Sách ngữ pháp tiếng trung

-

Sách ngữ pháp tiếng Trung là một trong những tài liệu không thể thiếu ngay cả với những thầy cô làm công tác giảng dạy. Nhưng trên thị trường có khá nhiều sách hay, mà nếu bạn là người mới bạn sẽ rất khó để lựa chọn. Nên mua, nên tham khảo quyển nào và không nên đọc quyển nào?

Hôm nay cùng worldlinks.edu.vn tìm hiểu 9 quyển sách ngữ pháp tiếng Hoa thông dụng nhất nhé.

Bạn đang xem: Sách ngữ pháp tiếng trung


1. Giáo trình ngữ pháp tiếng Hán hiện đại – Sơ Trung Cấp

*

– Tác giả: Tô Cẩm Duy – NXB: Hồng Đức – Tái Bản: 2018, số trang: 322 – Do công ty MCBOOKS phát hành.

Quyển sách ngữ pháp tiếng trung này bao gồm 24 bài. Mỗi bài trình bày một chủ đề từ vựng. Với lối viết rõ ràng, bao gồm cấu trúc, dịch nghĩa. Câu văn ví dụ và hình ảnh minh họa. Các ví dụ trong sách sát với thực tế. Sách được in dạng bìa mềm, chất lượng in ấn đẹp, chữ trình bày dễ nhìn, sắc nét.

*

Điểm hạn chế của sách này là nội dung vẫn còn khá ít. Sách chỉ tập trung vào trình bày những điểm nổi bật của ngữ pháp cơ bản, và cũng có kèm thêm một số thành phần nâng cao. Tuy nhiên như thế là chưa đủ. Theo như mình thấy thì nội dung của sách phù hợp với trình độ HSK 4.

2. Ngữ pháp tiếng Trung căn bản

*

– Tác giả: Trương Ấu Đông – Biên dịch: Phạm Huệ – NXB: Đại Học Quốc Gia Hà Nội – Đơn vị phát hành: công ty CP MCBOOKS

Về hình thức, sách được in ấn khá đẹp với bìa màu xanh lá cây đậm bắt mắt. Các trang sách đều được in với nét mực rõ ràng, các điểm nổi bạt đều được note lại kỹ. Sách nêu chi tiết và tỉ mỉ về các kiến thức ngữ pháp căn bản. Cho người học có được cái nhìn sâu sắc về từng chủ điểm ngữ pháp đã học.

*

Bố cục mỗi bài học được phân thành nhiều dạng khác nhau như bài tập. Sử dụng kiến thức để hoàn thành bài tập trong sách. Sau đó giải nghĩa từng phần, và tiếp theo là đưa ra các ví dụ, các từ vựng tương đồng để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt và mở rộng kiến thức.

*

Sách có ba điểm sẽ gây khó khăn cho người mới học: 1. Các từ ngữ viết bằng chữ Hán sẽ không có phiên âm pinyin đi kèm. 2. Các kết cấu ngữ pháp không được rút gọn thành từng công thức và ghi chú rõ ràng. 3. Kiến thức nhiều và ôm đồm cũng gây khó cho người mới học. Mặc dù đây là một cuốn sách ngữ pháp căn bản, nhưng để đọc hiểu được sách phải tiệm cận HSK 4.

3. Ngữ Pháp Tiếng Trung Thông Dụng

*

– Tác giả: Mã Chân – Biên dịch: Hương Lan – NXB: Đại Học Quốc Gia Hà Nội – Đơn vị phát hành: công ty CP MCBOOKS

Hình thức sách được trình bày đẹp, rõ ràng. Chữ trung màu đen, chữ Việt màu xanh rất dễ đọc và thuận mắt. Bìa sách thuộc dạng bìa mềm màu xanh lam bắt mắt. Về nội dung theo cảm nhận cá nhân của mình thì quyển sách này khá là đầy đủ kiến thức ngữ pháp hán ngữ.

*

Nhưng có điểm mình cực kỳ không thích cách trình bày nội dung của sách. Nội dung rất lan man và có phần ôm đồm, lý thuyết nhiều. Các chủ đề như cụm động tân, cụm từ..v.v… đều khá là lan man và không tập trung nhiều ý chính mà học sinh cần dùng.

