Kết luận số 64-kl/tw

-
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -----

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ---------------

Số: 64-KL/TW

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2013

KẾT LUẬN

HỘINGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNHTRỊ TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN CƠ SỞ

Ban Chấp hành Trung ương đã xemxét Tờ trình của Bộ Chính trị về Đề án "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệthống chính trị từ Trung ương đến cơ sở" và kết luậnnhư sau:

I. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊNNHÂN

1.

Bạn đang xem: Kết luận số 64-kl/tw

Hơn hai mươi năm qua,cùng với việc lãnh đạo toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, Ban Chấp hànhTrung ương đã ban hành, tổ chức thực hiện nhiều nghị quyết về đổi mới, kiện toàntổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cải cáchtiền lương và thu được những kết quả quan trọng. Tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trậnTổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được sắp xếp, kiện toàn;chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chínhtrị được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn; góp phần bảo đảm vai trò lãnh đạocủa Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đấtnước.

Tuy nhiên, tổ chức bộ máy vẫn còncồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian; chức năng, nhiệm vụ củamột số tổ chức trên một số lĩnh vực còn chồng chéo; thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là ngườiđứng đầu chưa rõ. Phương thức lãnhđạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xãhội chậm đổi mới. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và hiệulực, hiệu quả quản lý của nhà nước ở nhiều nơi còn hạnchế. Chưa đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.Chưa phân định rạch ròi tổ chức chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn.Việc đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, vận động quần chúng củaMặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chưa đáp ứng được yêu cầu. Đổi mới tổ chức bộmáy chưa gắn với việc tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộcông chức. Số lượng cán bộ, công chức, nhất là viên chức ở các đơn vị sự nghiệpcông lập và cán bộ công chức xã,phường, thị trấn tăng nhanh. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng đượcyêu cầu nhiệm vụ.

2. Nguyên nhân chủ yếucủa tình hình trên là:

Hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệthống chính trị trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, hội nhập quốc tế là việc hết sức quan trọng, phức tạp, chúng ta phải vừalàm, vừa rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện. Nhiều vấn đề vềnội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền, về tổchức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vìdân, về quyền làm chủ của nhân dân còn chưa được làm sáng tỏ.

Việc quán triệt, tổ chức thực hiệncác quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng về hoàn thiện hệ thống chính trịchưa thực sự kiên quyết, nể nang, thiếu nhất quán; buông lỏng kiểm tra, giámsát việc thực hiện.

Chưa tiến hành đồng bộ giữa đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy với sửa đổi, bổ sungchức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sáchvà nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Cơ sởkhoa học và thực tiễn để xác định tổ chức bộ máy, biên chế phù hợp với từng cơ quan chưa được làm rõ. Xã hội hóa dịch vụ công chậm. Chưacó một đầu mối thống nhất quản lýbiên chế cho cả hệ thống chính trị. Việc chuyển cán bộ cấp xã thành công chứcvới diện quá rộng. Cơ chế, chính sách về tiền lương, nhà ở còn bất cập, chưatạo cho cán bộ, công chức có động lực, toàn tâm toàn ý với công việc và thu hútngười giỏi về công tác ở các cơ quan trong hệ thống chính trị. Chưa có cơ chếkịp thời thay thế những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔIMỚI, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN CƠ SỞ

A. Quanđiểm

1. Đổi mới, hoànthiện hệ thống chính trị phải bám sát, cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm củaCương lĩnh, Điều lệ, văn kiện Đại hộiXI của Đảng, đồng bộ với nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992; bảo đảm tăng cườngvai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huyquyền làm chủ của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầuphát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

2. Đổi mới, hoànthiện đồng bộ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng bộ với đổi mới thểchế kinh tế, phù hợp với đổi mới nội dung và phương thứclãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máyphải gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cánbộ, công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách;quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.

