Học tiếng nga quận thủ đức

-

Năm nay 86 tuổi và đang an dưỡng tuổi già ở ngôi nhà cũ kỹ trong một hẻm nhỏ trên đường 30 tháng 4, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cụ Lê Thành Bá (tên thường gọi là cụ Ba Bá) vẫn minh mẫn và nhớ như in về cái duyên đến với ngôn ngữ xứ bạch dương một cách khá rõ ràng, chi tiết.

Bạn đang xem: Học tiếng nga quận thủ đức


Sinh ra ở Biên Hòa, lên Sài Gòn trọ học, năm 15 tuổi, trò Lê Thành Bá tham gia xuống đường biểu tình chống thực dân Pháp xâm lược, đế quốc Mỹ can thiệp vào Việt Nam..., được kết nạp vào Đoàn học sinh Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1950, vừa tròn 16 tuổi, Lê Thành Bá thoát ly, đầu quân vào liên Trung đoàn 301-310 Thủ Biên, sau đó được chuyển lên Ban chỉ huy quân sự đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn và lần lượt làm các công việc khá phức tạp như: Vẽ sơ đồ trận địa, viết mật tự, làm giấy thông hành giả.

Cuối năm 1954, Lê Thành Bá tập kết ra miền Bắc. Vốn tiếng Pháp của anh đã khiến bọn sĩ quan lê dương trong Ban Liên hợp đình chiến tập kết ở Cao Lãnh phải thán phục, đánh giá người lính trẻ vừa từ bưng biền ra là tuyệt vời. Lê Thành Bá sau đó được chọn vào học khóa Nga văn cấp tốc nhằm kịp thời “chữa cháy” cho nhu cầu phiên dịch của những đoàn chuyên gia các nước XHCN, trong đó có Liên Xô đang sang giúp Việt Nam khôi phục kinh tế, sau 9 năm kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

 “Trường” đào tạo Nga ngữ đầu tiên này được mở trong “Khu Việt Nam học xá” ở Bạch Mai (Hà Nội) với thành phần Ban giám hiệu rất hùng hậu, gồm: Hiệu trưởng là Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục; Hiệu phó thường trực là Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao Lê Kim Chung... Do chưa có giáo viên giảng dạy nên trường có sáng kiến mời cán bộ ngoại giao, thương mại Liên Xô và phu nhân các Đại sứ Đông Âu biết tiếng Nga tham gia giảng dạy.

Cơ sở vật chất của trường chỉ có một ngôi nhà ngói làm văn phòng làm việc cho ban giám hiệu và các chuyên gia tham gia giảng dạy; còn lớp học là dãy nhà lợp lá, cùng nhà ở tập thể của học viên nằm trên thửa ruộng hai bên bờ sông Tô Lịch.

*
*
*
*

Cụ Ba Bá đọc lại quyển sách truyền thống về lớp Nga văn cấp tốc.

Lớp của Lê Thành Bá khá đặc biệt. Học viên của lớp đều đã biết tiếng Pháp bởi bà giáo là Luật sư Ada Mikhailovna Lupal-phu nhân Đại biện lâm thời Rumania tại Hà Nội, dạy tiếng Nga bằng tiếng Pháp. Những ngày đầu có hơi vất vả, nhưng cả thầy trò đều quyết tâm cao trong việc học tập ngôn ngữ của quê hương Cách mạng Tháng Mười nên tiến bộ rất nhanh.

Được Bác Hồ đến thăm

Có một sự kiện mà cụ Lê Thành Bá cứ nhớ mãi. Đó là vào buổi sáng một ngày tháng 10-1955, tức sau ngày khai giảng khóa học được chừng một tháng. Hôm đó, các học viên vừa lên lớp thì thấy có mấy chiến sĩ công an vào trường đi quanh các lớp. Vài phút sau, Bác sĩ Trần Duy Hưng-Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội xuất hiện và vào từng lớp căn dặn học viên là lát nữa có khách vào thăm, tất cả phải ngồi yên, không đứng lên làm mất trật tự.

Khoảng 3 phút sau, một chiếc ô tô Pobeda bất ngờ từ đầu đường Khu Việt Nam học xá chạy đến, đỗ ngay trước cửa lớp của Lê Thành Bá. Từ trong xe bước ra là một cụ già có bộ râu dài, trán cao, mặt có mấy nốt đồi mồi, mặc bộ đồ kaki, chân đi dép lốp, nhanh nhẹn bước vào lớp học. Quá bất ngờ, cả lớp đồng loạt reo lên: “Bác Hồ! Bác Hồ!” và bật đứng dậy chào.

Bác Hồ khoát tay ra hiệu để tất cả ngồi xuống. Nhìn khắp một lượt học viên, Bác tươi cười hỏi: “Học tiếng Nga có khó lắm không?”.

Một học viên đứng lên mạnh dạn trả lời: “Thưa Bác, tiếng Liên Xô khó quá, chữ toàn viết ngược, dài, học lâu thuộc”.

Bác cười hiền từ, nói: “Các cháu đang học tiếng Nga chứ đâu có phải tiếng Liên Xô, vì Liên Xô có tới 15 nước cộng hòa, mà mỗi nước có ngôn ngữ riêng”.

Bác lại hỏi tiếp một câu bằng tiếng Nga: “Nhân dân Việt Nam đang chiến đấu vì mục đích gì?”.

Nghe Bác Hồ hỏi bằng tiếng Nga, bà giáo Lupal vội vàng chỉ ngay Tiên-một học viên giỏi nhất lớp ngồi bàn đầu. Nhưng Bác Hồ nói: “Xin lỗi” rồi nắm tay bà giáo hạ xuống và chỉ thẳng người ngồi hàng ghế sau cùng là Lê Thành Bá.

