Lịch sử hệ điều hành linux

-

Dù không quen thuộc với người dùng phổ thông nhưng Linux vẫn là một phần quan trọng trong thế giới Hi-tech. Hệ điều hành mã nguồn mở này hiện nay phổ biến nhất trên các máy chủ và các hệ thống thông tin hàng đầu thế giới. Lịch sử về hệ điều hành GNU/LINUX là một câu chuyện rất dài.

Bạn đang xem: Lịch sử hệ điều hành linux


Lịch sử về hệ điều hành GNU/LINUX – Biểu tượng của mã nguồn mở

Hệ thống LAMP là giải pháp cho những máy chủ không muốn lệ thuộc bản quyền. L – là GNU/Linux các HĐH mã nguồn mở nhân Linux, A– Apache là một phần mềm được cài đặt trên các máy chủ web server (phần cứng) để xử lý các yêu cầu gửi tới máy chủ dưới giao thức HTTP. M– MySQL hệ quản trị cơ sở dữ liệu. P – PHP ngôn ngữ lập trình hướng kịch bản, dùng để lập trình web. Bốn thành phần trên là nòng cốt của Web-server, tất cả có điểm chung đều mở và miễn phí. Ngoài ra, nhân Linux còn là nền tảng của Android.

*


"Ra đời, cuộc sống bươm chải, có làm vẫn không có ăn" nên phải gắn QUẢNG CÁOCác bạn cần hosting WordPress nhanh, rẻ và dễ sử dụng có free SLL hãy chọn Azdigi nhé.Link đăng ký: NHẬN NGAY ƯU ĐÃINếu các bạn mua hosting từ link trên, mình sẽ có một ít tiền để duy trì. Cảm ơn
Hệ điều hành GNU/LINUX

Trong khi Microsoft và Mac OS X có thể mang tới trải nghiệm người dùng trực quan, dễ sử dụng hơn, thì khả năng tùy biến cùng hiệu năng vượt trội giúp cho Linux trở thành lựa chọn số 1 của các chuyên gia công nghệ thực thụ.

Câu chuyện bắt đầu từ …

Một sự thật ít người biết tới về Linux là hệ điều hành này thực chất có tên gọi là “GNU/Linux” và cũng không phải do Linus Torvald sáng tạo ra. Dự án GNU ban đầu được phát triển bởi Richard Stallman với mục tiêu tạo ra một hệ điều hành mở, nhiều thành phần.

*
Richard Matthew Stallman – Cha đẻ của dự án GNU
Bài viết cùng chủ đề

Những tiêu chí chọn mua laptop trong năm 2018


Những mẫu laptop trên dưới 10 triệu cho sinh viên


"Ra đời, cuộc sống bươm chải, có làm vẫn không có ăn" nên phải gắn QUẢNG CÁOCác bạn cần hosting WordPress nhanh, rẻ và dễ sử dụng có free SLL hãy chọn Azdigi nhé.Link đăng ký: NHẬN NGAY ƯU ĐÃINếu các bạn mua hosting từ link trên, mình sẽ có một ít tiền để duy trì. Cảm ơn
Năm 1984, tại trường Đại học Massachusetts Institute of Technology (MIT) nơi mà Richard Matthew Stallman làm quản trị viên hệ thống đã tiếp nhận phiên bản mới nhất của UNIX. Phiên bản này khác với trước, nó không phụ thuộc vào các mã nguồn của hệ điều hành. Hơn nữa bạn sẽ không thể nhận được bộ mã nguồn nếu không đăng kí những thỏa thuận mật (NDA: Non Disclosure Agreement). UNIX được phân phối cho các trường đại học và những doanh nghiệp có nhu cầu, với đầy đủ mọi thứ từ mã nguồn đến các công cụ lập trình. Nói cách khác, nếu UNIX là 1 chiếc xe thì khách hàng được cung cấp mọi thứ từ bản vẽ đến từng cái tua vít. Cũng chính vì thế mà các trường học và công ty có thể chỉnh sửa, thậm chí viết lại cả HĐH.

Dù vậy, nó lại được xem là đóng vì cần trả phí bản quyền để được bộ mã. Do đó, Richard Matthew Stallman đã không thể thực hiện cài đặt thêm những chức năng mà người dùng mong muốn vào hệ điều hành.

