Tết thanh minh 2016 chính xác là ngày nào

-

worldlinks.edu.vnNet – Tiết Thanh Minh và Tết Thanh Minh là hai cái tết và hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, thế nhưng rất nhiều người lầm tưởng là một.


*

Phân biệt tiết Thanh Minh và tết Thanh Minh

Tiết Thanh Minh là một trong 24 tiết khí trong năm theo cách tính của lịch dương. Còn Tết Thanh Minh là một ngày trong tiết Thanh Minh tùy vào từng quốc gia lựa chọn. Ở Việt Nam thì nói đến tết Thanh Minh người ta chỉ nghĩ tới lễ tảo mộ và hội đạp thanh, còn ở một số nước khác thì đó còn là một ngày quốc lễ.

Bạn đang xem: Tết thanh minh 2016 chính xác là ngày nào

Tiết Thanh Minh năm 2016 là khoảng thời gian nào?

Theo từ điển mở Wikipedia, tiết Thanh Minh là một khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày mồng 4 hay mồng 5 tháng 4 dương lịch (khi kết thúc tiết Xuân Phân) và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 dương lịch theo các múi giờ Đông Á (khi tiết Cốc Vũ bắt đầu).

Năm nay, 2016, tiết Thanh Minh bắt đầu từ ngày 4 tháng 4 dương lịch. Ngày này theo lịch can chi là ngày Bính Thìn, tháng Tân Mão.

Nguốn gốc của Tiết Thanh Minh

Sách "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính có ghi: Trong khoảng tháng 3, có một tiết hậu gọi là tiết Thanh Minh. Thanh Minh nghĩa là trời độ ấy mát mẻ quang đãng. Tục Tàu hôm ấy, giai nhân, tài tử, đua nhau đi tảo mộ, gọi là hội Đạp Thanh. Ta không ăn tết ấy nhưng cũng nhiều người nhân dịp ấy mà đi tảo mộ. Tảo mộ là đi thăm mộ tiền nhân, cỏ rậm thì phát cho quang, đất khuyết thì đắp bồi lên, rồi về nhà cũng làm cỗ cúng gia tiên.

Tết Thanh Minh năm 2016 vào ngày nào?

Tại một số nước họ chọn ngày tết Thanh Minh là ngày đầu tiên trong tiết Thanh Minh, như vậy tết Thanh Minh năm 2016 sẽ rơi vào ngày 27 tháng 2 âm lịch. Tuy nhiên, tết Thanh Minh ở Việt Nam chính xác rơi vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, đây là ngày được chọn lựa nằm trong khoảng tiết Thanh Minh. Ngày 3 tháng ba âm lịch này còn được gọi là tết Hàn thực.

Các lễ hội trong tết Thanh Minh ở Việt Nam

1. Lễ tảo mộ

Nhân ngày Thanh Minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.

Những điều cần làm khi đi tảo mộ:

- Người đi tảo mộ tổ tiên, người thân cần phải tỏ lòng chân thành, tôn kính, không chỉ đối với mộ phần của gia đình mà còn cả với những ngôi mộ khác chúng ta gặp trên đường, hoặc nằm bên cạnh khu đất nhà mình.

- Cần làm những việc như quét dọn sạch sẽ các ngôi mộ cả phía trước và phía sau; Cắt sạch cỏ dại xung quanh; Thêm đất hoặc cát cho đầy; Cắm những bông hoa tươi mới; Thắp hương khói ...

- Cần lưu ý hiện trạng của ngôi mộ có vấn đề gì không? Ví dụ xem có cây cối đâm rễ vào mộ không hoặc có mạch nước chảy vào trong mộ không. Nếu phát hiện ra cần phải lên phương án tu bổ sửa chữa mộ ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người nhà.

Xem thêm: Em Hãy Chấp Nhận Một Người Thành Thật Mãi Yêu Em Chỉ Cần Được Lại Gần

- Đối với những người có năng lượng yếu, sau khi tảo mộ về nhà cần bước qua chậu lửa hoặc rắc nước lá bưởi lên người để xóa bỏ năng lượng xấu. Trong cuộc sống thường ngày chúng ta rất hay thấy có người đi tảo mộ về bị sốt hoặc cảm thấy không khỏe, cũng có thể dùng cách này để tránh.

Những kiêng kỵ khi đi tảo mộ:

- Trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều các mảnh đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh, tốt nhất nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh gặp nguy hiểm. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy sẽ dễ nhiễm tà khí, nếu như thật sự cần đi thì nên đi cùng nhiều người.

- Khi tảo mộ, không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác, nếu không sẽ đem lại điều không may cho bản thân. Đặc biệt, những trẻ vị thành niên lại càng cần phải chú ý điều này.

- Những người đang trong giai đoạn “đèn đỏ”, phụ nữ có thai, hoặc con nhỏ không nên đi tảo mộ.

- Tảo mộ thường là khoảng thời gian người thân tụ tập lại với nhau, lúc này cần chú ý không được chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.

- Theo quan niệm dân gian, tiết Thanh Minh không nên mua giày vì trong tiếng Trung, từ “giày” và từ “tà” (tà khí) đọc giống nhau. Trong khoảng thời gian này âm khí rất nặng, do vậy không nên đi đêm, nếu như có việc cần phải đi đêm thì nên đem theo một số vật tránh tà.

- Tiết Thanh Minh không nên mời thầy pháp theo cúng lễ sinh tốn kém. Chỉ gia đình, họ tộc tự đi tảo mộ, tự khấn vái là được để tỏ lòng thành tâm là được.

2. Hội đạp thanh

Trước đây, nam nữ thanh niên nhân dịp này để du xuân nên mới có tên gọi hội đạp thanh (tức giẫm lên cỏ). Ngày nay, ở Việt Nam lễ hội này vẫn được duy trì ở một vài nơi hẻo lánh.