Tuyệt tình ca ngọc sơn

-
“Tuyệt tình ca” là một bài hát. Có người nói, đây là một sáng tác của ông hoàng nhạc sến ngọc sơn thời bị nhốt sau song sắt. Người lại bảo, bản nhạc này có từ rất lâu rồi, một người việt nam lưu lạc trong trại tị nạn ở bên hồng kông sáng tác. Chẳng biết ai đúng, ai sai nhưng được biết bài hát này xuất phát từ phía sau song sắt trại giam.
Lào Cai: Đốn hạ gỗ Nghiến trên 100 tuổi, 2 đối tượng bị bắt giữ Tuyên Quang: Cán bộ thú y cấp giấy phép kiểm dịch bị đình chỉ công tác

Hầu hết những người từng một thời lầm lỗi, trả giá bằng những ngày tháng ngục tù đều đã từng một lần được nghe, có những người còn thuộc nằm lòng. Bài hát này dù trên cùng một nền nhạc nhưng lời hát lại có rất nhiều phiên bản khác nhau.

Bạn đang xem: Tuyệt tình ca ngọc sơn

Nhưng lời hát dù có thay đổi thế nào, biến tấu ra sao thì vẫn luôn chứa đựng, xuyên suốt một ý nghĩa. Đó là câu chuyện của một kẻ lầm lỗi, phải trả giá bằng những tháng ngày cô đơn sống trong ngục tù. Sống trong sự cô đơn, cách ly gia đình và xã hội, xa cha mẹ, xa vợ con làm nỗi nhớ trong con người họ ngày càng khắc khoải, da diết.

Ảnh minh họa.

Đó là nỗi nhớ chung của cả ngàn số phận lầm lỗi, họ đang ngày ngày trả giá bằng sự mất mát, gặm nhấm nỗi đau từ thể xác tới tâm hồn. Cái đam mê được nhắc đến trong bản nhạc có lẽ là hình tượng của những sóng gió từ cuộc đời mưu sinh mà họ đã đi qua và vấp ngã. Trong cuộc đời, có lúc ngã còn có thể gượng gạo đứng lên, nhưng có cú ngã chẳng thể ngóc đầu, chẳng thể quay lại. Tôi đã từng được nghe một người hát “tuyệt tình ca”.

Một kẻ nghiện ngập dẫn tới tù tội rồi mang trong mình căn bệnh thế kỉ, cất lên tiếng hát vào giờ phút cuối cùng tồn tại trên cuộc đời. Nó ra đi trong lao tù để lại trên đời người mẹ già, vợ dại cùng bốn đứa con thơ. Phó mặc cuộc sống của họ cho dòng đời xô bồ, bon chen. Lời cuối cùng sau bản nhạc nó nói: “Nếu có kiếp sau, xin không sống kiếp người…”.

Tuổi thơ sống cùng “nàng tiên nâu”

Đã là “dân xã hội” đất Hà Thành, khi nghe tới khu vực đê Tô Hoàng chắc hẳn ai cũng phải ngán ngẩm lắc đầu nếu có phi vụ nào đó kiếm tiền mà không phải động chạm tới mảnh đất này. Nơi đây tập trung hầu hết những con người lao động bần cùng của xã hội, họ làm những công việc ngoài vòng pháp luật để kiếm miếng cơm manh áo.

Vì thế, đây là nơi sản sinh ra vô số những tay “anh chị” có máu mặt trong giới giang hồ đất Hà thành. Ngày đất này còn là chợ ma túy, có thời gian trong những mái nhà nơi đây hầu hết chỉ tồn tại người già, phụ nữ và trẻ em. Còn đám thanh niên trai tráng ở độ tuổi lao động sung sức nhất thì đi tù gần hết bởi kẻ mua người bán “cái chết trắng”.

Dân “xã hội” không phải thổ địa ở đây thì dù có “gấu mèo” tới đâu mà tới gây sự đảm bảo không có đường thoát thân. Dân đê Tô Hoàng hầu hết trong công việc làm ăn phi pháp đều có “dây mơ, rễ má” với nhau. Vì thế, họ luôn bảo vệ lẫn nhau, nghĩa giang hồ luôn được đặt lên hàng đầu.

Một người bị đánh thì thanh niên cả đê cùng ra mặt chiến đấu. Bởi vậy, dân giang hồ, xã hội tới mấy chạm đất này cũng phải kiêng dè, e ngại. Trần Hoàng Bách (SN 1975) hay còn gọi là Bách “Tốn” sinh ra trong một gia đình “lao động bần cùng”tại đây. Gọi là Bách “Tốn” cũng bởi ghép cùng tên bố, người thế hệ trước cũng có chút số má đất này.

