Vô tâm thu là gì

-

Ngưng tuần hoàn-hô hấp (NTH-HH) đột ngột hay còn gọi là ngưng tim đột ngột là sự chấm dứt đột ngột hoạt động của tim làm cho các bệnh nhân (BN) bị bất tỉnh, không có nhịp thở bình thường và không có dấu hiệu của tuần hoàn.


*

HƯỚNG DẪN cấp cứu HỒI SINH TIM PHỔI NÂNG CAO

1. ĐẠI CƯƠNG

Ngưng tuần hoàn-hô hấp (NTH-HH) đột ngột hay còn gọi là ngưng tim đột ngột là sự chấm dứt đột ngột hoạt động của tim làm cho các bệnh nhân (BN) bị bất tỉnh, không có nhịp thở bình thường và không có dấu hiệu của tuần hoàn.

Bạn đang xem: Vô tâm thu là gì

NTH-HH có thể gây ra bởi 4 loại rối loạn nhịp: rung thất (ventricular fibrillation -VF), nhịp nhanh thất vô mạch (pulseless ventricular tachycardia - VT vô mạch), hoạt động điện vô mạch (pulseless electric activity - PEA), và vô tâm thu (asystole). Trong đó VF là hiện tượng tim có hoạt động điện vô tổ chức, VT vô mạch là hiện tượng cơ tim tâm thất có hoạt động điện có tổ chức. Cả hai trường hợp rối loạn nhịp này đều không thể tạo ra được dòng máu đáng kể. PEA là một rối loạn nhịp do nhiều nguyên nhân gây ra, mặc dù có thể tạo ra các hoạt động điện có tổ chức, nhưng các hoạt động điện này không tạo ra được các hoạt động co bóp của cơ thất hoặc cơ thất co bóp không hiệu quả (để tạo ra xung mạch có thể phát hiện được). Vô tâm thu là hiện tượng không có các hoạt động điện của tâm thất trong khi vẫn có hoặc không có hoạt động điện của tâm nhĩ.

Xử trí cấp cứu NTH-HH đột ngột bao gồm một chuỗi công việc liên hoàn (chain of survival - chuỗi sống còn) cần thực hiện để cứu sống BN, từ (1) Nhanh chóng nhận diện các trường hợp NTH-HH và kích hoạt hệ thống cấp cứu;(2) Tiến hành hồi sinh tim phổi (HSTP) (CardioPulmonary Resuscitation - CPR); (3) sử dụng máy phá rung tim sớm; (4) thực hiện HSTP nâng cao (Advanced Cardiac Life Support - ACLS); (5) tiến hành đồng bộ các biện pháp chăm sóc sau ngừng tim.

HSTP nâng cao (ACLS) can thiệp đến tất cả các khâu trong chuỗi sống còn, bao gồm những can thiệp để ngăn chặn ngừng tim, điều trị ngừng tim, và cải thiện kết cuộc của những người bệnh (BN) đã phục hồi tuần hoàn tự nhiên sau khi tim ngừng đập. Những can thiệp của ACLS nhằm ngăn chặn ngừng tim bao gồm kiểm soát đường thở, hỗ trợ thông khí và điều trị loạn nhịp nhanh và loạn nhịp chậm. Để điều trị ngừng tim, những can thiệp của ACLS dựa trên cơ sở HSTP cơ bản (BLS), bao gồm nhanh chóng phát hiện NTH-HH và kích hoạt hệ thống cấp cứu, tiến hành HSTP sớm, nhanh chóng khử rung tim và để tăng thêm khả năng phục hồi tuần hoàn tự nhiên, ACLS còn là điều trị bằng thuốc, bổ sung oxy, kiểm soát đường thở nâng cao (vd: đặt nội khí quản), đảm bảo thông khí (vd: thông khí cơ học) và theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn. Sau khi khôi phục TH tự nhiên, ACLS gồm các can thiệp đồng bộ để cải thiện sống còn và chức năng thần kinh.

Trong phác đồ này, chỉ bao gồm các biện pháp can thiệp của ACLS trong điều trị ngưng tim và sau ngưng tim, ACLS trong ngăn chặn ngưng tim (loạn nhịp nhanh, loạn nhịp chậm) sẽ có phác đồ riêng.

Nguyên nhân, chẩn đoán NTH-HH xem ở phác đồ HSTP cơ bản (BLS).

