Ssd có tác dụng gì

-

SSD và HDD là những loại ổ cứng quen thuộc của người dùng máy tính. Tuy nhiên, SSD là gì, điểm khác biệt giữa SSD với HDD như thế nào không phải ai cũng biết. SSD là gì và tại sao máy tính bạn cần phải nâng cấp SSD. Trong phạm vi bài viết sau, Hosting Việt sẽ giúp bạn có thêm thông tin về các vấn đề này nhé. Cùng tìm hiểu ngay nào!


Ổ cứng SSD là gì?

SSD (viết tắt của Solid State Drive) là một ổ cứng để lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ flash ở trạng thái rắn. Ổ đĩa SSD có cấu tạo từ 2 thành phần chính là bộ điều khiển flash, chip nhớ flash. 

Chức năng của ổ cứng SSD tương tự như HDD. Tuy nhiên, trong khi ổ HDD được phủ một lớp từ ở bề mặt của đĩa cứng thì trong SSD, dữ liệu được lưu trên nhiều chip bộ nhớ flash. Các chip này được kết hợp với nhau. Nhờ thế, tất cả các dữ liệu đã lưu trữ vẫn được bảo toàn ngay cả khi ổ đĩa không có nguồn điện.

Bạn đang xem: Ssd có tác dụng gì

*

Nguyên lý hoạt động của ổ SSD là gì? Ổ cứng SSD có tác dụng gì?

Tác dụng của ổ SSD là lưu trữ dữ liệu trong thời gian dài. Dữ liệu khi lưu trên ổ cứng này sẽ không bị mất ngay cả khi máy tính bị ngắt điện đột ngột. 

Để thực hiện chức năng gửi, nhận dữ liệu nhanh chóng, ổ cứng SSD dùng một tấm có chứa nhiều ô điện. Các tấm này được phân thành những phần nhỏ gọi là “trang”. “Trang” chính là nơi mà dữ liệu được lưu trữ. Các trang gộp lại với nhau để tạo thành nhiều khối. Ngoài ra, vì được thiết kế không có bộ phận chuyển động, nên ổ cứng SSD còn có tên gọi khác là ổ cứng thể rắn.

SSD có khả năng ghi dữ liệu vào một trang trống trong khối bất kỳ. Do đó, người dùng không thể ghi đè dữ liệu lên mỗi trang riêng lẻ.

Đối với chức năng xóa dữ liệu, SSD thực hiện bằng cách xác định chính xác những dữ liệu nào được đánh dấu không sử dụng. Tiếp đến, nó chuyển các dữ liệu này vào một khối riêng. Sau đó, nó tiến hành loại bỏ toàn bộ khối. Đồng thời, ngay lập tức nó cũng xác định lại các dữ liệu của bộ nhớ để trả lại khối, còn các trang không sử dụng thì để trống.

Ưu điểm ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD có một sự nâng cấp khá lớn so với ổ HDD khi nó sở hữu các ưu điểm nổi bật như: 

Giảm thiểu thời gian khởi động máy, mở ứng dụng, mở phần mềm nhờ máy tính được tăng hiệu suất làm việc. Vì tốc độ đọc ghi ổ cứng SSD có thể đạt từ 550MB/s đến hàng nghìn MB/s (tùy vào loại ổ cứng mà người dùng chọn lựa). Điều này cũng đồng nghĩa, khi so sánh tốc độ SSD và HDD, dễ dàng thấy được SSD nhanh hơn rất nhiều lần so với HDD. Khả năng chống sốc tốt, vận hành ổn định, giảm tình trạng hư hỏng ổ đĩa nên mang đến sự an toàn cao cho dữ liệu lưu trữ. Không phát tiếng ồn khi hoạt động, giảm tỏa nhiệt và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Nhược điểm của ổ cứng SSD là gì?

Dù sở hữu nhiều ưu điểm hấp dẫn nhưng SSD vẫn còn một số điểm hạn chế là giá thành cao. Nếu so sánh cùng mức giá thì một ổ SSD dung lượng 128GB hay 256GB sẽ tương đương ổ HDD dung lượng 512GB, thậm chí có khi lên đến 1TB.

Gợi ý giải pháp khắc phục

Để tận dụng được tốc độ ổ cứng SSD với ngân sách hạn chế, bạn nên đầu tư một ổ SSD có dung lượng thấp. Đồng thời, bạn sử dụng nó kết hợp với ổ cứng HDD đang có. Hoặc bạn ưu tiên dùng những thiết kế ổ lưu trữ kép cho tốc độ nhanh và giá thành phù hợp.