So với giới “anh chị” trong khu vực, Bách “Tốn” chỉ đứng hàng hai. Bố của Bách ngày trước kiếm cơm như hầu hết dân đê là buôn bán ma túy, nên ra tù vào tội như cơm bữa. Khi bố lĩnh án, mẹ Bách lại bận mưu sinh kiếm tiền nuôi chồng tù, con thơ nên Bách lớn lên hoang dã như cái cây, ngọn cỏ.

Ở đất Hà thành thời xưa có hai con phố nổi tiếng dành cho đám dân chơi là phố Á Phiện (giờ là Lò Đúc) và phố Ả Đào (giờ là phố Khâm Thiên). Chỉ cần nghe tên mà đám dân chơi thời đó ám chỉ cũng đủ biết cái “ngành nghề” mà những con người sống nơi con phố đó mưu sinh.

Đê Tô Hoàng gần giáp với phố Á Phiện lại có địa hình nhiều ngõ, nhiều nghách, bởi vậy ngay từ ngày đó đã là nơi trung chuyển, buôn bán Á Phiện (thuốc phiện đen) lớn nhất. Bố của Bách nghiện “thuốc đen”, thậm chí trong giới dùng loại hàng này, ông còn nổi tiếng nấu ra những “mẻ thuốc ngon”.

Để làm được như vậy, là cả tuổi trẻ chơi bời lạc lối, đánh đổi bằng cả máu và tù tội. Ông lang thang tận các bản vùng cao Tây Bắc thu mua nhựa hoa anh túc và học cách nấu từ các bản làng. Phải “thợ trong nghề” như ông ta dày công sau nhiều lần bị tràn hay bùng lửa hỏng cả nồi thuốc mới được thành thục. Cách nấu còn nhiều bí truyền mà ông luôn giữ cho riêng mình.

Ngay cả đồ nghề để hút thuốc phiện cũng phải sành như ông mới sưu tầm được những món mà giới dân dùng chỉ cần nhìn vào là thấy mãn nhãn. Ví như tẩu bằng dọc ớt có khi phải lùng chọn cả ngàn cây mới được một cái ưng ý, hay bàn đèn khảm thế nào, rồi đèn hút bằng mỡ chó ra sao…

Và cũng bởi nghiện cái “thú chơi”như thế nên bao tiền kiếm được từ ma túy, công việc luôn phải đương đầu với tù đày, có khi đánh đổi cả mạng sống của bố Bách cũng ném hết vào đó. Cuộc sống của mẹ con Bách ngày đó vẫn phải chịu đựng vất vả, long đong.

Cũng chính bởi sự tiếp xúc với ma túy từ nhỏ mà người làm cha đem lại, cộng với môi trường xung quanh toàn người nghiện nên với Bách, ma túy chẳng có gì xa lạ. Chẳng có gì phải xa lánh sợ sệt như bao người dân bình thường sống trong xã hội nếu gặp phải.

Từ ngày bé, lúc bố “ngả bàn đèn” hút thuốc phiện, Bách cũng ngồi cạnh, giương mắt ra nhìn với ánh mắt hiếu kỳ như con chó Nhật “xù tép bưởi” mà nhà nó nuôi. Ngửi dần thành quen, cái mùi hương thơm nồng của thuốc phiện làm Bách cảm thấy dễ chịu, dần dần thích.

Lắm lúc, đang chạy đi chơi khăng, đánh đáo cùng đám trẻ trong đê, dù đang vui Bách cũng chẳng quên giờ bố hút để chạy về ngửi cái mùi đó. Đến tuổi tới trường, Bách cũng được bố mẹ cho đi học nhưng chỉ hết lớp 4 là bỏ học. Bách không thích học cũng chả ai cấm cản. Quan trọng hơn trong, đầu nó là giờ ngồi học trên lớp đúng “một cữ” mà bố ở nhà dùng thuốc mà nó không thể nào chạy về kịp để ngửi cái mùi hương quen thuộc nó thích.

Từ khi bỏ học, Bách bắt đầu đàn đúm với đám thanh niên choai choai cùng khu. Chẳng ai kèm cặp, dạy bảo bên cạnh nên ngày đó Bách thích làm gì thì làm. Ở cái độ tuổi thích thể hiện bản thân, thích chơi ngông, hiếu thắng nên cái gì cũng dám làm.

Từ hút thuốc lá, uống rượu, rồi đánh nhau, trấn lột, xin đểu...Bách làm đủ tất. Bố mẹ không cho tiền thì đám choai choai rủ nhau đi ăn cắp vặt, không thì chặn đường trấn tiền của đám nhóc ở các trường học lân cận. Có tiền thì người lớn làm gì chúng cũng học theo như vậy, thuốc lá, rượu chè nhậu nhẹt say xỉn. Lúc say nổi máu anh hung rơm đi đánh nhau, phá phách quanh khu vực.

