Lãi suất tín dụng là gì

-

Định Nghĩa Lãi Suất Tín Dụng Ngân Hàng

Lãi suất tín dụng ngân hàng là tỉ suất lợi tức là tỉ lệ phần trăm (%) giữa tổng số lợi tức thu được với tổng số tiền cho vay được tính trong một thời gian nhất định ( thường là ngày, tháng, quý, 6 tháng hay một năm).

Bạn đang xem: Lãi suất tín dụng là gì

Lãi suất tín dụng ngân hàng phải bảo đảm bù đắp đầy đủ những chi phí bỏ ra và mang lại lợi nhuận cho nhà kinh doanh nên lãi suất bao gồm những yếu tố sau:

(1). Chi phí huy động và quản lý, thực hiện khoản cho vay. Đây là toàn bộ chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động cho vay bao gồm những khoản mục chủ yếu như: lãi đầu vào, chi phí về tiền lương, khấu hao tài sản cố định,…khoản chi phí này có thể cắt giảm nếu thực hiện được một sự đổi mới trong tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng. Vì thế đây là khâu mấu chốt trong quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng.

(2). Chi phí bù đắp rủi ro cho vay. Đó là khả năng không thu hồi được lãi hoặc cả vốn lẫn lãi của món vay. Cũng giống như mọi loại hình kinh doanh khác, hoạt động tín dụng cũng có khả năng rủi ro, thậm chí rủi ro rất cao. Vì vậy việc tính vào trong mức lãi một tỷ lệ rủi ro để dự phòng là điều cần thiết. Rủi ro có thể do khách quan mang lại, cũng có thể do chủ quan gây ra và có thể phòng tránh được trong chừng mực nhất định. Vì vậy tùy thuộc vào năng lực của Ngân hàng mà có thể đưa tỷ lệ này đến mức thấp nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh.

Xem thêm: Cách Kiểm Tra Iphone 5, 5S, 6 Cũ Trước Khi Mua, Iphone 5S 16G Nguyên Zin

(3). Lợi nhuận mong đợi từ khoản cho vay. Yếu tố cuối cùng để cấu thành một mức lãi suất hợp lý chính là yếu tố lãi ròng. Như bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào khác, hoạt động tín dụng quan tâm đến khả năng tích lũy của chính hoạt động kinh doanh của mình. Mức lãi ròng phụ thuộc vào mức sinh lợi chung của nền kinh tế. Tuy nhiên do điều kiện đặc thù mà có thể nảy sinh chênh lệch.


*

Ngân Hàng Định Giá Khoản Vay Tín Dụng Như Thế Nào ?

Để định giá của một khoản cho vay, Ngân hàng cần phải xác định được các yếu tố cấu thành nên lãi suất cho vay, trong đó 4 yếu tố quan trọng nhất là:

(1) lãi suất phải bao gồm tất cả chi phí huy động vốn;

(2) lãi suất phải bù đắp chi phí quản lý và thực hiện cho vay;

(3) lãi suất phải trang trải được các loại rủi ro;

(4) lãi suất phải có phần thặng dư cho người cho vay.

*

Có 3 phương pháp định giá khoản cho vay như sau:

(1). Định giá theo lãi suất cơ bản. Đó là việc ngân hàng xác định lãi suất cơ bản để áp dụng cho khách hàng uy tín nhất của họ và dùng lãi suất này làm cơ sở để tính lãi suất cho vay đối với các loại khách hàng khác nhau bằng cách cộng thêm vào lãi suất cơ bản một tỷ lệ % nhất định. Cách xác định lãi suất cơ bản thường do ngân hàng xác định nhưng chủ yếu là do cung cầu tín dụng trong nền kinh tế quyết định. Những nhân tố quyết định đến lãi suất cơ bản như: Chi phí huy động vốn cho ngân hàng (thường dựa vào các nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng), thu nhập do đầu tư (thường dựa vào các chứng khoán kho bạc),lãi suất của các nguồn đi vay thay thế (thường dựa vào lãi suất của tín phiếu thương mại). Việc điều chỉnh lãi suất cơ bản dựa vào 3 yếu tố là điều chỉnh theo mức độ rủi ro; điều chỉnh theo thời hạn vay và điều chỉnh theo nhân tố cạnh tranh. Cụ thể:

Lãi suất cho vay = Lãi suất cho vay cơ bản + tỷ lệ điều chỉnh rủi ro + tỷ lệ điều chỉnh theo thời hạn+ tỷ lệ điều chỉnh theo yếu tố cạnh tranh

(2). Định giá dựa trên cơ sở lãi suất Libor (London Interbank Offered Rate : lãi suất thị trường liên ngân hàng London), thường áp dụng trong trường hợp cho vay bằng ngoại tệ.

Lãi suất cho vay = Libor + tỷ lệ điều chỉnh rủi ro + tỷ lệ điều chỉnh theo thời hạn+ tỷ lệ suất lợi nhuận cận biên

(3). Định giá dựa theo quỹ huy động tương ứng. Lãi suất của khoản cho vay theo quỹ huy động tương ứng được xác định bằng cách cộng thêm một khoản chênh lệch vào lãi suất của nguồn tài trợ tương ứng:

Lãi suất cho vay với thời hạn (t)= Lãi suất huy động có kỳ hạn tương ứng (t) + chi phí quản lý thực hiện khoản cho vay+ tỷ lệ điều chỉnh rủi ro + lợi nhuận mong đợi của NH