi người, đặc biệt là trẻ em được biết đến và tận mắt nhìn thấy các bước làm thủ công mà ông cha ta thường làm để từ thóc tạo ra được những hạt gạo trắng mịn và nồi cơm dẻo thơm ngon.

Ngoài ra, đây cũng là một cách thử thách khả năng sinh tồn của con người trong các điều kiện bất lợi (thổi cơm trên thuyền, vừa bế con vừa thổi cơm…). Từ đó để mọi người càng thêm trân trọng chén cơm hàng ngày, vì đơn giản để có một chén cơm ngon thì biết bao người đã phải làm lụng rất cực khổ để tạo nên được hạt gạo trắng ngần.

10. Trò chơi dân gian Đánh quay


10.1. Nguồn gốc của trò chơi dân gian đánh quay

Trò chơi đánh quay được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu, và cho đến nay không ai rõ về xuất xứ cũng như người tạo ra nó là ai.

10.2. Độ tuổi phù hợp để chơi đánh quay

Đánh quay là trò chơi dân gian chuyên dành cho con trai với mọi độ tuổi khác nhau.

10.3. Số lượng người chơi đánh quay

Không giới hạn số lượng người chơi, nhưng thông thường sẽ chia theo hai nhóm với tối thiểu 2 người trong mỗi nhóm. Có thể chia thành nhiều nhóm nếu có đông người chơi.

10.4. Nên chơi đánh quay ở đâu

Cần một không gian bằng phẳng và không có nhiều chướng ngại vật để tổ chức trò chơi đánh quay.

10.5. Chuẩn bị dụng cụ để chơi đánh quay

Con quay: làm bằng gỗ hoặc sừng động vật hình nón cụt, có chân bằng sắt.

10.6. Luật chơi trò đánh quay

Con quay đã ngưng quay thì không được tìm cách gian lận cho nó quay tiếp, nếu bị phát hiện sẽ trở thành người thua cuộc và bị loại khỏi cuộc thi.

10.7. Cách chơi trò đánh quay

Để chơi đánh quay, người chơi sẽ dùng một sợi dây quấn từ dưới lên chân bằng sắt của con quay rồi giật thật mạnh để nó quay tít.Con quay của người nào quay được lâu nhất thì người đó sẽ chiến thắng.Trong lúc một con quay đang quay thì người chơi khác có thể sử dụng con quay của mình bổ vào con quay đó để loại bỏ đối thủ, nhưng nếu nó vẫn tiếp tục quay thì người chơi đó sẽ thắng.

10.8. Ý nghĩa của trò chơi đánh quay

Đánh quay là trò chơi dành cho con trai. Chơi thành nhóm từ 2 người trở lên, nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm. Một người cũng có thể chơi quay, nhưng nếu chơi nhiều người và có nhiều người ở ngoài cổ vũ thì sẽ sôi nổi và hấp dẫn hơn nhiều.

11. Trò chơi dân gian Chơi chuyền


“Ếch! Ếch! Mày mới về đây.Nói dăm câu chuyện cho thầy mày nghe.Thân ếch là thân ếch hèn,Giường chiếu chẳng có nằm trần đất không.Gặp ông quỉ lão, thần thông,Thắt llưng bó đuốc tìm tôi việc gì?Tìm tôi có việc phu thê,Tìm chốn không vợ tìm nơi không chồng.Ông bắt tôi ông bỏ vào lồng,Tôi kêu ễnh ọp chẳng trời nào tha.Tháng tám lúa tốt xanh xa,Tháng ba gieo mạ sương sa ra ngoài/Tôi ngồi tôi nấp bụi khoai,Ông ném một mồi tôi phải tòi ra.Tham ăn mắc phản răng hà,Cha hời! Mẹ hỡi! Xiên qua mép này!Đồn đây có thầy thuốc hay,Tôi về tôi trách ông cậu bà dì.Sẵn dao sẫn thớt tù tì bằm tôiThứ nhất là củ hành hoa,Thứ nhì nước mắm thứ ba củ riêngThứ tư là hạt hồ tiêu,Tán ra cho đều vừa hắc vừa cay.Khen thay thằng bé hai tay,Nó gắp miếng nạc có chầy miếng xương.Trầu đâu ăn miếng đỏ môi?Rượu đâu uống chén cho tôi lên giường.”

Top 50+ Trò chơi dân gian hay khác

51. Ném vòng cổ vịt


Đây là một trò chơi dân gian dành cho những trẻ em nghèo mỗi dịp Tết. Khi xuân về, đám trẻ có hoàn cảnh khó khăn sẽ tụm lại đi chung với nhau quanh làng xã và gõ cửa những căn nhà khá giả để xin tiền, vừa đi, các em sẽ vừa hát vang một bài đồng dao vô cùng đáng yêu cùng với nhau:

“Ông sống một trăm,Thêm năm tuổi lẻ.Vợ ông sinh đẻNhững con tốt lành.”

Bản thân câu từ trong bài đồng dao này đã chứa đầy đủ những lời chúc tốt đẹp đến mọi người. Tuy hiện tại, trò xúc xắc xúc xẻ này đã gần như biến mất do sự phát triển của xã hội, nhưng bạn vẫn có thể chia sẻ trò chơi này cho những trẻ em hiện đại sử dụng như một lời chúc năm mới vô cùng dễ thương.

83. Cờ vây


Đầu tiên, mọi người sẽ oẳn tù tì để xác định người bị phạt.Người bị phạt sẽ đứng úp mặt vào tường (hoặc gốc cây), còn những người khác sẽ đứng cách đó khoảng 3 mét trên một lằn mức.Khi người bị phạt đập tay lên tường (hoặc gốc cây 3 cái) và đọc to: “Một – Hai – Ba” thì những người ở phía sau sẽ bước thật nhanh lên phía trước.Sau tiếng đếm “Ba” thì người bị phạt sẽ quay đầu lại. Nếu nhìn thấy ai thì người đó sẽ bị phạt tạm ngừng chơi và đứng lên sát vách tường. Còn nếu có người bước tới sát người bị phạt và đập tay thành công vào lưng trước khi người bị phạt quay lại thì tất cả những người chơi còn lại (kể cả người đang bị tạm ngừng chơi) sẽ được chạy ùa về lằn mức ban đầu.Khi đó, nếu người bị phạt rượt theo và chạm tay trúng vào ai thì người đó sẽ trở thành người bị phạt, và trò chơi lại lặp vòng từ đầu.

114. Bong bóng nước


Bên trên là tổng hợp 128 trò chơi dân gian Việt Nam mang đầm truyền thống của dân tộc ta. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết thêm nhiều những trò chơi dân gian hơn. Nếu thấy hay hãy chia sẻ cho mọi người cùng xem.