2. QUY TRÌNH CẤP CỨU HSTP NÂNG CAO (ACLS)

Thời điểm và trình tự của các biện pháp can thiệp trong quy trình HSTP nâng cao (ACLS) sẽ phụ thuộc vào số lượng nhân viên tham gia, trình độ kỹ năng và trang bị sẵn có của nhóm cấp cứu. Tóm lược quy trình ACLS nêu trong hình 1 sau:

*

hình 1: Sơ đồ quy trình cấp cứu hồi sinh tim phổi nâng cao (ACLS)

- Ép tim ngoài lồng ngực (C - Chest Compression) và gắn máy sốc điện:

+ Nhân viên cấp cứu đầu tiên bắt đầu tiến hành CPR, trước hết bằng việc ép tim,ép mạnh (ép sâu xuống ít nhất 5 cm), ép nhanh (ít nhất là 100 nhịp/phút) và để cho lồng ngực nở trở lại vị trí bình thường sau mỗi nhịp ép. Hạn chế tối đa việc gián đoạn ép tim.

+ Nhân viên cấp cứu thứ hai nhanh chóng lấy hoặc bật máy phá rung, tiến hành gắn bản điện cực vào ngực BN đã được bộc lộ hoàn toàn ở một vị trí trước -bên, và để máy phân tích nhịp tim đánh giá loại rối loạn nhịp của BN là loại có thể phá rung được (VF/VT) hay không thể phá rung được (PEA/vô tâm thu).

- Thiết lập đường thở nâng cao (A - Airway): đặt thiết bị kiểm soát đường thở trên nắp thanh môn (supraglottic airways) hoặc nội khí quản nếu có thể.

- Bổ sung oxy và thông khí nhân tạo (B - Breathing); tiến hành thông khí cơ học và bổ sung oxy 100% (FiO2=1) bằng hệ thống bóng - mặt nạ hoặc bóng -thiết bị đường thở nâng cao càng sớm càng tốt, ngay khi có thể. Sử dụng bóng giúp thở loại dành cho người lớn (1 - 2 lít), bóp bóng thông khí bằng tay tạo thể tích khí lưu thông khoảng 500 - 600 ml và với tần số khoảng 8 - 10 lần trong một phút, đủ để lồng ngực nâng lên trong hơn 1 giây và giảm thiểu nguy cơ bơm khí vào dạ dày.

2.2. Bước 2: đánh giá nhịp tim

*

Hình 2: rung thất (ventricular fibrillation - VF)

- Khi máy phá rung tự động (AED) được sử dụng để phân tích nhịp tim của BN, và phát hiện thấy VF/VT,

*

Hình 3: nhịp nhanh thất (ventricular tachycardia - VT)

AED sẽ nhắc nhân viên cấp cứu nạp năng lượng cho máy, tránh xa BN và hướng dẫn bấm nút sốc điện, tất cả đều phải được thực hiện càng nhanh càng tốt.

- Nếu sử dụng máy phá rung không tự động và phát hiện trên màn hình có những

hoạt động điện vô tổ chức (VF - hình 2) hoặc loạn nhịp nhanh thất (VT - hình 3) là loại loạn nhịp có thể sốc điện (phá rung) thì lập tức chuyển sang bước 3.

- Cần tiếp tục thực hiện CPR có chất lượng trong khi chuẩn bị máy phá rung (tới mức sẵn sàng). Ép tim có thể sẽ cung cấp oxy, năng lượng và làm giảm bớt tình trạng quá tải thể tích của thất phải, làm tăng khả năng phục hồi "nhịp tim có tưới máu" sau sốc điện.

2.3. Bước 3: Sốc điện - phá rung

- Nếu sử dụng máy phá rung không tự động và phát hiện có VF/VT, nhân viên cấp cứu đầu tiên phải tiếp tục làm CPR trong khi nhân viên cấp cứu thứ hai tiến hành nạpnăng lượng cho máyphá rung. Khi máy phá rung tim đã được nạp điện đầy đủ thì dừng CPR lại, tránh xa BN để tiến hành sốc điện. Sau khi đảm bảo tất cả các nhân viên cấp cứu không chạm vào BN, nhân viên cấp cứu thứ hai tiến hành sốc điện (1 lần duy nhất) càng nhanh càng tốt để giảm thiểu sự gián đoạn trong ép tim (khoảng thời gian tay nhân viên cấp cứu không ở thành ngực).

- Nếu dùng máy phá rung hai pha, nhân viên cấp cứu nên sử dụng mức năng lượng được khuyến cáo của nhà sản xuất (120 - 200 J) hoặcmức năng lượng tối đa để loại bỏ VF/VT.

Xem thêm: Crush Có Nghĩa Là Gì ? Dấu Hiệu Bạn Đã Crush Ai Đó? Dấu Hiệu Bạn Đã Crush Ai Đó

- Nếu máy phá rung 1 pha được sử dụng, nhân viên cấp cứu sẽ chọn mức năng lượng ban đầu là 360 J và tiếp tục sử liều này cho tất cả các lần sốc tiếp theo.

