Văn bản nhật dụng là gì? hình thức và ví dụ về văn bản nhật dụng

-

Văn bản nhật dụng là một dạng văn bản mà chúng ta được làm quen bắt đầu từ chương trình Ngữ Văn lớp 6. Vậy văn bản nhật dụng là gì? Nó có đặc điểm như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải đáp thông qua bài viết sau đây nhé!

*
Soạn bài tổng kết phần văn bản nhật dụng
Đặc điểm đặc trưng của văn bản nhật dụng là gì?Tổng hợp các văn bản nhật dụng lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9

Văn bản nhật dụng là gì?

Văn bản nhật dụng là loại văn bản thuyết minh, tường thuật, bàn luận, miêu tả, đánh giá, bình luận,… về một sự vật hay hiện tượng diễn ra xung quanh trong cuộc sống của con người. 

Văn bản nhật dụng không phải là một tác phẩm văn học cũng không phải là một văn bản hành chính. Nó chỉ đề cập đến những nội dung, những đề tài diễn ra xung quanh các hoạt động thường ngày của con người. Chúng ta có thể sử dụng nhiều thể loại, nhiều kiểu văn khác nhau để viết một văn bản nhật dụng như: bút ký, hồi ký, tùy bút, viết thư, truyện ngắn, thông báo, xã luận, nghị luận, tuyên bố,… 

Văn bản nhật dụng có tính cập nhật thường xuyên, đáp ứng các yêu cầu cập nhật thông tin của con người. Do vậy nó được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống, tạo điều kiện cho học sinh thâm nhập vào cuộc sống thực tế. 

*
Đề cập đến những vấn đề cấp thiết, được toàn xã hội quan tâm

Ngoài ra, yếu tố văn chương trong văn bản nhật dụng không được yêu cầu cao như các thể loại khác (như biểu cảm, phân tích,….). Tuy nhiên, nó đòi hỏi người viết cần phải truyền tải thông điệp một cách cao nhất, rõ ràng nhất và sâu sắc nhất đến người đọc về vấn đề được đề cập đến. 

Ví dụ trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, chúng ta được làm quen với văn bản nhật dụng “Cổng trường mở ra” của tác giả Lý Lan. Tác phẩm này được viết theo thể loại tùy bút với nội dung chính là nêu rõ vai trò của nhà trường và giáo dục trong cuộc sống của con người. Trong đó, giáo dục con người là vấn đề bức thiết và quan trọng, luôn được ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của con người. 

Đặc điểm đặc trưng của văn bản nhật dụng là gì?

Để các bạn có thể hiểu rõ hơn thế nào là văn bản nhật dụng cũng như có thể phân biệt được thể loại này với các loại văn bản khác, mình sẽ đưa ra một vài đặc điểm nổi bật nhất, đặc trưng nhất của thể loại này như sau: 

Đặc điểm về nội dung

Đề cập đến những vấn đề diễn ra trong cuộc sống thường ngày, được các phương tiện đại chúng nhắc đến và được toàn xã hội quan tâm. Với những đề tài này, người viết cần phải nghiêm túc nghiên cứu cũng như tìm hiểu thật kỹ, thuật sâu sắc thì mới có thể bàn luận, phân tích và thu hút sự chú ý của độc giả. Các đề tài thường được mọi người quan tâm như: môi trường, văn hóa – giáo dục, đạo đức sống, con người,… Nội dung của văn bản nhật dụng cũng có thể là nội dung của các văn bản có tính cập nhật thường xuyên, liên tục, gắn liền với sản xuất, và đời sống xã hội. Ví dụ như các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Nhà Nước hay các công bố, thông báo của tổ chức quốc tế. 

Đặc điểm về hình thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt khá đa dạng, phong phú và có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau như: tùy bút, tự sự, bút ký, phân tích, chứng minh, bình luận,… Có tính thuyết phục và truyền tải đến người đọc những thông điệp, những nội dung ý nghĩa, sâu sắc, có sức ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống.

Bạn đang xem: Văn bản nhật dụng là gì? hình thức và ví dụ về văn bản nhật dụng

*
Đặc điểm về nội dung và hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng

Tổng hợp các văn bản nhật dụng lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9

Trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở, các bạn học sinh đã được làm quen với rất nhiều các văn bản nhật dụng qua các lớp. Cụ thể như sau:

Lớp 6

Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử– Tác giả: Thúy Lan– Thể loại: hồi ký, bút ký– Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, tự sự– Nghệ thuật: nhân hóa– Nội dung truyền tải: Cầu Long Biên là chứng nhân quan trọng cho nhiều sự kiện lịch sử oai hùng, bi tráng của Hà Nội và cả đất nước. Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ– Tác giả: Xi-át-tơn– Thẻ loại: viết thư– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, nghị luận, thuyết minh– Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, điệp từ– Nội dung truyền tải: Con người cần phải coi thiên nhiên là người bạn, là thành viên trong gia đình. Chúng ta cần phải sống hòa hợp và phải bảo vệ thiên nhiên. Động Phong Nha– Tác giả: Trần Hoàng– Thể loại: bút ký– Phương thức biểu đạt: miểu tả, biểu cảm, thuyết minh– Nghệ thuật: kể, tả theo trình tự từ bên ngoài vào trong– Nội dung truyền tải: Đề cập đến vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của động Phong Nha. Qua đó thể hiện sự tự hào của tác giả về đất nước Việt Nam.

