Sổ hộ khẩu photo công chứng có làm cccd được không

-

Khoản 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP có quy định rằng bảo sao của giấy tờ đã được công chứng, chứng thực thì sẽ có giá trị sử dụng thay thế cho bản chính nếu như pháp luật chuyên ngành không có quy định khác.

Bạn đang xem: Sổ hộ khẩu photo công chứng có làm cccd được không


Căn cước công dân được xác định là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân, nó xuất hiện tỏng hầu hết các giao dịch mà công dân sẽ tiến hành thực hiện trong đời sống hàng ngày.

Vậy thường khi đi làm căn cước công dân thì cần mang theo những giấy tờ gì? Sổ hộ khẩu photo công chứng có làm được thẻ căn cước công dân không? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này.

Giá trị sử dụng của sổ hộ khẩu photo có công chứng

Hiện nay chưa có bất kì một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về thời hạn sử dụng của bản sao giấy tờ chứng thực, công chứng từ bản chính. Tuy nhiên tại Khoản 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP có quy định rằng bảo sao của giấy tờ đã được công chứng, chứng thực thì sẽ có giá trị sử dụng thay thế cho bản chính nếu như pháp luật chuyên ngành không có quy định khác.

Do vậy, về mặt nguyên tắc thì có thể hiểu giá trị sử dụng của bản sao giấy tờ đã được công chứng hoặc chứng thực sẽ phụ thuộc vào giá trị của giấy tờ gốc, tức mỗi loại giấy tờ khác nhau thì bản sao công chứng, chứng thực sẽ có giá trị thời hạn sử dụng là khác nhau.

Trong đó, sổ hộ khẩu được xếp vào nhóm những loại giấy tờ không xác định về thời hạn sử dụng. Tức là đối với loại giấy tờ này thì bản sao sẽ có giá trị sử dụng không bị xác định về mặt thời gian, không có thời hạn sử dụng mà có thể được sử dụng lâu dài trừ trường hợp có sự thay đổi về thông tin trong sổ.

Tuy nhiên trên thực tế khi người dân thực hiện các thủ tục yêu cầu phải cung cấp bản sao sổ hộ khẩu có công chứng hoặc chứng thực thì cơ quan tiếp nhận sẽ chỉ chấp nhận bản sao có công chứng hoặc chứng thực được cấp từ giấy tờ gốc trong khoảng thời gian là từ 3 tháng cho đến 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, điều này nhằm đảm bảo cập nhật nhanh và chính xác nhất về sự thay đổi của thông tin trong sổ hộ khẩu.

Ngoài ra, về mặt nguyên tắc nếu trường hợp người dân đã xuất trình được bản sao có công chứng hoặc chứng thực mà còn thời hạn sử dụng thì cơ quan tiếp nhận sẽ không có quyền yêu cầu người dân xuất trình giấy tờ gốc. Tuy nhiên, trường hợp nếu nghi ngờ bản sao có dấu hiệu làm giả hoặc đã có sự thay đổi thì sẽ có quyền xác minh.

Xem thêm: Thế Giới Máy Tính Xách Tay Chính Hãng, Giá Tốt Nhất Tt Chỉ Từ 5 Triệu

*

Thẻ căn cước công dân là gì?

Thẻ căn cước công dân được quy định là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân

Trên thẻ căn cước công dân sẽ gồm những thông tin cơ bản như sau:

– Mặt trước của thẻ:

+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Dòng chữ “ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

+ Dòng chữ “Căn cước công dân”

+ Ảnh, mã số thẻ căn cước công dân; họ tên khai sinh; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch; quê quán; nơi thường trú

+ Ngày, tháng, năm thẻ hết hạn sử dụng

– Mặt sau của thẻ:

+ Bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;

+ Dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng của người được cấp thẻ;

+ Ngày, tháng, năm cấp thẻ;

+ Nơi cấp thẻ;

+ Họ tên, chức danh, chữ ký của chủ thể cấp thẻ.

Sổ hộ khẩu photo công chứng có làm được thẻ căn cước công dân không?

Tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA và Điều 5 Thông tư số 60/2021/TT-BCA quy định khi có nhu cầu cấp, đổi hoặc cấp lại thẻ Căn cước công dân thì công dân sẽ đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận để tiến hành đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Sau khi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì cán bộ sẽ thu thập thông tin của công dân và tìm kiếm thông tin công dân trong hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

– Đối với những trường hợp thông tin công dân đã được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có bất kì sự thay đổi, điều chỉnh nào hết thì sẽ sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tiến hành lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

– Đối với trường hợp thông tin của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng lại có sự thay đổi, điều chỉnh thì sẽ đề nghị công dân phải xuất trình thêm những giấy tờ pháp lý nhằm chứng minh cho nội dung đã thay đổi để tiến hành cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

– Còn đối với trường hợp thông tin công dân hoàn toàn chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì sẽ phải đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp nhằm chứng minh nội dung thông tin nhân thân của mình để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, có thể thấy nếu công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì sẽ không cần xuất trình sổ hộ khẩu khi đi làm Căn cước công dân.

Ngược lại, nếu chưa có thông tin cá nhân thì công dân cần xuất trình giấy tờ hợp pháp chứng minh nhân thân. Thông thường, một trong các giấy tờ thường được dùng nhất đó là sổ hộ khẩu bởi trong sổ đã có đầy đủ thông tin cần thiết để làm Căn cước như quê quán, nơi thường trú, ngày tháng năm sinh…

Hiện nay thì không có bất cứ căn cứ hay quy định nào cho rằng người dân được xuất trình bản photo công chứng của giấy tờ này thay cho bản gốc. Vì thế, người dân không thể dùng sổ hộ khẩu photo công chứng để đi làm Căn cước công dân được.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Sổ hộ khẩu photo công chứng có làm được thẻ căn cước công dân không? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.