Nhà có, bố mẹ đủ cả nhưng Bách muốn làm gì cũng chẳng ai quan tâm, đi đêm về hôm cũng chẳng ai mắng chửi. Bởi bố bận nghiện, mẹ bận kiếm tiền. Cũng từ những cuộc tụ vạ đi đêm về hôm cùng đám thanh niên mà những thói hư, tật xấu đã dần len lỏi, tồn tại trong con người Bách, ăn vào bản tính của nó.

Xem thêm: Xem Phim Ngã Rẽ Tử Thần 2021 Full Hd Vietsub, Xem Phim Ngã Rẽ Tử Thần

“Gần mực thì đen” một đứa trẻ như Bách mang tâm hồn lấm bùn nhơ. Vào thời đó, đầu video chạy băng từ bắt đầu nhập vào Việt Nam, nhà Bách cũng đầy đủ. Bộ phim đầu tiên Bách là “Người trong giang hồ”, một bộ phim của Hồng Kông sản xuất nổi tiếng vào thời đó.

Cũng chính từ bộ phim này, Bách học theo cách sống của những nhân vật trong phim mà nó yêu thích. Bách thay đổi theo, sống theo kiểu giang hồ trong phim ảnh. Biết đâm chém trong các vụ va chạm, biết mang dao đi dọa nạt những đứa trẻ cùng chang lứa.

Hai số phận cùng ngã rẽ

Vào những năm 90, thời kì đất nước đang trên đà phát triển, sự đổi mới cần loại bỏ những yếu tố mang tính tụt lùi, phá hoại. Và tất nhiên, ma túy là thứ đầu tiên kiên quyết phải thanh trừng, loại bỏ. Những tụ điểm tụ tập hút thuốc phiện bị dẹp bỏ, chủ chứa, kẻ buôn bán cùng các con nghiện đều bị nghiêm trị theo pháp luật. Bố Bách bị bắt trong đợt truy quét này với nhiều tội danh và lần này ông phải cách ly xã hội với bản án chung thân.

Trong con đê, người đi tù nhiều vô số kể, có người bảo sau đợt truy quét dân khu vực đó vơi đi già nửa. Dân nơi đây, dù buôn bán cái thứ đắt hơn vàng ngày đó nhưng nhìn những mái nhà vẫn lụp xụp, rách nát. Bởi kiếm được bao nhiêu tiền họ lại sử dụng vào việc sử dụng ma túy, chính thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo.

Ngày bố đi tù, Bách chỉ mới 15 tuổi nhưng đã bập bẹ hút thuốc phiện được gần năm. Lúc này, ngoài hút thuốc phiện, đám thanh niên còn nghĩ ra cách rủ nhau lấy sái thuốc đem chích vào người cho nhanh phê. Bách kể: “Lần đầu chích cái chất đen đen sền sệt đó vào người, cảm giác như hàng vạn con kiến cùng cắn vào cơ thể, cảm giác ngứa ngáy râm ran sau đó là cảm giác đê mê, mơ hồ, bay bổng xuất hiện khiến đầu lịm đi”.

Có những đứa chết vì chích quá liều bị “sốc thuốc” dù biết như vậy nhưng Bách đâu có sợ, nó đã bắt nghiện. Từ ngày tập tành “chơi thuốc” cùng lũ bạn, nhà lại sẵn thuốc của ông bố vừa nghiện, vừa buôn bán nên cứ thỉnh thoảng Bách lại về “khoắng”một cục mang đi tìm nơi tụ tập.

Đám “đàn anh” đi trước rỉ tai, món này dùng xong “bản lĩnh đàn ông” mạnh lắm, khiến cho cả lũ choai choai mất dạy càng háo hức đâm đầu vào. Đầu tiên là thử, thử vào rồi nghiện, nghiện vào bắt đầu quay quắt kiếm tiền để sử dụng.

Từ thời điểm Bách sử dụng ma túy, cuộc đời nó bắt đầu tụt dốc. Nhưng cũng chính từ đây, Bách quen được Hà để rồi sau này cưới làm vợ. Lê Thanh Hà còn gọi là Hà “bụi”, kém Bách 3 tuổi. Hà vốn không phải người gốc thành phố mà sinh ra tại một huyện nghèo mà dân xứ đó hầu hết theo đạo ở Nam Định. Ngày bé, Hà ngồi địu theo mẹ ra đồng.

Cuộc sống cả nhà trông vào sào ruộng lúa cả năm cho hai vụ. Nhà vốn nghèo, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng chỉ đủ bát cơm quả cà muối mặn bỏ bụng, phải chạy ăn từng bữa. Chẳng chịu cảnh đói nghèo, bố Hà cứ hết mùa gieo mạ lại bỏ làng theo đám thanh niên trai tráng lên Hà Nội kiếm việc làm thuê, làm mướn, mong có chút tiền gửi về phụ vợ nuôi con.