3. Về tổ chức bộmáy, không nhất thiết ở Trung ương có tổ chức nào thì ởđịa phương cũng có tổ chức đó. Căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí và quy địnhkhung của Trung ương, địa phương có thể lập (hoặc khônglập) tổ chức sau khi được sự đồng ý của cấp trên có thẩm quyền, về biên chế,cần tăng cường kiêm nhiệm một số chức danh trong các tổ chức của hệ thống chínhtrị. Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và cơ chế hoạt động củacác đơn vị sự nghiệp công.

4. Tiếp tục đổi mới,hoàn thiện hệ thống chính trị cần thực hiện mạnh mẽ với quyết tâm chính trịcao. Những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã đủ rõ, chín muồi thì kiên quyết thựchiện. Những vấn đề chưa đủ rõ thì khẩn trương nghiên cứu, làm thí điểm và tổngkết thực tiễn để làm rõ, có bước đi thích hợp, không nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Những chủ trương đã thực hiện,nhưng thực tiễn khẳng định là không phù hợp thì điều chỉnh, sửa đổi ngay.

B. Mụctiêu

Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chínhtrị từ Trung ương đến cơ sở nhằm xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, cótính ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũcán bộ, công chức có số lượng hợp lý, có phẩm chất chínhtrị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, đáp ứngđược yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và có tiền lương,thu nhập bảo đảm cuộc sống.

C. Nhiệmvụ, giải pháp

1. Đối với tổchức đảng

1.1. Cơ quan lãnh đạocủa Đảng: Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thứclãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trungương 5 khóa X, Bổ sung, hoàn thiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng đoàn, ban cán sựđảng và cấp ủy đảng các cấp theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm, mở rộngdân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, cácchức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng và cấp ủy các cấp có chất lượng. Bổ sung,điều chỉnh, hoàn thiện các quy chế, quy định về quy trình công tác của các cấpủy, tổ chức đảng, về quan hệ lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với hoạt độngcủa hệ thống chính trị. Tiếp tục đổi mới cách ra nghịquyết, tập trung vào lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát,sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng. Điều chỉnh chức năng, nhiệmvụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thịtrấn cho phù hợp với thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ mới; sơ kết việc thành lậpchi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn; thống nhất mô hình tổ chức đảng ở cơ sởphù hợp với tổ chức dân cư dưới cấp xã. Tiếp tục nghiên cứutổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đảng ủy khối ở Trung ương,địa phương, Đảng ủy Ngoài nước; mô hình tổ chức đảng ở các tổng công ty, tập đoànkinh tế nhà nước.

1.2. Các cơ quan thammưu giúp việc, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ươngcơ bản giữ ổn định về tổ chức. Chuyển Học viện Hành chính từ Học viện Chính trị - Hành chínhquốc gia Hồ Chí Minh về Bộ Nội vụ và tổ chức lại cho hợp lý; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh để phù hợp với vị trí, chứcnăng là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương. Thực hiện chủ trương khôngnhất thiết ở Trung ương có ban đảng, đảng bộ nào thì ở địa phương cũng phải có ban đảng, đảng bộ đó; căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí vàquy định khung của Trung ương, cấp ủy địa phương có thể lập (hoặc không lập) tổchức sau khi được sự đồng ý của cấp ủy cấp trên có thẩm quyền.Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế các cơ quan tham mưu giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy cấptỉnh, cấp huyện. Xem xét việc thành lập ban kinh tế ở mộtsố tỉnh ủy, thành ủy.

2. Đối với Nhànước

2.1. Quốc hội

Trước mắt, giữ ổn định Hội đồngdân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Nghiên cứu bổ sung một số thẩm quyền cho Ủyban Thường vụ Quốc hội để thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực giữa 2 kỳ họpQuốc hội; bổ sung thêm thẩm quyền, trách nhiệm của Hộiđồng dân tộc, các Ủy ban, điều chỉnh số lượng lãnh đạo cho phù hợp với yêu cầunhiệm vụ của từng cơ quan. Kiện toàn bộ máy giúp việc của Văn phòng Quốc hộitheo các khối công việc bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, gắn với hoạt động của Hộiđồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Nghiên cứu việc chuyển một số ban của Ủyban Thường vụ Quốc hội thành ban của Quốc hội và việc lập chức danh Tổng thư kýcủa Quốc hội. Từng bước tăng hợp lý số lượng đại biểu Quốchội chuyên trách trên cơ sở bảo đảm tính đại diện, tínhchuyên nghiệp, nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu; tăng đại biểu chuyêntrách làm việc ở Hội đồng dân tộc và các Ủy ban là các chuyên gia, am hiểu sâucác lĩnh vực chuyên môn. Xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm của đại biểu với cửtri, trước hết là cử tri tại nơi bầu cử. Tiếp tục đổi mớiquy trình và nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định cácvấn đề quan trọng của đất nước.

