Mã hóa điện thoại là gì

-

Bạn đang sử dụng điện thoại Android và muốn bảo mật thiết bị của mình nhưng không biết làm thế nào. Sau đây là phần hướng dẫn mã hóa bảo vệ thiết bị Android của bạn. Hi vọng bạn sẽ đạt được mong muốn của mình.


Trong những năm gần đây, những chiếc điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết bởi nó trang bị đầy đủ các ứng dụng, tính năng cần thiết cho người sử dụng. Chính vì vậy, mà điện thoại thông minh ngày càng trở nên riêng tư hơn bởi nó lưu trữ rất nhiều thông tin, dữ liệu cá nhân quý giá của người sử dụng. Nên không có gì làm ngạc nhiên, khi Android cũng như iOS đều hỗ trợ tính năng mã hóa hệ thống, mã hóa tất cả dữ liệu trên thiết bị của bạn như các tập tin, các tài liệu tải về, … Và bạn sẽ phải nhập mật khẩu hoặc mã PIN cho mỗi lần mở máy hay truy cập vào dữ liệu của bạn.

Bạn đang xem: Mã hóa điện thoại là gì

Mã hóa 101

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu bản chất thực sự của mã hóa là gì? Hiểu một cách đơn giản mã hóa là đặt dữ liệu của bạn vào trong tình trạng không thể “giải mã” được. Bạn có thể giải mã điện thoại của mình trong quá trình khởi động nếu mật mã bạn nhập vào là đúng (mật mã mà bạn thiết lập trong quá trình mã hóa). Một khi bạn mã hóa điện thoại, thì tất cả dữ liệu trên thiết bị đều được mã hóa để người khác không thể truy cập vào được. Quá trình mã hóa là khá đơn giản và dễ dàng, tuy nhiên, có một số điều bạn cần phải lưu ý trong quá trình mã hóa để quá trình có thể hoàn thành mà không gây tổn thất hay mất mát dữ liệu nào của bạn. Điều quan trọng một khi bạn mã hóa dữ liệu là bạn không thể giải mã nó một cách dễ dàng. Cách duy nhất để làm như vậy sẽ là xóa toàn bộ dữ liệu trên điện thoại của bạn và thiết lập lại nó. Chính điều này làm cho khi mà điện thoại của bạn rơi vào tay kẻ xấu, họ sẽ không thể truy cập vào dữ liệu trên đó mà không có mật mã, mà họ sẽ phải đặt lại điện thoại.

Các điều kiện tiên quyết

Bạn nên nhớ rằng quá trình mã hóa mất rất nhiều thời gian, tùy thuộc vào lượng dữ liệu mà quá trình mã hóa có thể kéo dài từ 30 phút đến hàng giờ. Ngoài ra, để đảm bảo quá trình mã hóa thành công bạn phải chắc chắn là dung lượng pin là đầy và chắc chắn là luôn cắm sạc pin trong quá trình mã hóa để không bị mất mát bất kì dữ liệu nào của bạn.

Một số nhược điểm khi bạn kích hoạt mã hóa

Khi bạn mã hóa thiết bị đồng nghĩa với việc hiệu suất điện thoại của bạn sẽ chậm hơn bình thường vì mã hóa luôn chiếm một vùng bộ nhớ, vì vậy thiết bị của bạn sẽ bị chậm đi ít nhiều tùy thuộc vào thông số phần cứng của điện thoại. Bạn sẽ phải cài đặt lại nếu muốn bỏ mã hóa, sau khi mã hóa dữ liệu bạn chỉ có thể vô hiệu hóa mã hóa bằng cách cài đặt lại thiết bị để thiết lập chế độ mặc định, điều này kéo theo tất cả các dữ liệu trên trên điện thoại của bạn sẽ bị xóa hết và phải cài đặt lại từ đầu. Vì vậy, bạn nên cân nhắc trước khi quyết định nên hay không mã hóa điện thoại của bạn.

Dưới đây là quy trình mã hóa

1. Mã hóa thiết bị Android của bạn, chọn “Setting”

*

2. Di chuyển xuống chọn “Security”

*

3. Tìm tab Encryption, sau đó chọn “Encrypt phone” hoặc “Encrypt device” tùy thuộc vào hãng sản xuất điện thoại.

Xem thêm: Hành Trình 11 Năm Chạy Cùng Running Man Song Joong Ki Trở Lại

*

4. Cắm sạc vào

Nó sẽ cảnh báo bạn nếu bạn chưa đáp ứng được điều kiện tiên quyết, ngoài ra Android cũng cung cấp thêm cho bạn một mô tả ngắn gọn về quá trình mã hóa. Một khi pin bạn đã được sạc đầy và bạn đã chắc chắn là thiết bị đã được cắm sạc, hãy nhấp vào “Encrypt phone”.

*

5. Bước quan trọng nhất

Ở đây bạn sẽ được hỏi để xác nhận mã PIN cho màn hình khóa thiết bị Android của bạn. Nếu bạn không có mã PIN, bạn có thể nhanh chóng thực hiện thiết lập một màn hình khóa với mã PIN. (Gợi ý: Nên lựa chọn mật mã là khó nhớ để họ cũng khó khăn trong việc crack).

*

6. Bạn sẽ phải xác nhận một lần nữa bạn chắc chắn nhận thức được những rủi ro khi mã hóa thiết bị của bạn. Một khi bạn xác nhận mã PIN, quá trình mã hóa sẽ bắt đầu. Thiết bị có thể sẽ khởi động lại một vài lần trong khi chờ đợi, nhưng bạn không nên lo lắng về điều đó vì nó sẽ không làm mất mát bất kỳ dữ liệu nào của bạn.

*

Sau khi hoàn thành quá trình mã hóa trên thiết bị của bạn, dữ liệu lưu trữ sẽ được mã hóa. Bạn sẽ phải nhập mã PIN hoặc mật khẩu mới mỗi khi khởi động điện thoại để đọc dữ liệu và nhất là bạn không được quên mật khẩu nếu không muốn phải đặt lại toàn bộ.