*

Cách kiểm tra máy tính sử dụng ổ cứng SSD và HDD

Muốn biết máy tính đang dùng chạy ổ cứng SSD hay HDD, bạn làm theo các bước sau: 

Bước 1: Bạn nhấn nút start menu rồi nhập cụm từ optimize drives vào ô tìm kiếm. Tiếp đến, bạn nhấn chọn Defragment and Optimize drives.
*
Bước 2: Lúc này, cửa sổ Optimize drives hiển thị. Bạn chỉ việc xem ở cột Media type là loại ổ đĩa nào. Nếu nó ghi là Soid state drive, có nghĩa ổ SSD, còn ghi Hask disk drive thì là ổ HDD.
*

Tìm hiểu các chuẩn thường gặp của ổ cứng SSD

Trên thị trường, các dòng ổ cứng SSD rất đa dạng. Sau đây, Hosting Việt sẽ giới thiệu một số loại phổ biến để bạn tham khảo khi có nhu cầu.

SSD 2.5 SATA

Loại này có kích thước chỉ 2.5 inch và tương thích với hầu hết các ổ HDD của laptop hiện nay. Vì thế, SSD 2.5 SATA là lựa chọn hoàn hảo để nâng cấp từ ổ HDD cũ lên ổ SSD.

Xem thêm: Tổng Hợp Phim Việt Nam Chiếu Rạp Việt Nam Đỉnh Nhất Năm 2020

Ngoài ra, SSD cũng có 2 loại ổ cứng kích thước 3.5 inch và 1.8 inch. Tuy nhiên, 2 loại này ít dùng hơn so với loại 2.5 inch.

*

SSD mSATA

Đây cũng là loại ổ cứng chuẩn SATA nhưng dùng cổng giao tiếp mini SATA.

*

SSD M2 SATA

Loại này có số lượng sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nó giúp laptop có thiết kế mỏng, nhẹ nhưng lại được sở hữu chuẩn giao tiếp mới là M2 SATA.

Dòng này khá đa dạng nhưng phổ biến nhất là loại SSD M2 2280.

*

SSD M2 PCIe

Đây là loại cao cấp và mạnh mẽ nhất hiện nay. SSD M2 PCIe dùng chuẩn kết nối M2 kết hợp cùng chuẩn tốc độ PCIe (đây là một tiêu chuẩn tốc độ mới) cho tốc độ đọc ghi ổ cứng SSD M2 PCIe đạt tới 3500MB/s, và cao gấp 6 lần loại SATA III.

*

So sánh ổ cứng SSD và HDD

SSD và HDD khác nhau như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo một số tiêu chí so sánh của 2 loại ổ cứng này sau đây nhé.

Tốc độ đọc ghi

Trong khi tốc độ đọc ghi ổ cứng HDD ở mức dưới 100MB/s thì ổ cứng SSD cho tốc độ tối đa đến 3500MB. Nếu so sánh cùng mức dung lượng lưu trữ thì tốc độ đọc ghi của SSD nhanh gấp 2 ổ HDD, thậm chí còn cao hơn. Điều này giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề SSD nhanh hơn HDD bao nhiêu lần rồi.

Hiệu suất và sự thông dụng

Khi so sánh về tiêu chí hiệu suất của SSD và HDD thì SSD cho sự ổn định cao hơn HDD rất nhiều. Chưa dừng tại đó, ổ SSD còn được bổ sung khả năng chống sốc siêu tốt nên mang đến độ bền cao. Tuy nhiên, ổ HDD lại thông dụng hơn nhờ giá thành rẻ cùng dung lượng lưu trữ lớn. 

Tốc độ

Đây chính là ưu điểm của SSD. Với máy tính sử dụng ổ cứng SSD, quá trình khởi động máy, ứng dụng, game, phần mềm đồ họa chỉ mất vài giây. Trong khi đó, máy dùng HDD lại tốn đến 1 phút, có khi còn nhiều hơn.

Độ bền

 SSD có bền không? Xét về tiêu chí này, chắc chắn HDD không thể so sánh được với SSD. Do SSD có cấu tạo cố định, còn HDD phải vận hành trục quay và đĩa từ liên tục. Như vậy, độ bền SSD cao.

Tiếng ồn

Khi lưu hoặc xuất dữ liệu, ổ HDD sẽ phát ra tiếng ồn và bị rung. Các hạn chế này phần nào đã được cải thiện trong các ổ HDD thế hệ mới nhưng nó vẫn không hết hẳn. Trong khi đó, vận hành của ổ SSD rất mượt và cực kỳ yên tĩnh.

Nhiệt độ

Ổ SSD chịu được nhiệt độ hoạt động trong khoảng 0 – 70oC, còn ổ HDD chịu được nhiệt từ 5 - 55oC.