2.2. Chủ tịch nước

Hoàn thiện chế định Chủ tịch nướctrong Hiến pháp và pháp luật nhằm xác định rõ và cụ thể hơn quyền hạn và tráchnhiệm của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đốinội, đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang; quan hệ giữa Chủ tịch nướcvới các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nghiên cứu làm rõ quan hệ lãnhđạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Chủ tịch nước.

Kiện toàn tổ chức bộ máy của Vănphòng Chủ tịch nước đáp ứng yêu cầu tham mưu, giúp việc Chủ tịch nước, Phó Chủtịch nước trong tình hình mới theoquy định của Hiến pháp và pháp luật.

Xem thêm: 6 Tác Phẩm Cổ Trang Khiến Nsx Xứ Trung "Hết Hồn" Không Dám Remake Thêm

2.3. Chính phủ

Tiếp tục đổi mới hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nềnhành chính trong sạch, vững mạnh, quản lý thống nhất, thông suốt, tinh gọn, hợplý; nâng cao hiệu lực, hiệu quả các cơ quan nhà nước, khắc phục tình trạngbuông lỏng trên một số lĩnh vực. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chế độcông vụ, công chức.

Trước mắt, giữcơ bản ổn định tổ chức của Chính phủ, tổ chức bộ quản lýđa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với thực tiễn đất nước. Phát huy vai trò, trách nhiệm của tậpthể Chính phủ, đồng thời đề cao tráchnhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ. Điều chỉnh,bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành tập trung vào quản lýnhà nước trên các lĩnh vực, khắc phục những chồng chéo hoặc bỏ trống về chứcnăng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý; làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; bảo đảm nguyên tắcmột việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.Hoàn thiện cơ chế phân cấp theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm củachính quyền địa phương, đồng thời bảo đảm sự quản lý thống nhất của Trung ương.Chuyển những nhiệm vụ mà các cơ quannhà nước không cần thiết phải thực hiện để giao cho các tổchức xã hội đảm nhận.

Xem xét, điều chỉnh một số tổ chứckhông cần thiết, chưa phù hợp bên trong một số bộ, việc thành lập một sốtổng cục; khắc phục những hạn chế khi tổ chức bộ quản lý đangành, đa lĩnh vực; nghiên cứu việc thành lập tổ chức thực hiện chức năng chủsở hữu, quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

Nghiên cứu phạm vi quản lý đangành, đa lĩnh vực của một số bộ, việc thành lập cơ quan quản lý chuyên ngànhvề năng lượng và tài nguyên nước phù hợp với trình độ, nănglực quản lý và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và cơ chếhoạt động của các đơn vị sự nghiệp công để cung ứng tốt hơn các dịch vụ cơ bản thiết yếu cho người dân, nhất làcác đối tượng chính sách xã hội, người nghèo. Nhà nướctăng cường đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, địabàn khó khăn. Tiếp tục đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơnvị sự nghiệp công lập gắn với tăng cườngchức năng quản lý của Nhà nước. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyếnkhích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thànhphần ngoài Nhà nước trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn, các quy định của phápluật và sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước vànhân dân.