Xem thêm: Cách Làm Video Ảnh Và Nhạc 4+, Top Phần Mềm Tạo Video Từ Hình Ảnh Chất Lượng

Lê Thành Bá liền đứng lên trả lời bằng tiếng Nga: “Nhân dân Việt Nam đang chiến đấu giành độc lập, tự do và hạnh phúc”.

 Cả bà giáo Lupal lẫn bác sĩ Trần Duy Hưng đều tỏ vẻ hài lòng, còn Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cười, gật đầu nói: “Tốt! Tốt!” cũng bằng tiếng Nga.

Học viên Lê Thành Bá vui quá, nhớ chuyện này đến cả đời và càng mê ngôn ngữ Nga hơn nữa.

Vừa làm trò, vừa làm thầy

Biết Trường Ngoại ngữ (tiền thân của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay) vừa thành lập, Lê Thành Bá liền xin vào học.

Vừa vào học lớp 5 Nga văn của khóa 1 (từ tháng 7-1956 đến tháng 2-1957), bất ngờ tân sinh viên Lê Thành Bá được Ban giám hiệu Trường Ngoại ngữ cử sang Trường Đại học Bách khoa làm... “giáo sư thỉnh giảng” môn tiếng Nga cho sinh viên Khoa Cơ khí do hai trường có hợp đồng nhưng Trường Ngoại ngữ thiếu giáo viên Nga văn. Qua đó, Lê Thành Bá đang từ bộ đội chuyển sang hưởng tiêu chuẩn học sinh trung cấp với mức lương 27 đồng 5 hào, được lãnh thêm phụ cấp cao gấp đôi tiền lương trong suốt gần 2 năm.

Kết thúc khóa học cùng lúc chấm dứt vai trò thầy giáo tiếng Nga, Lê Thành Bá được Bộ Nông-Lâm kéo về để làm công tác phiên dịch cho đoàn khảo sát thổ nhưỡng Việt Nam do các chuyên gia Liên Xô thuộc Viện V.V. Dokuchaev hướng dẫn. Thế là ban ngày trèo đèo, lội suối, băng rừng cùng các chuyên gia; đêm về, Lê Thành Bá lại cặm cụi bên ngọn đèn dầu học... bổ túc văn hóa.

Thì ra, khi bỏ học ở Sài Gòn để đi kháng chiến, học lực lúc ấy của trò Bá chỉ tính ra tương đương với lớp 6 miền Bắc, nay anh "thông ngôn” tiếng Nga, thuộc vào loại “hàng hiếm” thời bấy giờ, lại muốn tiến thân xa hơn nữa bằng con đường vào đại học nên quyết định học bổ túc văn hóa ban đêm.

Bằng nỗ lực phi thường, học lớp 6 từ niên khóa 1958 đến mùa hè năm 1962, Lê Thành Bá đậu thủ khoa lớp 10 bổ túc văn hóa và được tuyển thẳng vào Đại học Nông nghiệp (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) khóa 1 tại chức. Năm 1967, Lê Thành Bá tốt nghiệp đại học, được cấp bằng kỹ sư trồng trọt.

Những công trình biên dịch từ tiếng Nga

Nhưng đáng nói hơn là trong hoàn cảnh vừa học, vừa đi làm gian nan, vất vả như vậy, Lê Thành Bá còn tranh thủ đóng góp cho giới nghiên cứu nông học Việt Nam những công trình dịch thuật có giá trị thực tiễn và cần thiết trong việc khôi phục, phát triển nông nghiệp.

Bất ngờ nhất là vào năm 1959, trong khi vết thương chiến tranh chưa lành, người dân còn đang phải chống chọi với bao nỗi khó khăn về kinh tế, đời sống, thì ở miền Bắc xuất hiện một quyển sách kỹ thuật rất mới bằng Việt ngữ là “Bản chú giải Sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam” (NXB Nông thôn-Hà Nội). Đây là công trình nghiên cứu thổ nhưỡng còn “nóng hổi” của chuyên gia Liên Xô Vladimir M.Fritlan do Lê Thành Bá dịch từ tiếng Nga.

Ba năm sau, lại một loạt sách khoa học: “Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam”, “Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về đất miền Bắc Việt Nam” do Lê Thành Bá dịch của Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Vladimir M.Fritlan được xuất bản ở Hà Nội. Cũng trong năm 1962, Lê Thành Bá còn cho ra mắt bạn đọc ấn bản Việt ngữ quyển “Phương pháp nghiên cứu tính chất vật lý nước của đất và đất cái” của S.V.Astapov và S.Dongop. Năm 1973, NXB Khoa học và Kỹ thuật-Hà Nội cũng đã ấn hành “Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm”-một quyển sách khá nặng ký của Vladimir M.Fritlan cũng do Lê Thành Bá chuyển ngữ từ Nga sang Việt.

Không kể chuyện Lê Thành Bá từng là Chủ tịch UBND TP Biên Hòa, là người thực hiện tấm bản đồ hành chính có yếu tố thổ nhưỡng đầu tiên của tỉnh Đồng Nai và cũng là người tiên phong trong việc đưa cây cọ dầu vào Việt Nam, thì sự nghiệp biên dịch của ông từ những công trình nghiên cứu khoa học của các chuyên gia Liên Xô có mặt rất sớm ở Việt Nam cũng thật đáng nể.

Vậy mà, mỗi khi nhắc lại mấy chuyện này, cụ Ba Bá chỉ khiêm tốn nói: “Tất cả những duyên may này, kể cả tình cảm nhiệt thành dành cho đất nước và con người Xô Viết ngày ấy cũng như Nga bây giờ đều khởi từ... lớp Nga văn cấp tốc mà đặc biệt đó”.