Hướng dẫn may áo cổ đổ

-

Áo cổ đổ là kiểu áo nhẹ nhàng phù hợp với những bạn nữ thích sự đơn giản. Kiểu cổ áo này khá phù hợp với những màu sắc đa dạng khi may. Điều mấu chốt quan trọng nhất trong việc tạo nên những chiếc áo cổ đổ giản đơn này. Đó chính là công thức may áo cổ đổ phải chuẩn xác. Điều này nằm trong chính đôi tay cắt may áo cổ đổ khéo léo của người thợ. Một thiết kế đơn giản mà bạn có thể áp dụng theo đúng với công thức sau:

*
Công thức may áo cổ đổ chuẩn cho các nàng thích sự đơn giản

Thiết kế thân trước

Đối với phần thân trước trong công thức may áo cổ đổ. Bạn sẽ tiến hành gấp đôi tấm vải thẳng theo chiều dọc. Sao cho, 2 mép của tấm vải được trùng khít vào nhau. Tiếp tới, bạn sẽ sử dụng bút thước để tạo nên các đường kẻ như sau:

*
Thiết kế thân trướcBạn sẽ tiến hành kẻ 1 đường thẳng cách 2 mép vải khoảng 1 cm. Đường kẻ này được gọi là đường ngang cân bằng.Bạn tiến hành kẻ thêm 1 đường thẳng song song cách đều phần biên mép vải. Với khoảng cách giữa mép vải và đường kẻ khoảng 4cm. Đường kẻ này được gọi là đường bẻ nẹp và bạn lấy phấn tím để kẻ.Kẻ tiếp 1 đường thẳng song song cách ddeuf đường bẻ nẹp. Với khoảng cách là 1.5cm được gọi là đường giao thủy. Bạn có thể chọn màu phấn là xanh lá cây để dễ dàng phân biệt.

Bạn đang xem: Hướng dẫn may áo cổ đổ

Đo 1 số phần của áo

Các thông số cần thiết mà bạn cần phải đo cho chính xác. Như vậy, bạn mới hoàn thiện được công thức may áo cổ đổ được chuẩn chỉnh. Các thông số cần đo là:

Chiều dài áo: Bạn sẽ đo từ đường ngang cân bằng xuống. Sau đó, bạn tính được chiều dài AB=chiều dài áo + 2 cm(gấu) +1cm đường may.Hạ xuôi vai: Bạn vẫn tiến hành đo từ vị trí đường ngang cân bằng xuống phía dưới. Với chiều dài AV=3.5cm.Hạ sâu nách: Bạn tiến hành đo từ vị trí đường ngang cân bằng xuống phía dưới. Với chiều dài AC=(vòng ngực)/4.Hạ eo: Bạn vẫn tiến hành đo từ vị trí đường ngang cân bằng xuống phía dưới. Với chiều dài AD=37cm.Rộng ngang vai: Bạn tiến hành đo từ vị trí đường giao thủy vào. Với chiều dài VV=Vai/2+1 cm.Rộng thân nách: Bạn vẫn tiến hành đo từ vị trí đường giao thủy vào. Với chiều dài CC1=(vòng ngực)/4=2.Rộng ngang eo: Bạn vẫn tiến hành đo từ vị trí đường giao thủy vào. Với chiều dài DD=(vòng eo)/4 + 1cm + 2cm.Giảm gấu phía sườn: bạn đo khoảng 1.5cm như hình ảnh.

Công thức may áo cổ đổ phần cổ áo

Đối với phần cổ áo là phần quan trọng nhất trong công thức may áo cổ đổ. Vì thế, bạn hãy tiến hành đo đạc cẩn thận các thông số sau:

Chiều rộng ngang cổ: Bạn sẽ đo phía trên vị trí của đường ngang cân bằng. Vị trí đo được tính từ đường bẻ nẹp vào. Với Rnc = (Vc/5) + 0.5cm.Sâu cổ: SC= Rnc – 1cm.

Tiếp tới, bạn sẽ tiến hành vẽ đường rộng ngang theo đúng với công thức trên. Bằng cách này sẽ giúp bạn lấy được điểm nối với V1. Cuối cùng, bạn vẽ tiếp phần cổ hình tim với độ nông sâu tùy ý. Hoàn thành công thức may áo cổ đổ đối với đo thông số cổ áo. Bạn sẽ thực hiện việc cắt.

Đầu tiên bạn sẽ cắt sườn áo (C1D1B1) và để dư ra khoảng 1.5 cm để lấy chỗ cho đường may.Các chi tiết còn lại bạn cắt đúng với thông số đường vẽ như trên.

Xem thêm: 100+ Hình Ảnh Hai Cô Gái Hôn Nhau Cùng Tổ Chức Sinh Nhật, 100+ Hình Ảnh Hai Cô Gái Hôn Nhau

Vẽ và thiết kế thân sau

*
Vẽ và thiết kế thân sau

Đối với phần thân sau bạn sẽ dựa vào hình ảnh công thức may áo cổ đổ bên dưới. Sau đó, bạn sẽ tiến hành các công việc như:

Làm đường dựng sống lưng bằng cách gấp tấm vải lại.Sau đó, bạn sẽ ốp phần thân trước đã cắt lên để cắt cho phần thân sau. Khi ốp đường sống lưng cần thụt so với đường giao thủy khoảng 1cm.Các chi tiết khác bạn tiến hành cắt theo thân trước và sâu cổ thân sau tùy ý.

Công thức cắt cho phần tay áo

Để tạo phần thân áo bạn gấp đôi thấm vải làm đường sống tay. Sau đó, trên đoạn sống tay bạn lấy ra các đoạn:

*
Công thức cắt cho phần tay áoDài tay: TT2=dài tay + 2cm (gấu áo) + 1cm (đường may).Hạ sâu mang tay: Đoạn này bạn sẽ đo từ vị trí đầu sống tay xuống. Cụ thể: TT1=10cm.Đường chéo đầu tay: TT3 được tính bằng độ dài đường cong V1C1.Giảm gấu phía sườn tay: = 1cm.

Sau khi bạn lấy ra được các đoạn trong công thức may áo cổ đổ phần tay áo. Bạn sẽ tiến hành cắt theo hướng dẫn sau:

Cắt đường sườn tay T3T4 và để dư ra khoảng 1.5cm để làm đường may.Các chi tiết còn lại bạn sẽ cắt đúng với đường vẽ.

Các bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết trong video dưới đây,

Như vậy, chỉ với những chi tiết cần thiết trong công thức may áo cổ đổ ở trên. Bạn hoàn toàn tự học cắt và may ra trang phục áo với thiết kế cổ đổ như ý muốn. Sau khi cắt xong bạn sẽ tiến hành may lại bằng kinh nghiệm của mình nhé. Ngoài ra, trong phần công thức may áo kiểu cổ đổ ở trên. Bạn có đang gặp phải khúc mắc cho những phần nào không? Hãy chia sẻ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ miễn phí nhé.