Thủ tục xin cấp lại bằng lái xe máy

-

Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe ô tô hết hạn, hoặc mất giấy phép lái xe được quy định mới nhất tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Luật sư Trí Nam chia sẻ kinh nghiệm cấp lại bằng lái xe B2 hoặc làm lại bằng lái xe C để mọi người tham khảo.

Bạn đang xem: Thủ tục xin cấp lại bằng lái xe máy


Bài viết được chúng tôi tổng hợp để giúp ích cho cộng đồng, chúng tôi không triển khai dịch vụ liên quan đến đổi bằng lái xe.

Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe ô tô và cấp đổi GPLX ô tô khác nhau thế nào?

✔ Người có giấy phép lái xe ô tô khi “xin cấp lại” hoặc “cấp đổi” giấy phép lái xe thì đều nhận được kết quả mới là Giấy phép lái xe ô tô mới theo thông tin đề nghị cấp.

✔ Sự khác nhau cơ bản giữa “cấp lại giấy phép lái xe ô tô”“cấp đổi giấy phép lái xe ô tô” chính là thủ tục cấp lại giấy phép lái xe ô tô chỉ áp dụng trong trường hợp mất giấy phép lái xe ô tô. Các trường hợp còn lại đều được hiểu là bạn đang thực hiện thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe ô tô.

*

Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe ô tô bị mất như thế nào?

Khi bạn mất giấy phép lái xe (cách gọi khác: Bằng lái xe ô tô, GPLX ô tô) bạn sẽ cần quan tâm đến 4 quy định sau:

✔ Thủ tục cấp lại bằng lái xe B2, C có gì khác với các GPLX khác

Theo quy định thì ngoại trừ việc xin cấp lại GPLX không thời hạn A1, A2, A3 thì không cần xuất trình giấy chứng nhận sức khỏe (Giấy khám sức khỏe) của người lái xe. Các trường hợp xin cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như nhau, thống nhất áp dụng tương tự tại tất cả các tỉnh thành bao gồm cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

✔ Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái xe ô tô mà người lái xe cần chuẩn bị

Người đề nghị cấp lại giấy phép lái xe chuẩn bị các tài liệu sau:

+ Đơn đề nghị đổi, cấp lại Giấy phép lái xe ô tô

Tải: Đơn đề nghị đổi, cấp lại Giấy phép lái xe

+ Giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe do Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện trở lên cấp, thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại (Không áp dụng với trường hợp cấp lại giấy phép lái xe A1, A2, A3)

+ Hồ sơ lái xe gốc phù hợp với giấy phép lái xe: Hồ sơ gốc không bắt buộc, tuy nhiên nhiều trường hợp thông tin giấy phép lái xe ô tô cũ không có trên hệ thống, hoặc thông tin có nhưng không đúng với thông tin thực tế thì việc xuất trình hồ sơ gốc giúp bạn giảm thiểu thời gian chờ soát xét thông tin.

+ Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: CMND, CCCD, hộ chiếu (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài).

✔ Địa chỉ xin cấp lại ô tô tại Hà Nội

Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải nơi cấp GPLX hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, thành phố. Tại Hà Nội trung tâm hành chính công có địa chỉ 258 Võ Chí Công, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Các bước nộp hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe B2, C bị mất

Bước 1: Nộp hồ sơ cin cấp lại bằng lái xe B2, C tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải nơi cấp GPLX hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh

- Khi đến nộp hồ sơ, người nộp xuất trình CMND, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận được giấy hẹn trả kết quả.

- Thời gian nhận hồ sơ vào các ngày trong tuần (từ thứ hai đến thứ 6 và sáng thứ 7 - sáng từ 7h đến 11h30; chiều từ 13h đến 16h30), ngày lễ, tết nghỉ.

✔ Bước 3: Tùy thuộc vào thời hạn sử dụng của GPLX, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành xác minh và cấp lại GPLX

Cụ thể gồm các trường hợp sau:

+ Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại, không phải thi sát hạch. Thời hạn cấp lại bằng lái: sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí (nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch).

+ Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, phải dự sát hạch lại, cụ thể:

- Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm, dự sát hạch lại lý thuyết;

- Quá hạn từ 01 năm trở lên, sát hạch lại lý thuyết và thực hành.

✔ Bước 4: Nhận giấy phép lái xe và hồ sơ gốc

Theo thời hạn trên giấy hẹn, đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải hoặc Trung tâm dịch vụ hành chính công để nhận GPLX mới và hồ sơ gốc hoặc đăng ký dịch vụ chuyển phát để nhận GPLX ngay tại nhà.

Xem thêm: Cách Mở Khóa Điện Thoại Nokia, Cách Mở Khóa Hoặc Mở Khóa Sim Nokia 700 Của Bạn

*

Mất giấy phép lái xe ô tô nhiều lần có được xin cấp lại không?

Pháp luật có quy định riêng áp dụng cho việc người mất giấy phép lái xe ô tô nhiều lần, cụ thể:

✔ Người bị mất giấy phép lái xe ô tô lần thứ nhất :

Người bị mất giấy phép lái xe ô tô lần thứ nhất mà GPLX còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch bằng lái xe ô tô , khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe nếu không phát hiện giấy phép lái xe ô tô bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ thì sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định sẽ được cấp lại giấy phép lái xe ô tô.

✔ Người có giấy phép lái xe ô tô bị mất lần thứ 2 :

+ Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe ô tô bị mất lần thứ nhất , có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch , khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong hệ thống Thông tin giấy phép lái xe , không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền tu giữ , xử lý , sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe ô tô .

+ Trên 2 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe ô tô bị mất lần thứ nhất thì được xử lý cấp lại như bị mất lần thứ nhất .

✔ Người có giấy phép lái xe ô tô bị mất lần thứ 3 trở lên, nếu có nhu cầu cấp lại :

+ Trong thời hạn 2 năm kể từ lần cấp lại giấy phép lái xe ô tô bị mất lần trước đó , có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch , khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong hệ thống Thông tin giấy phép lái xe , không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ , xử lý , sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe ô tô .

+ Trên 2 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần trước đó thì được xử lý cấp lại như mất lần thứ nhất .

Mức thu lệ phí cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe ô tô

Các mức phí trên quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng. Mức thu lệ phí người xin cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe ô tô phải nộp như sau:

✔ Mức thu lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe ô tô

Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000đ/GPLX

✔ Mức thu lệ phí sát hạch thi lý thuyết và thực hành

Lệ phí sát hạch thi lý thuyết và thực hành

a) Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4):

+ Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.

b) Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F):

+ Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

✔ Mức thu lệ phí khám sức khỏe lái xe ô tô

Lệ phí khám sức khỏe lái xe (không tính xét nghiệm, X-quang) 120.000 đồng/người (quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT). Tổng các chi phí: 360.000 đồng (nếu bao gồm xét nghiệm ma túy).

Thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn chính xác

✔ Giấy phép lái xe ô tô là bao nhiêu lâu?

Theo Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, chỉ có bằng A1, A2, A3 là không có thời hạn. Tất cả các loại bằng còn lại chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định.

Tham khảo: Thời hạn giấy phép lái xe ô tô B2, C là bao lâu?

✔ Hồ sơ xin cấp đổi giấy phép lái xe ô tô B2, C hết hạn cần có

Người lái xe chuẩn bị các tài liệu sau:

- Đơn đề nghị đổi, cấp lại Giấy phép lái xe ô tô (Mẫu đơn được chúng tôi chia sẻ ở phần đầu bài viết)

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định trong thời hạn 06 tháng trở lại.

- Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

✔ Quy trình thủ tục thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn

Thủ tục cấp đổi và cấp lại giấy phép lái xe ô tô được giải quyết trong một bộ thủ tục hành chính. Do đó Quý vị quan tâm đến hướng dẫn này thì tham khảo: Các bước nộp hồ sơ; Địa chỉ nộp hồ sơ; Mức lệ phí phải nộp tại thủ tục cấp lại giấy phép lái xe ô tô Luật sư vừa hướng dẫn ở phần trên.