Vị tướng đầu tiên của việt nam

-
(PLVN) -Đồng chí Phùng Chí Kiên (1901-1941) là vị tướng đầu tiên của Việt Nam. Hy sinh anh dũng năm 1941, tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, kiên trung, bất khuất của đồng chí trở thành một trong những di sản vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam, của quê hương Nghệ An. Tên tuổi, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên mãi được lưu danh cùng muôn đời hậu thế, với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, nhân dân ta.
*
Sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên mãi được lưu danh cùng muôn đời hậu thế,

Anh dũng hy sinh được truy phong cấp tướng

Năm 1925, Nguyễn Vĩ ra làm thuê ở ga Yên Lý, Diễn Châu, sớm tiếp cận ánh sáng tư tưởng tiến bộ, được cán bộ Tổng hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu, Trung Quốc về Nghệ Tĩnh hoạt động giác ngộ, dìu dắt, giúp đỡ, kết nạp vào Hội. Tháng 10/1926, Nguyễn Vĩ được tổ chức cử đến Quảng Châu, dự lớp huấn luyện chính trị đầu tiên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Nguyễn Vĩ đổi tên là Phùng Chí Kiên, sau khóa học, Phùng Chí Kiên được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gửi vào học Trường Quân sự Hoàng Phố. Năm sau, do Tưởng Giới Thạch phản bội, nhà trường bị đóng cửa, Phùng Chí Kiên cùng với cán bộ cách mạng Việt Nam đứng về phía Đảng Cộng sản Trung Quốc chống lại hành động phản cách mạng của bọn quân phiệt.

Bạn đang xem: Vị tướng đầu tiên của việt nam

Tháng 12/1929, Phùng Chí Kiên được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, gia nhập Hồng quân và thời gian sau được tín nhiệm và được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4, quân đoàn 2, Hồng quân Đông Giang.

Tháng 12/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương gọi Phùng Chí Kiên về Hồng Kông. Tại đây, đồng chí được gặp lại Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được truyền đạt những chủ trương, đường lối mới của Đảng sau Hội nghị hợp nhất. Những ngày ở Hồng Kông, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tháng 1/1931, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã gửi Phùng Chí Kiên sang học trường Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản. Năm 1934, đồng chí Phùng Chí Kiên về Ma Cao, Trung Quốc và tham gia Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng. Tháng 3/1935, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao, Trung Quốc, đồng chí Phùng Chí Kiên được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định vào Ban Thường vụ của Đảng.

Giữa năm 1937, đồng chí Phùng Chí Kiên được cử về Sài Gòn cùng đồng chí Hà Huy Tập trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước. Sau đó, đồng chí quay lại Hồng Kông, Trung Quốc lãnh đạo Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng thay cho đồng chí Lê Hồng Phong về nước hoạt động, bị bắt vào cuối tháng 10/1938, rồi được trả tự do và bị trục xuất khỏi Hồng Kông.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII (tháng 5/1941), đồng chí Phùng Chí Kiên được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được phân công phụ trách công tác quân sự Đảng, trực tiếp chỉ đạo khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai và Đội Cứu quốc quân.

Tháng 9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, gây tiếng vang lớn trong cả nước, làm thực dân Pháp ra sức tìm cách đối phó. Cuối tháng 6/1941, chúng huy động 4.000 quân mở cuộc càn quét lớn vào khu căn cứ cách mạng của ta nhằm bắt các đồng chí lãnh đạo Đảng, tiêu diệt cơ quan đầu não của Việt Minh và lực lượng vũ trang cách mạng mới hình thành. Phùng Chí Kiên chỉ huy đội Cứu quốc quân Bắc Sơn chiến đấu, phá một số trận càn lớn của Pháp. Do chênh lệch lực lượng và vũ khí, Ban lãnh đạo căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai quyết định để lại một tiểu đội chặn đối phương, còn hai tiểu đội phá vòng vây, rút lên Cao Bằng để bảo toàn lực lượng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Lên Dây Đàn Guitar Bằng Điện Thoại Được Yêu Thích Nhất


Tháng 11/2003, Đảng, Chính phủ ra quyết định công nhận đồng chí Phùng Chí Kiên là nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng (khóa I), cán bộ lãnh đạo quân đội cấp tướng, liệt sĩ hy sinh anh dũng trong chiến đấu.

Suốt đời phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của Đảng, của nhân dân

Tận mắt chứng kiến bao nỗi đau thương của quê hương, đất nước và sớm giác ngộ cách mạng, đồng chí Phùng Chí Kiên đã giành trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.

Trên mặt trận chính trị - tư tưởng, đồng chí là một người cộng sản kiên cường, hai lần được tín nhiệm bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1935, 1941) ở vào những thời điểm quan trọng của cách mạng Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), đồng chí góp nhiều ý kiến quan trọng vào các nội dung của dự thảo Nghị quyết, nhất là về chủ trương xúc tiến chuẩn bị điều kiện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, góp phần vào sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới.

Đồng chủ trì Hội thảo khoa học “Đồng chí Phùng Chí Kiên với cách mạng Việt Nam và quê hương Nghệ An” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp tổ chức mới đây, GS. TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Phùng Chí Kiên đã vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hai lần bị bắt giam, đày ải trong chốn lao tù tàn bạo của chính quyền Tưởng Giới Thạch và thực dân Anh, đồng chí luôn vững vàng tinh thần cách mạng, giữ vững khí tiết của người cộng sản. Hoạt động trong hoàn cảnh bí mật, đầy gian nguy, thách thức, đồng chí vẫn luôn kiên định với mục tiêu, lý tưởng và con đường đã chọn, hết mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, nêu tấm gương sáng về tinh thần kiên trung, bất khuất của người cộng sản.

Với 16 năm hoạt động cách mạng liên tục, kể từ khi được giác ngộ lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc cho đến hơi thở cuối cùng, đồng chí đã có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đồng chí là nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà chính trị, quân sự song toàn, người chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, hình ảnh đồng chí Phùng Chí Kiên dù bị kẻ địch phục kích bắn trọng thương, vẫn kiên quyết ở lại đánh chặn địch để đồng đội rút lui, kiên cường chiến đấu đến hơi thở cuối cùng trước mũi súng quân thù là biểu tượng sâu sắc cho bản lĩnh, khí phách và tình cảm cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản. Đồng chí ngã xuống nhưng cuộc đời cách mạng cao đẹp, những hoạt động và cống hiến to lớn của đồng chí vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam, vẫn mãi là tấm gương đạo đức cách mạng ngời sáng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên học tập, noi theo.