2.4. Bước 4 - 6 - 8: tiếp tục tiến hành CPR đồng thời thực hiện các biện pháp cấp cứu tuần hoàn và hô hấp nâng cao.

- Nhân viên cấp cứu đầu tiên phải tiếp tục tiến hành CPR ngay lập tức sau khi sốc điện (mà không dừng lại để kiểm tra mạch hoặc và nhịp tim), bắt đầu bằng động tác ép tim và làm trong 2 phút. Sau 2 phút CPR, trình tự được lặp đi lặp lại, bắt đầu bằng cách kiểm tra rối loạn nhịp trên máy theo dõi.

- Các nhân viên cấp cứu nên đổi vai trò mỗi 2 phút để tránh mệt. Chất lượng CPR nên được giám sát dựa vào các thông số cơ học hoặc sinh lý (xem phần "Theo dõi - giám sát CPR" dưới đây).

- Khi VF/VT vô mạch vẫn còn tồn tại sau khi đã tiến hành sốc điện ít nhất 1 lần và theo sau đó là 2 phút CPR, thì cần phải thiết lập đường truyền thuốc qua tĩnh mạch (IV) hoặc qua xương (IO) để cung cấp thuốc điều trị, giúp tăng lưu lượng máu cơ tim trong khi làm CPRvà giúp tăng tỷ lệ phục hồi tuần hoàn tự nhiên.Tuy nhiên, điều này nên được thực hiện mà không làm gián đoạn ép tim.

- Dùng thuốc điều trị trong khi làm CPR:

+ Epinephrine: có lợi trên BN ngừng tim là nhờ tác dụng kích thích thụ thể a-adrenergic, giúp làm tăng áp lực tưới máu vành và não khi tiến hành CPR.

Tuy nhiên, thuốc cũng tác động lên thụ thể P-adrenergic làm tăng công cơ tim và giảm tưới máu lớp dưới nội mạc. Epeniphrine được dùng với liều 1 mg IV/IO mỗi 3 - 5 phút. Liều cao được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt như quá liều thuốc chẹn p hoặc ức chế calci. Nếu không có sẵn đường IV hoặc IO để dùng thuốc, epinephrine có thể được dùng qua đường nội khí quản với liều 2 - 2,5 mg.

+ Vasopressin: liều 40UI IV/IO có thể được dùng thay cho liều epinephrine lần đầu hoặc lần 2.

+ Amiodarone: liều đầu 300 mg IV/IO và liều thứ hai 150 mg IV/IO. Thuốc có thể gây nhịp chậm và tụt huyết áp.

+ Lidocaine có thể được cân nhắc khi không có sẵn amiodarone. Liều đầu 1 - 1,5 mg/kg IV. Nếu rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch vẫn còn, bổ sung liều lidocaine tiếp theo 0,5 - 0,75 mg/kg IV mỗi 5 - 10 phút, tổng liều tối đa là 3 mg/kg.

+ Magne sulfate IV: có thể điều trị xoắn đỉnh do nguyên nhân QT kéo dài, có thể chỉ định magne sulfate 1 - 2 g pha trong 10 ml D5W IV/IO.

2.5. Bước 5 - 7: tiếp tục sốc điện nếu VF/VT vô mạch vẫn còn tồn tại

- Khi VF/VT vô mạch vẫn còn tồn tại sau khi đã tiến hành sốc điện ít nhất 1 lần (bước 3) và theo sau đó là 2 phút CPR lần thứ hai (bước 4) và tiếp theo (bước 6, 8), nếu đã sốc điện chuyển nhịp được VF/VT bằng sốc điện nhưng sau đó tái phát, thì những lần sau sẽ sử dụng lại mức năng lượng này hoặc cao hơn lần phá rung trước đó nếu có thể.

- Amiodarone: có thể được dùng trong trường hợp VF/VT vô mạch vẫn còn tồn tại, không đáp ứng với phá rung, CPR và vận mạch.

- Magne sulfate IV: trong trường hợp VF/VT vô mạch nghĩ có liên quan với xoắn đỉnh hoặc tái lập sớm sau chuyển nhịp thành công thì cũng có thể chỉ định magne sulfate 1 - 2 g pha trong 10 ml D5W IV/IO.

- Nếu VF/VT đã được chuyển nhịp, BN có mạch trở lại thì chăm sóc sau ngừng tuần hoàn cần được tiến hành ngay lập tức vì đó là dấu hiệu phục hồi tuần hoàn tự nhiên (Return of Spontaneous Circulation - ROSC). Đặc biệt quan trọng là điều trị thiếu oxy máu và hạ huyết áp, chẩn đoán sớm và điều trị nhồi máu cơ tim với ST chênh lên (STEMI) và hạ thân nhiệt điều khiển ở những BN hôn mê (sẽ trình bày ở bài sau).