Theo mình thấy, cuốn sách này phù hợp với nghiên cứu hơn là thực hành. Một điểm bất lợi nữa là các sách về ngữ pháp hầu hết đều không có phần phiên âm. Nên người mới học sẽ cực kỳ khó tiếp thu kiến thức.

4. Ngữ pháp tiếng Trung hiện đại trung cấp

*

– Tác giả: Từ Tinh Ngưng – Biên dịch: Phan Huệ – NXB: NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Về mặt trình bày thì không có vấn đề gì, vì sách khá đẹp. Vấn đề nội dung thì thật sự mình không thấy có nhiều điểm khác biệt so với các quyển căn bản hay sơ cấp khác. Mặc dù tên là ngữ pháp trung cấp, nhưng thực tế các đề mục và nội dung cũng sàn sàn ngữ pháp sơ cấp.

Cuốn sách gồm 17 chương, trình bày các chủ đề như các loại từ loại, lượng từ, bổ ngữ, động từ, danh từ, trợ từ..v.v.. Ở cuốn sách này có một điểm có lẽ là khiến mình khá thích là các ví dụ rất sát thực tế. Kiến thức được giải thích ngắn gọn, không rườm rà như các quyển khác.

5. Sổ Tay Ngữ Pháp Tiếng Hán Hiện Đại

*

– Biên dịch: Trương Văn Giới – Lê Khắc Kiều Lục – NXB: NXB Khoa học Xã hội

Việc biên soạn sách không dựa theo hệ thống ngữ pháp truyền thống để sắp xếp các mục, mà thông qua những công thức cô đọng kết hợp với các ví dụ điển hình để giải thích các vấn đề căn bản và những điểm khó trong ngữ pháp mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập.

Ngoài ra, xuất phát từ góc độ so sánh tiếng Hán với một ngoại ngữ khác, một số chương, tiết trong sách nên ra những chú ý hoặc những sai lầm thường gặp.

6. Học Ngữ Pháp Tiếng Trung Bằng Hình

*

– Tác giả: Liu Chong Ren – Biên dịch: Ts. Nguyễn Thị Minh Hồng – NXB: NXB Tổng Hợp TPHCM

Đúng như tên gọi của sách, bộ học ngữ pháp bằng hình ảnh này gồm có 2 phần. Một phần sơ trung cấp và một phần cao cấp. So với 5 quyển trên thì chắc chắn bộ sách này khác hơn rất nhiều. Sách được trình bày bằng các hình ảnh thực tế dễ hiểu và gần gũi.

Xem thêm: Thu Mua Bán Sim Số Đẹp Giá Cao, Tra Định Giá Sim 4

*

Các chủ đề ngữ pháp của sách cũng không theo lối thông thường phân loại các loại từ… mà trình bày hẳn theo từng cấu trúc. Từng cách dùng cụm từ với nội dung chia làm nhiều hạng mục. – Phần đầu là hình ảnh, kèm theo hướng dẫn lý thuyết. – Sau đó là phần bài tập áp dụng – Cuối cùng là rút ra các mẹo, hoặc các bí quyết để sử dụng đúng kiến thức bài học.

Nội dung hai phần sách rất bài bản và đầy đủ. Tuy nhiên có một điểm cực kỳ khó với người mới là sách được biên dịch ra tiếng Việt, nhưng phần phụ đề bằng tiếng Việt Nam cực kỳ ít. Hơn nữa các chữ Hoa đều không có pinyin nên rất khó để tiếp cận.

Nếu bạn học theo bộ giáo trình hán ngữ 6 quyển, để đọc được từ từ sách này bạn phải có trình độ học qua quyển 3 nhé.

7. Giải Mã Chuyên Sâu Ngữ Pháp HSK Giao Tiếp

*

– Tác giả: Nhiều tác giả – Dịch giả: Lê Oanh – Nguyễn Hà Nhiên – NXB: NXB Hồng Đức

Các bạn học và có nhu cầu thi HSK chắc chắn luôn lo lắng về bài tập ngữ pháp. Đặc biệt là các chủ điểm cấu trúc khó ở trình độ HSK 5, HSK 6. Bộ sách này ra đời với nhiệm vụ xử lý mọi khó khăn trong việc ôn thi HSK.

Bộ sách bao gồm 4 phần với kiến thức ngữ pháp được trình bày rất đầy đủ, chuyên nghiệp từ HSK 1 cho tới HSK 6. Mỗi chủ đề đều có 2 – 4 ví dụ minh họa sử dụng sát với thực tế. Sau đó là các bài hội thoại xen kẽ để thực hành giao tiếp cũng như áp dụng kiến thức vừa học.

