Người trình báo kho vàng núi tàu cung cấp chứng cứ

-
Video Thời sự Tôi viết Thế giới Văn hóa Giải trí Thể thao Đời sống Tài chính - Kinh doanh Giới trẻ Giáo dục Công nghệ Game Sức khỏe Xe Thời trang trẻ Bạn đọc Bạn cần biết

Bạn đang xem: Người trình báo kho vàng núi tàu cung cấp chứng cứ

Video Thời sự Thế giới Tài chính - Kinh doanh Đời sống Văn hóa Giải trí Giới trẻ Giáo dục Thể thao Sức khỏe Công nghệ Xe Game Thời trang trẻ Bạn đọc
*

Cụ Tiệp, với ước nguyện tìm kho báu ở núi Tàu đã đi xa. Nhưng những ký ức về con người ấy còn mãi. Trong 17 năm tôi làm ở Báo Thanh Niên thì cụ là một nhân vật đặc biệt nhất mà tôi từng viết.


Xem thêm: Xem Phim Tử Thần Ngọt Ngào Tập 5 Vietsub, Đu Phim Thái Lan 20H30

*
Cụ Trần Văn Tiệp và người viết trong lần đi "kiểm tra" việc tìm kiếm kho báu núi Tàu, năm 2012

Tôi đã viết không biết bao nhiêu tin, bài về kho báu núi Tàu, về cụ Tiệp trong suốt 10 năm, kể từ 2006.

Trong suốt quá trình ấy, tôi luôn theo dõi và bám sát tất cả các hoạt động tìm kiếm kho vàng núi Tàu của cụ Tiệp dù là ở TP.HCM hay ở Bình Thuận. Có khi là một bài báo to, chứa nhiều thông tin, nhưng có khi tin tức chỉ đôi ba dòng. Nhưng các tin tức về cụ Tiệp, về kho vàng 4.000 tấntrên Thanh Niênluôn được bạn đọc đặc biệt chú ý và quan tâm theo dõi.


*

Đã có những lúc tôi bị “đứt” nguồn thông tin, không biết viết gì nữa. Nhưng với yêu cầu của Tòa soạn là phải tiếp tục phục vụ độc giả, tôi lại tiếp cận tìm cho ra những thông tin mới nhất về kho báu mà cụ Tiệp đang dày công kiếm tìm.

Thế nhưng không phải lúc nào cũng lấy được thông tin từ ông cụ. Có lúc gọi điện thoại cụ không nghe máy. Những lúc đó tôi gọi các con trai của cụ, những người giúp việc của cụ để lấy thông tin. Có lúc phải theo cụ lên tận đỉnh núi, chạy xe máy từ Phan Thiết ra núi Tàu cả trăm cây số vì có tin cụ Tiệp “đã tiếp cận được cửa hang vào kho báu”.

Có những lần trời chưa sáng, cụ đã có mặt tại nhà tôi, yêu cầu tôi cùng cụ đi gặp Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận để trình bày khẩn cấp “phương án khai thác kho vàng 4.000 tấn cho ngân khố quốc gia”.


Trong mấy chục năm trời, cụ Tiệp đã bỏ ra hàng nghìn lượng vàng để chi phí cho việc đi tìm kho báu mà theo cụ là người Nhật chôn giấu ở núi Tàu.

Năm 2016, cụ Tiệp mất do tuổi đã đạt độ tuổi “bách niên giai lão” dù kho báu ở núi Tàu vẫn “ mãi mãi nằm trong lòng đất”. Tôi đặt vòng hoa viếng cụ như kính viếng một người thân của mình.

Giấc mơ tìm ra kho báu cho ngân khố quốc gia, cùng những bài báo của tôi về cụ Tiệp cũng khép lại đó. Khi tôi viết những dòng chữ cuối cùng để vĩnh biệt nhân vật của mình, rất nhiều bạn đọc đã xúc động gửi những lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và các con của cụ. Qua theo dõi Báo Thanh Niên, bạn đọc không chỉ thán phục cụ Tiệp tính kiên định, mà còn nể phục cụ bởi nghĩa hiệp “lấy kho báu về cho ngân khố quốc gia” chứ không màng lợi lộc cho gia đình mình.

Cụ Tiệp đã không còn nữa, nhưng tôi luôn nhớ ơn cụ. Không chỉ đã cho tôi một đề tài viết báo đến 10 năm, mà chính nhân cách và ý chí kiên cường của cụ đã dạy cho tôi bài học về ý chí kiên cường trước những khó khăn thử thách của con người.