Khởi động dự án …

Để khắc phục sự bất tiện trên ông đã quyết định viết lại từ đầu một hệ điều hành mới dựa trên nền tảng của UNIX. Với mục tiêu là hệ điều hành mới này là miễn phí (free), nghĩa là bất cứ ai cũng có thể sử dụng phần mềm này một cách tự do. Vì mục đích sử dụng của bản thân, có thể tự thay đổi cho phù hợp, chia sẻ cho người khác mà không chịu một ràng buộc nào. Dự án này được gọi tắt là GNU (GNU is Not Unix)- Một cách chơi chữ để nói móc UNIX. Tổ chức Free Software Foundation (FSF) là một tổ chức phi lợi nhuận làm cơ sở mục tiêu, nó cung cấp nguồn tài trợ cho dự án GNU và ủng hộ việc dùng các phần mềm miễn phí.

Vấn đề phát sinh

Trong một hệ điều hành, về cơ bản thì ta có thể chia làm hai phần, một phần là “nhân” (kernel) và phần còn lại là các phần mềm ứng dụng (application). Nhờ cố gắng của các thành viên mà dự án GNU đã có thể viết được hầu hết các thành phần của hệ điều hành GNU, từ các công cụ lập trình, game, trình soạn thảo văn bản… Nhưng trừ một thứ: nhân (kernel) của hệ điều hành.

Xem thêm: Rồi Anh Sẽ Về Thăm Nhà Em Mới Nhất 2022, Một Mai Giã Từ Vũ Khí

*
Bước ngoặt: Linus Torvalds tạo ra nhân Linux khi còn là sinh viên năm 3

GNU trong thực tế có viết được một phiên bản kernel của riêng họ, tên là GNU Hurd, nhưng mà vấn đề ở chỗ: cho tới năm 2010, tức là hơn 20 năm kể từ thời điểm họ bắt tay vào làm kernel đó, nó vẫn không có khả năng hoạt động ổn định cho mục đích sử dụng máy tính đơn giản hằng ngày. Trong tình cảnh đó, việc Linus Torvalds sử dụng các công cụ lập trình của GNU tạo nên Linux kernel (kernel-giống-UNIX) năm 1991 và trở thành miễn phí năm 1992 như là một “cứu tinh” thần kỳ cho GNU. Thế là với việc dùng Linux kernel, GNU đã lần đầu tiên trở thành một “hệ điều hành thật sự”. Dự án GNU gọi hệ điều hành này là GNU/Linux.

GNU và Linux có hẳn là một bộ …

Vậy ngược lại sẽ có người thắc mắc: vậy hệ điều hành nào sử dụng Linux kernel nhưng không có liên quan tới GNU/Linux? Thật ra có rất nhiều hệ điều hành khác nhau, nhưng tiêu biểu nhất chính là Android, một hệ điều hành dành cho các thiết bị di động, và nó có rất ít liên hệ với GNU. Ngoài ra, GNU cũng có phiên bản không sử dụng Linux kernel, mà sử dụng kernel của họ hệ điều hành BSD.

Như bạn thấy, GNU đóng góp công sức lớn không kém gì Linux, nhưng rốt cục hiện nay, một người thì là anh hùng, còn một người thì lại giống “một kẻ đáng thương” hơn.

Ưu điểm

Điểm đặc trưng nhất ở phần mềm của Linux này mà bây giờ chúng ta vẫn biết đó là hình thức bản quyền của nó. Các phần mềm trong Linux thì hầu hết sử dụng hình thức bản quyền gọi là GPL (GNU General Public License). GPL là bản quyền phần mềm miễn phí được tạo ra bởi dự án GNU của Richard Matthew Stallman như đã nói ở trên với nội dung :

+ Tự do tải về, sao chép phần mềm.+ Tự do thay đổi các source của phần mềm.+ Tự do sử dụng hay phân phát phần mềm cho người thứ 3.+ Có quyền phát hành một phần mềm mà mình đã thay đổi.

Những Khiếm Khuyết- “Bất Tiện”

-Một trong những điểm không được ưa chuộng của Linux là nguyên tắc Đọc- Viết-Chờ của nó (Read-Write-Wait) khiến người dùng có cảm giác nó chậm hơn Windows.-Linux, do nhiều người chưa đặt thêm nhu cầu, nên có nhiều chức năng như tải hồ sơ đa dạng hàng loạt (batch download) CHƯA ĐƯỢC viết cho Linux như Internet Download Manager, ít ứng ụng …– Một số nhu cầu cài đặt, điều chỉnh, chưa được giao diện hóa (GUI), cần người sử dụng viết ngữ lệnh (scripts-command lines). Nhưng nói chung tất cả các nhu cầu thông dụng khác đều đã giao diện hóa giống như MS Windows.

Nếu có thắc mắc, đặt câu hỏi bằng cách comment bên dưới, qua email, hoặc nhắn tin qua Fanpage Góc làm web.