Các bài tập trong sách như sửa lỗi sai, dịch câu, điền từ chỗ trống, sắp xếp câu văn..v.v… khá là sát với chương trình thi HSK của Hán Ban. Đồng thời, các bài tập như vậy cũng giúp người học nâng cao khả năng ghi nhớ và ứng dụng kiến thức vào thực tế.

Tuy nhiên, bộ sách 4 phần với khối lượng nội dung đồ sộ cũng tốn rất nhiều thời gian của người đọc. Và đương nhiên, nếu khả năng của người học thấp thì không nên xem bộ sách này.

8. Ngữ Pháp Tiếng Hán Thực Hành

*

– Tác giả: Phạm Hồng (chủ biên) – NXB: NXB Đại học Quốc gia HN – Bộ sách gồm 2 quyển, tập 1 trình độ sơ – trung cấp, tập 2 trình độ cao cấp.

Sách này thực tế lại khác với cái tên khá nhiều. Mặc dù tên sách là ngữ pháp thực hành nhưng nội dung trong sách lại thiếu đi các phần bài tập và phần dành cho người học thực hành. Về các kiến thức, trong sách cũng chỉ trình bày đơn thuần về ngữ pháp.

*

Các chủ điểm ngữ pháp cũng chỉ toàn giới thiệu từ loại, cụm từ, thành phần câu, các dạng câu đơn câu phức…v.v…, không nhiều khác biệt với các quyển khác….

9. Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại- sơ trung cấp

*

– Tác giả: The Zhishi, chủ biên Nhã Lam – NXB: Hồng Đức – Cty phát hành: MCBOOKS

“Quyển này gồm 24 bài, có nội dung từ sơ cấp đến trung cấp. Mỗi bài chúng tôi đều trình bày rõ các cấu trúc ngữ pháp của câu, nêu ví dụ minh họa và cung cấp nhiều loại bài tập khác nhau để quý vị độc giả có thể ứng dụng những gì mình đã đọc một cách nhuần nhuyễn.” – Trích dẫn từ chính tác giả của sách.

Theo cá nhân của ad thấy, thì sách này cũng không có nhiều khác biệt với các sách khác là bao. Các kiến thức trong sách cũng được trình bày một cách khá là lý thuyết và hàn lâm. Điểm nổi bật của sách là hình ảnh tươi với, vui vẻ và khá phù hợp với độc giá lứa tuổi học sinh.

Tạm kết

Thứ nhất: Trên thị trường có rất nhiều sách ngữ pháp Hán ngữ. Nhưng theo cá nhân mình thấy thì 80% những sách đó có cách trình bày giống nhau. Cách truyền tải kiến thức cũng na ná như nhau, không phủ nhận công lao của các tác giả. Tuy nhiên, việc kiến thức được diễn giải hao hao nhau không có gì mới mẻ và sáng tạo thực sự làm việc học của người mới trở nên khó khăn.

Thứ 2: Các sách về ngữ pháp 99% không có Pinyin cách đọc chữ Hán, nên để đọc được và hiểu nội dung các ví dụ và hiểu sâu bài hơn, bạn nên trang bị trình độ tiếng Trung kha khá hẵng mua và tìm đọc sách. Nếu chỉ đọc phần tiếng Việt thì việc học không có quá nhiều ý nghĩa đâu.

Vậy thì người mới học nên mua sách như nào: – Theo admin thấy, người mới không nên mua sách. Hãy học ngữ pháp theo các bài trong giáo trình là đầy đủ và ổn nhất. – Nếu mua chỉ nên mua 01 – 03 quyển, có cách trình bày kiến thức khác nhau. Ví dụ: 1 quyển về các chủ điểm ngữ pháp, các từ loại như danh từ, động từ, tính từ, trạng ngữ, liên từ..v.v… 1 quyển về lượng từ và các cụm từ chuyên sâu. 1 quyển về các cấu trúc câu. Như vậy là đủ với người học! Tránh tình trạng gặp quyền nào cũng thấy hay hay cũng mua sẽ lãng phí vô cùng.

Còn ý kiến của các bạn thì như thế nào? Bạn thấy quyển sách nào hay thì giới thiệu cho mọi người cùng đọc nhé!