Trong kí ức tuổi thơ của Hà, hàng năm gặp mặt bố chỉ vài ba lần vào vụ gặt hay ngày Tết đến. Thời gian còn lại, dù mưa gió bão bùng cũng chỉ có hai mẹ con quanh quẩn bên nhau. Quê của Hà gần biển nên vào những đợt mưa bão về, gió mưa giật tung cả mái ngói đỏ của căn nhà cấp bốn lụp xụp. Có những đêm giông bão, sấm chớp giật đùng đùng, hai mẹ con trùm bạt, chui xuống gầm giường núp.

Những lúc đó, mẹ thường ôm chặt Hà vào lòng, cái ôm của mẹ nó làm nó đau nhưng cũng chả dám kêu. Bởi khi đó nó đang sợ hãi và cũng bởi nước mắt mẹ chảy xuống đọng trên khuôn mặt Hà. Lúc đó Hà nghĩ mẹ sợ gió cuốn bay mất nó ra khỏi vòng tay mẹ.

Khi bão tan, mẹ lại một mình bắc thang, nhặt ngói, lợp lại mái nhà để mẹ con có chỗ tránh nắng mưa. Mẹ làm tất cả những công việc đáng ra là của bố. Trong mắt Hà, mẹ là người mẹ, cũng là người cha, nó thương mẹ nhiều lắm. Đến tuổi, Hà cũng đến trường làng đi học như bao đứa trẻ khác. Nhìn chúng bạn, quần áo mới, cặp sách đẹp đến trường, Hà cũng muốn được như thế.

Tại nhà nghèo, ăn còn không đủ làm sao chiều theo ý muốn, sở thích của Hà. Bạn bè chê bai, đã có lần Hà về nhà đòi mẹ mua cho chiếc váy giống bạn mặc ở lớp. Mẹ không cho lại mắng, rồi nhìn Hà khóc mẹ cũng chảy nước mắt ôm nó vào lòng. Hà đã khóc rất nhiều vào ngày hôm đó, lúc đó Hà ao ước nhà mình giàu có, có nhiều tiền để có thể mua mọi thứ mà mình thích.

Sau lần đó, Hà chẳng bao giờ đòi hỏi điều gì tương tự nơi mẹ nữa, Hà sợ mẹ lại buồn, lại khóc, nó thương mẹ. Bố đi làm xa, thời gian đầu hàng tháng còn gửi tiền về cho mẹ, nhưng sau dần thưa thớt rồi biệt tích chẳng tăm hơi.

Vài lần mẹ gửi Hà sang ở nhà ông bà ngoại để lên thành phố tìm bố. Nhưng lần nào trở về làng cũng chỉ thui thủi một mình bóng mẹ. Mỗi lần như vậy, mẹ về với vẻ mặt buồn bã, chỉ im lặng một mình thẫn thờ cả đêm khóc lóc nhưng sáng dậy là bắt đầu công việc thường nhật, cặm cụi nuôi nó ăn học.

Ngày đó, làng trên xóm dưới bàn tán việc bố nó đi theo người đàn bà khác, bạn bè cùng làng trêu chọc, Hà chỉ biết khóc, lầm lũi về nhà. Hà cũng chẳng dám hỏi mẹ, cuộc sống cứ thế trôi, chỉ đi qua mà chẳng bao giờ dừng lại. Hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống, lặng lẽ sống, lặng lẽ chống chọi với mưa nắng, lo toan cuộc đời.

Theo năm tháng, dáng mẹ gầy, khắc khổ để cho nó lớn dần trong vòng tay mà chỉ mẹ yêu thương. Vào năm cuối cấp 1, bố Hà trở về sau 5 năm biệt tích. Hà còn nhớ như in ngày gặp lại bố. Nhìn ông ngày đó khác lắm, trông còn bảnh hơn ông hiệu trưởng trường nó. Sơ mi, quần tây cắm thùng, xỏ giầy tây bóng lộn với mái tóc được cắt tỉa gọn gàng.

Ngày bố trở về, mẹ Hà mừng mừng, tủi tủi vẻ mặt như hồ hởi lại chứa đầy giận hờn. Sau những phút nước mắt ngắn dài là ngập tràn hạnh phúc, giây phút đó mẹ đã bỏ qua tất cả những tủi nhục mà bố đã gây ra cho bà.

Nhưng trong thâm tâm Hà thì không thể quên được những tháng ngày cơ cực mà hai mẹ con nó đã trải qua. Sự thay đổi của bố, Hà biết bố không còn là ông bố chất phác yêu chiều nó của ngày xưa. Những câu chuyện từ miệng lưỡi người đời về việc bố đi với người đàn bà khác, bỏ mặc mẹ con Hà, dù chẳng hiểu hết những ý nghĩa trong đó nhưng Hà biết đó là điều xấu.