Xem thêm: Top 10 Phim Ngôn Tình Hay 2018 Trung Quốc Hay, Top 10 Phim Ngôn Tình Trung Quốc Hiện Đại 2018

Lớp 7

Cổng trường mở ra– Tác giả: Lý Lan– Thể loại: tùy bút– Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự– Nghệ thuật: khắc họa tâm lý nhân vật– Nội dung truyền tải: Đề cao tầm quan trọng của nhà trường và giáo dục đối với sự phát triển của con người.Mẹ tôi– Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi– Thể loại: tùy bút– Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự– Nghệ thuật: kể chuyện qua lời kể của bố nói với con– Nội dung muốn truyền tải: Thể hiện vai trò và tầm quan trọng của người phụ nữ và tình cảm gia đình.Cuộc chia tay của những con búp bê– Tác giả: Khánh Hoài– Thể loại: truyện ngắn– Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự– Nghệ thuật: kể truyện theo ngôi số 1– Nội dung truyền tải: Qua cuộc chia tay giữa 2 em bé búp bê, tác giả muốn thể hiện tổ ấm là gia đình là điều rất quý giá. Vì vậy, chúng ta hãy trân trọng, giữ gìn và bảo vệ nó. Ca Huế trên sông Hương– Tác giả: Hà Minh Ánh– Thể loại: bút ký– Phương thức biểu đạt: thuyết minh– Nghệ thuật: tả thực– Nội dung truyền tải: Thể hiện sự tự hào của tác giả về cố đô Huế: Nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và làn điệu dân ca.

*

Lớp 8

Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000– Tác giả: Sở khoa học- công nghệ Hà Nội– Thẻ loại: thông báo– Phương thức biểu đạt: nghị luận– Nghệ thuật: Đưa ra rất nhiều số liệu thống kế kết hợp với cách lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục cao. – Nội dung truyền tải: Bàn luận những tác hại của túi nilon đối với môi trường sống của con người. Từ đó kêu gọi chúng ta hãy giảm bớt chất thải ra môi trường để bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của mình. Ôn dịch thuốc lá– Tác giả: Nguyễn Khắc Viện– Thể loại: Xã luận– Phương thức biểu đạt: biểu cảm, thuyết minh, nghị luậnBài toán dân số– Tác giả: Thái Lan– Thể loại: nghị luận– Phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận, thuyết minh– Nghệ thuận: đưa ra số liệu cụ thể, lập luận chặt chẽ– Nội dung truyền tải: Dân số gia tăng kéo theo nhiều áp lực cho xã hội, nhất là đối với các quốc gia kém phát triển. 

Lớp 9

Phong cách Hồ Chí Minh– Tác giả: Lê Anh Trà– Thể loại: nghị luận– Phương thức biểu đạt: biểu cảm, thuyết minh. nghị luận– Nghệ thuật: lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, cách diễn đạt mạch lạc– Nội dung truyền tải: Vẻ đẹp phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là sự giản dị, kết hợp giữa yếu tố truyền thống và tinh hoa văn hóa nhân loại. Đ.ấ.u t.r.a.n.h cho một thế giới hòa bình– Tác giả: Mác-két– Thể loại: nghị luận– Phương thức biểu đạt: biểu cảm, nghị luận– Nghệ thuật: cách lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục cao– Nội dung truyền tải: C.h.i.ế.n t.r.a.n.h để lại nhiều hậu quả n.g.u.y h.i.ể.m cho con người đến hàng trăm năm sau, không thể khắc phục được. Vì vậy, cần phải xóa bỏ c.h.i.ế.n t.r.a.n.h để bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của con người. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em– Tác giả: hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em– Thể loại: tuyên bố– Phương thức biểu đạt: thuyết minh, nghị luận– Nghệ thuật: cách lập luận chặt chẽ, rất thuyết phục– Nội dung truyền tải: Bảo vệ trẻ em là vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm hàng đầu. Bởi bảo vệ trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của nhân loại.

Bài viết tham khảo: Đại từ là gì? có những loại đại từ nào? Ví dụ minh họa

Trên đây là bài viết giải thích khái niệm văn bản nhật dụng là gì và ví dụ minh họa. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích, giúp các bạn có thể ôn tập và hiểu rõ hơn về loại văn bản này nhé!