Sự phân mảnh dữ liệu

Ổ SSD có cấu trúc mặt đĩa tròn nên dữ liệu lớn và tập trung. Nhờ thế, dữ liệu được lưu trữ và truy cập dễ dàng hơn ổ HDD. Đối với những dữ liệu nhỏ, ổ HDD làm chúng dễ bị phân mảnh, đồng thời tốn nhiều thời gian để lưu, xuất do ổ đĩa quay. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không xuất hiện trên ổ đĩa SSD, bởi nó có cấu trúc các chip nhớ rời nên dữ liệu sẽ được phân vùng trên từng chip nhớ này.

Hình thức

SSD có sự linh hoạt trong thiết kế nên hình thức được đánh giá cao hơn HDD. Còn ổ HDD bắt buộc phải là dạng đĩa từ cùng với một trục xoay.

Giá thành

Ổ SSD có giá cao hơn HDD rất nhiều. Điển hình, so sánh SSD và HDD trong cùng mức dung lượng bộ nhớ 1 TB thì ổ SSD sẽ có giá bán khoảng 10 triệu, còn HDD 1TB chỉ có giá tầm 1 triệu. 

Như vậy, SSD và HDD cái nào tốt hơn? Thực tế, qua so sánh các tiêu chí trên, dễ dàng thấy được ổ SSD vượt trội hơn HDD, trừ yếu tố giá thành. Tuy nhiên, nếu nhu cầu cần lưu trữ lớn hay ít truy xuất dữ liệu thì bạn nên chọn HDD để tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu sử dụng.

Các trường hợp nên sử dụng ổ cứng SSD để làm gì?

Nhằm tối ưu chi phí đầu tư cũng như tận dụng tối đa khả năng của ổ SSD, bạn chỉ nên sử dụng chúng trong các trường hợp sau:

SSD phù hợp cho các đối tượng yêu cầu ổ cứng có tốc độ đọc ghi cao.  Dùng để lưu trữ, truy xuất database. Lưu trữ các dữ liệu có dung lượng không quá lớn và yêu cầu truy cập thường xuyên. Vì giá thành cao nên trên thị trường ổ cứng SSD hiện nay chỉ có 2 loại dung lượng phổ biến là 120GB, 240GB.

Một số yếu tố cần xem xét khi mua SSD

Khi mua ổ cứng SSD, bạn nên xem xét các yếu tố sau: 

Dung lượng lưu trữ: Bạn cân nhắc vào nhu cầu dung lượng lưu trữ. Nếu dữ liệu lớn, thường xuyên truy cập thì chọn ổ cứng có dung lượng cao. Điều này giúp đảm bảo tận dụng được tốc độ và khả năng lưu trữ, vận hành của ổ SSD.  Gắn trong hay gắn ngoài: Mỗi máy tính thường có tối thiểu 1 ổ đĩa vật lý gắn bên trong để phục vụ cho nhu cầu cài đặt hệ điều hành, các phần mềm, ứng dụng. Trong trường hợp muốn tăng thêm dung lượng lưu trữ để nâng cao khả năng xử lý dữ liệu thì bạn gắn bổ sung một ổ SSD bên ngoài. Ngoài ra, việc gắn ổ SSD bên ngoài còn mang đến sự thuận tiện khi công việc của bạn thường xuyên phải di chuyển.  Độ bền và tốc độ: Đây là yếu tố không thể bỏ qua khi quyết định mua SSD. Đối với loại SSD chuyên dùng MLC thì Seagate là lựa chọn phù hợp cho hầu hết người dùng. Vì nó không những có độ bền cao mà còn lưu trữ nhiều dữ liệu trên cùng một cell. Tiếp đến, loại SLC cũng là lựa chọn rất đáng để cân nhắc. Do nó sở hữu khả năng ổn định cao nhất, siêu bền và tốc độ ghi xóa đạt đến 100.000 lần.

Các hãng uy tín bán SSD

Hiện nay, thị trường ổ đĩa SSD rất đa dạng với nhiều mức giá thành và chất lượng khác nhau. Chính vì thế, để tránh mua hàng kém chất lượng, bạn nên ưu tiên lựa chọn SSD của các thương hiệu có uy tín như Intel, Seagate, Samsung... Trong đó, Intel rất được ưa chuộng vì độ bền cao và ít bị lỗi, nhưng nhược điểm của nó là tốc độ chậm hơn những thương hiệu khác.

Trên đây là chia sẻ của Hosting Việt về SSD & HDD là gì cũng như so sánh 2 loại ổ cứng này. Mặc dù chỉ là những thông tin cơ bản nhưng nếu nắm vững và áp dụng chúng, bạn sẽ thấy được tính ứng dụng hiệu quả của bài viết này. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé!