Hoàng tử ai cập

-

Ngày mai, 22-9, tại Nhà hát Bến Thành, Sân khấu Kịch IDECAF chính thức công diễn vở kịch thiếu nhi Hoàng tử Ai Cập (tác giả Thanh Phương, đạo diễn Vũ Minh).

Bạn đang xem: Hoàng tử ai cập

Sự có mặt của vở kịch này trong mùa Trung Thu năm nay càng tạo thêm không khí vui tươi nhiều màu sắc và như một món quà ý nghĩa nhất mà những người thực hiện dành cho các em thiếu nhi. Anh Huỳnh Anh Tuấn – Giám đốc sân khấu Thái Dương (IDECAF) cho biết vở sẽ kéo dài đến hết tháng 10-2007, tuy nhiên vé cho các suất diễn này… đã bán hết từ hơn một tháng trước!Vở kịch hoành tráng và hấp dẫn


*
Cảnh trong vở Hoàng tử Ai Cập

Chương trình Ngày xửa ngày xưa của sân khấu IDECAF nhiều năm qua đã rất thành công và quen thuộc với khán giả nhí. Lần này, Hoàng tử Ai Cập được xây dựng theo phong cách một vở nhạc kịch độc đáo, mới lạ, cách dàn dựng công phu, hoành tráng, nội dung lô gích từ đầu đến cuối.Câu chuyện về hoàng tử xứ Ai Cập (Đức Thịnh) rất ngỗ nghịch và luôn khinh người, lúc nào cũng ức hiếp công chúa chị (Hồng Ánh), cũng như không nghe lời dạy bảo của hoàng hậu (Hoàng Trinh). Ngày sinh nhật của mình, hoàng tử đã ném bỏ những món quà đầy tấm chân tình của quan cận thần (Tuấn Khôi) và bà vú (Thanh Vân), đó là những buồng chuối và quyển sách giải đáp câu đố cùng cách dạy làm người. Không nghe lời của hoàng hậu, hoàng tử kết bạn với Bò Cạp diêm dúa (Hữu Châu) và Bò Cạp câm (Thành Lộc).

Thật ra, hai tên này tuân theo mệnh lệnh của Vua Bò Cạp (Bạch Long) đến tìm cách dụ dỗ bắt cóc hoàng tử và chiếm đoạt hoàng cung. Để cứu hoàng tử, hoàng hậu phải chấp nhận về làm vợ Vua Bò Cạp độc ác và ngu xuẩn, cả công chúa cũng bị hắn bắt về động, cho uống nọc độc của bò cạp và trở thành cô gái mất hết tính người. Hoàng tử hối hận về những lỗi lầm của mình, ra sức học tập và tự tìm đường đến động Vua Bò Cạp giải cứu hoàng hậu và công chúa.

Chính những buồng chuối và quyển sách “thần kỳ” hôm nào đã giúp hoàng tử chiến thắng Vua Bò Cạp, đưa mẹ và chị trở về hoàng cung thân yêu… Song song với tuyến nhân vật chính là sự xuất hiện của ba cô mèo dễ thương (Mỹ Duyên – Hương Giang – Ngọc Tuyết), rất trung thành với công chúa và luôn biết giúp đỡ mọi người. Các nhân vật bị Vua Bò Cạp bắt làm tù binh như anh em Nhân Sư (Vũ Đình Toàn – Đại Nghĩa), Quỷ vui vẻ (Thanh Phương) và Ma điệu (Lê Khánh) góp phần làm cho vở thêm hấp dẫn, hồi hộp và đầy ắp tiếng cười.

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười

Các diễn viên đã được “đo ni đóng giày”, vào những vai đúng với sở trường của mình nên diễn xuất rất chinh phục, lôi cuốn.

Xem thêm: Cô Giáo Đẹp Như Hoa Mai Rừng, Lời Bài Hát Cô Giáo Về Bản (Beat)

Với thế mạnh là một nghệ sĩ cải lương tuồng cổ, Bạch Long đã có những màn vũ đạo thật điêu luyện, nhà nghề, sự xuất hiện của Vua Bò Cạp bao giờ cũng cần thiết và tạo nên những tình huống thu hút khán giả. Một bất ngờ lớn trong vở kịch này chính là là nghệ sĩ Thành Lộc với những màn tung hứng xuất sắc, rũ bỏ gương mặt đẹp với những vai chính diện của mình để vào nhân vật Bò Cạp câm xấu xí, thủ đoạn.

Nét diễn của Thành Lộc chinh phục đến từng cái liếc mắt, giọng nói. Đại Nghĩa sau ấn tượng với vai Cá Mặt Ngu trong Na Tra, lần này vào vai Nhân Sư, tuy sự xuất hiện không nhiều nhưng luôn tạo ra những tràng cười duyên dáng, thú vị. Phần trang phục đẹp mắt, đặc biệt là sân khấu thiết kế theo phong cách truyện cổ Ai Cập, cổ kính và sáng tạo với những xác ướp cũng như những màn biến hóa chưởng phép “hớp hồn” các khán giả nhí. Vở còn có sự góp mặt của hơn 20 diễn viên quần chúng cùng đội múa thiếu nhi Dế Mèn trực thuộc sân khấu IDECAF.

“Cặp bài trùng” Vũ Minh -Thanh Phương

Thông điệp của vở là giáo dục các em nhỏ sống phải hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương anh chị và mọi người xung quanh, đồng thời khẳng định một điều: cái ác không bao giờ có chỗ tồn tại trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Vũ Minh tốt nghiệp khóa đạo diễn Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh, được giữ lại làm giảng viên đồng thời về cộng tác với sân khấu IDECAF nhiều năm qua, các vở do anh đạo diễn luôn thu hút sự quan tâm của khán giả. Còn Thanh Phương vốn là ca sĩ, “dài tay” sang kịch nói và gặt hái được những thành quả nhất định với nét diễn hài tỉnh rụi, duyên dáng, ngôn ngữ miền Bắc “không đụng hàng” trên các sân khấu kịch phía Nam này.

Anh cũng đã dấn thân vào điện ảnh và thành công với hai bộ phim truyền hình dài tập của đạo diễn Đinh Đức Liêm là Công ty thời trang và Miền đất phúc. Giống như “cặp bài trùng” tác giả – đạo diễn Thành Hội – Ái Như, Vũ Minh – Thanh Phương thời gian qua cũng đã khẳng định được thương hiệu của mình – thương hiệu kịch thiếu nhi với rất nhiều vở luôn trong tình trạng “cháy vé” như Aladin và đủ thứ thần, Na Tra đại náo thủy cung, Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, Truyền thuyết Thánh Gióng… Cả hai đều rất yêu thích thiếu nhi, chính những tình cảm của các em là động lực lớn lao để “bộ đôi” này lao động nghệ thuật hết mình, hợp tác ăn ý với nhau để cho ra đời nhiều kịch bản mới lạ, hấp dẫn phục vụ các khán giả nhí.