Ipad bảo hành toàn cầu

-
MacBook và iPad vốn là những dòng máy được bảo hành toàn cầu, dù là hàng xách tay về. Tuy nhiên, mới đây máy xách tay lại bị từ chối bảo hành tại Việt Nam. Vì sao như vậy?Những ngày gần đây, trên các diễn đàn công nghệ xuất hiện thông tin các trung tâm uỷ quyền của Apple từ chối tiếp nhận iPad, MacBook không phải chính hãng hoặc thiếu hoá đơn, dù sản phẩm trong diện bảo hành toàn cầu. Thông tin này ngay lập tức thu hút rất đông các thành viên tham gia thảo luận.

Bạn đang xem: Ipad bảo hành toàn cầu

*


Nếu không phải là hàng phân phối chính thức tại Việt Nam, người dùng phải đưa ra hoá đơn mua hàng tại Apple Store nước ngoài hoặc các cửa hàng uỷ quyền của hãng để xác nhận khi đưa máy đi bảo hành.

Bởi lẽ MacBook và iPad là những dòng máy được bảo hành toàn cầu; do đó máy xách tay cũng có chế độ bảo hành như hàng phân phối chính hãng. Đó là chuyện đương nhiên và từ trước đến nay vẫn áp dụng như vậy. Tuy nhiên, việc một người dùng tại Hà Nội bị trung tâm dịch vụ của Apple ở Hà Nội từ chối bảo hành bàn phím chiếc MacBook Pro 15 inch phiên bản 2017 dù thời hạn bảo hành còn rất dài khiến anh lẫn nhiều người dùng sản phẩm của Apple rất bất ngờ.

Nguyên nhân anh này bị từ chối bảo hành là vì máy xách tay từ Mỹ về, cần có hoá đơn mua hàng của Apple thì mới được trung tâm này tiếp nhận bảo hành. Vấn đề là máy được mua từ một cửa hàng xách tay nên không có hoá đơn của Apple. Điều này đã khiến anh gặp rắc rối khi bảo hành tại Việt Nam vì như mọi người dùng sản phẩm Apple, (trừ iPhone), MacBook hay iPad mua ở bất kỳ đâu đều có thể mang tới các trung tâm bảo hành của Apple để được trợ giúp, miễn là còn thời hạn vì chúng là những sản phẩm được bảo hành toàn cầu.

*

Với chính sách mới của Apple, người dùng máy xách tay sẽ khá phiền phức khi gặp trục trặc và không có hóa đơn mua hàng để chứng minh nguồn gốc.

Theo lý giải của nhân viên trung tâm bảo hành ủy quyền, chính sách này tại các trung tâm ủy quyền của Apple tại Việt Nam đã thay đổi; theo đó nếu không phải là hàng phân phối chính thức tại Việt Nam, người dùng phải đưa ra hoá đơn mua hàng tại Apple Store nước ngoài hoặc các cửa hàng uỷ quyền của hãng để xác nhận thì mới được hưởng chính sách bảo hành toàn cầu. Quy định này rõ ràng làm khó người dùng và khá lạc hậu với xu thế hiện tại khi từ lâu hầu hết hãng điện tử đều sử dụng bảo hành điện tử theo số serial máy, không cần hóa đơn rườm rà.

Xem thêm: Hướng Dẫn Tạo Usb Cài Win 7 / 8/ 10 Với Usb Dvd Download Tool

Như vậy, với chính sách mới của Apple, người dùng sản phẩm xách tay sẽ khá phiền phức khi máy gặp trục trặc và không có hóa đơn mua hàng để chứng minh nguồn gốc. Họ sẽ không thể mang sản phẩm tới bảo hành ở Apple Store dù còn thời hạn bảo hành trên trang web của Apple.

*

Có thể thấy, chính sách siết chặt bảo hành của Apple đã đánh thẳng vào thị trường kinh doanh hàng xách tay vốn “một vốn bốn lời” nhờ hưởng chính sách bảo hành toàn cầu. Giá rẻ hơn chính hãng phân phối nhưng vẫn được hưởng chính sách bảo hành toàn cầu như hàng chính hãng, nghĩa là cửa hàng xách tay “quá hời” khi bán máy ra và không lo chuyện hậu mãi, sửa chữa vì đã có các trung tâm bảo hành ủy quyền lo.

Ngoài ra, nhờ gói mở rộng Apple Care, nhiều MacBook đời cũ còn được bảo hành như máy mới. Trong trường hợp trục trặc, người dùng còn đem tới các trung tâm của hãng ở Việt Nam để đổi mới. Việc bảo hành không cần hóa đơn còn tạo sơ hở để các cửa hàng sửa chữa nhỏ lẻ lợi dụng để tráo đổi linh kiện cũ lấy mới.

Hiện tại vẫn chưa có thông báo chính thức nào từ Apple cũng như các trung tâm bảo hành uỷ quyền của họ về sự thay đổi trong chính sách. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì việc yêu cầu hoá đơn chứng thực mua hàng khi bảo hành sản phẩm phụ thuộc vào từng nhà cung cấp dịch vụ và đã được thông báo từ lâu trong chính sách của họ.

Từ trường hợp của người dùng bị từ chối bảo hành bàn phím nói trên, tốt nhất người dùng cần yêu cầu nơi bán cung cấp lại hoá đơn mua hàng để đảm bảo quyền lợi của mình sau này. Hoá đơn điện tử hoặc ảnh chụp lại hoá đơn đều được chấp nhận.