2.4. Chính quyền địaphương

Sớm hoàn thành quy hoạch để bảođảm cơ bản giữ ổn định số lượng đơnvị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã. Hoàn thiện tổ chức bộmáy chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng quy định khung các cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân dâncấp tỉnh, cấp huyện; căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí vàquy định khung của Chính phủ, địa phương có thể lập (hoặc không lập) cơ quan,tổ chức đặc thù sau khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. Rà soát, điềuchỉnh, khắc phục những chồng chéo, không rõ về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện,giữa Ủy ban nhân dân cấp huyện với các sở, ngành cấp tỉnh. Nghiên cứu về tổ chức chính quyền địa phương (có phân biệt tổ chức chính quyền đô thị và chính quyền nôngthôn), giao Bộ Chính trị chỉ đạo thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị.Hướng dẫn tổ chức đảng và chính quyền phù hợp với các địa phương có tính đặcthù, như đặc khu kinh tế, hải đảo...

Sớm tổng kết việc thực hiện thíđiểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường để có chủ trương thực hiện trong thời gian tới. Thực hiện mô hình bí thưcấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp; bí thư cấp ủy đồng thờilà Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở cấp xã, cấp huyện đối vớinhững nơi có đủ điều kiện. Thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộchủ chốt không phải là người địa phương.

Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phù hợp với tìnhhình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ mới. Quy định dưới xã,phường, thị trấn là thôn, tổ dân phố và tương đương (cóquy mô phù hợp với địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi), chủ yếu hoạt động theohình thức tự quản của cộng đồng dân cư, hạn chế tối đa việc sử dụng kinh phí từngân sách. Thực hiện khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chứcchính trị - xã hội ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và tương đương bảo đảm phù hợpvới tình hình thực tế của địa phương.

2.3. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiệnChiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Tổ chức hệ thốngtòa án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là trọng tâmcủa cải cách tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa ánđối với các khiếu kiện hành chính, giải quyết tranh chấp về đất đai; đổi mới cơ chế giám đốc thẩm, tái thẩm. Tổ chức hệ thống viện kiểm sátnhân dân phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án nhân dân.Bảo đảm các điều kiện để viện kiểmsát thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tốvà kiểm sát hoạt động tư pháp. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàntổ chức của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TWcủa Bộ Chính trị về cải cách tư pháp; đổi mới và kiện toàncác tổ chức bổ trợ tư pháp.

3. Đối với Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổchức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng tinhgọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo. Đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng, quản lý nhà nước, đổi mới cơ chế tài chính đối vớiMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo điều kiện để Mặt trậnTổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng thêm tính tự chủ, chủ động hơn trong hoạt động; không "hành chính hóa" để gần dân, sát dânhơn. Thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp, quy định vềgiám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xãhội, cơ chế để nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Quy địnhchặt chẽ về tổ chức và hoạt động của các hội theo nguyên tắc tự nguyện, tựquản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật. Sửa đổi, bổ sung cácquy định của Nhà nước về quản lý tổ chức và hoạt động hộiphù hợp với tình hình mới.

4. Về biên chếvà nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức

4.1. Về quản lý biên chếvà tinh giản biên chế

Quy định nhiệm vụ, thẩm quyền,trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, tiêu chuẩnchức danh trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước,Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị" xã hội để giao và quản lý biênchế cán bộ, công chức, xác định số lượng viên chức.

Nghiên cứu cơ chế quản lý biên chếthống nhất của cả hệ thống chính trị. Định kỳ hằng năm Bộ Chính trị nghe và choý kiến về quản lý biên chế và định hướng bố trí biên chế của cả hệ thống chínhtrị. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế giao, quản lý và sửdụng biên chế. Thực hiện chế độ kiêm nhiệm các chức danh phù hợp và tiếp tụcthí điểm khoán kinh phí hành chính để khuyến khích giảm biên chế. Thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó lãnh đạo, quản lý ởcác tổ chức trong hệ thống chính trị.

Tiếp tục thực hiện chủ trương tinhgiản biên chế, từ nay đến năm 2016 cơ bản không tăng tổng biên chế của cả hệthống chính trị (trừ trường hợp lập thêm tổ chức hoặc đượcgiao nhiệm vụ mới). Cơ cấu lại và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức, có chính sách và biện pháp đồng bộ để thay thế những người không đáp ứngđược yêu cầu. Trường hợp có yêu cầu tăng thêm biên chếphải có đề án được các cơ quan chức năng thẩm định chặt chẽ.

Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ,tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập,xã hội hóa dịch vụ công, từng bước giảm chi lương viên chức từ ngân sách nhànước; thống nhất quản lý chặt chẽ việc thành lập mới các đơn vị sự nghiệp cônglập và số lượng viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công lập.

Sửa đổi quy định về cán bộ, côngchức cấp xã theo hướng: Từ nhiệm kỳ 2015 - 2020, cán bộ cấp xã hoạt động theonhiệm kỳ, được hưởng chế độ theo quy định của Nhà nước; hết nhiệm kỳ không được bầu vào chức danh mới, nếu đủtiêu chuẩn, điều kiện thì được bố trí công tác khác theo quy định, nếu không đủtiêu chuẩn, điều kiện thì được nghỉ công tác, hưởng chế độ trợ cấp một lần vàđóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Công chức cấp xã là người đủ tiêu chuẩn, điềukiện làm việc theo các chức danh quy định (có thể là côngchức cấp huyện được điều động về làm việc tại xã). Tăng cường kiêm nhiệm côngviệc, khoán quỹ phụ cấp để giảm dần số lượng những người hoạt động không chuyêntrách gắn với việc tăng thu nhập của cán bộ công chức cấpxã. Mỗi thôn, tổ dân phố và tương đương có một số chứcdanh (không quá 3 người) được hưởng phụ cấp hằng tháng từ ngânsách nhà nước; tăng cường quyền làm chủ của nhân dân gắn với đẩy mạnh thực hiệncác hình thức tự quản và xã hội hóa ở cộng đồng dân cư.

4.2. Về nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức

Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ,công chức để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũcán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹnăng công tác; kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với thựchiện luân chuyển để rèn luyện trong thực tiễn. Xây dựng đội ngũ chuyên giagiỏi, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu cấp chiến lược ở các cơ quancủa Đảng, Nhà nước. Gắn chính sách tinh giản biên chế vớiviệc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, nâng caothu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Có chính sách phù hợp vớiđội ngũ chuyên gia, chính sách thu hút người tài vào làm việc trong cơ quan củahệ thống chính trị; thu hút cán bộ trẻ, có trình độ đại học về công tác ở cơsở; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanhniên ưu tú ở địa phương bổ sung cho đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã. Thực hiện thi tuyển các chức danh quản lý ởTrung ương (đến cấp vụ trưởng) và ở địa phương (đến cấp giám đốc sở) và tươngđương. Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng thituyển công chức, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh; quan tâm đào tạocán bộ nữ, cán bộ người dân tộc. Sửa đổi các quy định về tiêu chuẩn bằng cấpđối với cán bộ, công chức theo hướng thiết thực, tránhhình thức và phù hợp với thực tế.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Chính trị ban hành kếhoạch tổ chức thực hiện Kết luận này để bảo đảm việc thựchiện thống nhất, đồng bộ, đạt kết quả cao.

2. Các tỉnh ủy, thành ủy,các ban đảng Trung ương, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trungương căn cứ Kết luận này xây dựng đề án cụ thể thực hiện; rà soát về cơ cấu tổchức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, tiêu chuẩn chức danhcán bộ, công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm để tiến hành đổi mới tổchức, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng hoạt động ở địa phương, đơn vị.

3. Đảng đoàn Quốc hội, Bancán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan cóliên quan tiến hành tổng kết các đề án đã thí điểm và một số vấn đề cần thựchiện thí điểm trong thời gian tới để phục vụ việc sửa đổiHiến pháp năm 1992 và pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của các tổchức trong hệ thống chính trị trình cấp có thẩm quyền quyết định.

4. Ban Tổ chức Trung ươngchủ trì phối hợp với các ban đảng, Văn phòng Trung ươngĐảng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Kết luận này, địnhkỳ báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.