Xiếc nghệ thuật trung quốc/ thế giới quanh ta cùng khủng long tv/xiếc hay nhất thế giới

-

“Thượng Thiên Thánh Mẫu” là tác phẩm nghệ thuật có sự góp mặt của gần 100 nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Cải lương Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam vừa tổng duyệt và sẽ ra mắt khán giả vào Tết Nguyên đán năm nay.


Sự hòa quyện của các thanh âm nghệ thuật

Vở diễn là sự kết hợp tinh túy và hòa quyện giữa hai loại hình nghệ thuật cải lương và xiếc, mang đến cách thưởng thức nghệ thuật có tính giải trí cao nhưng vẫn đầy đặn tính triết lý sâu sắc, trữ tình và tư duy bác học của sân khấu đương đại.

Bạn đang xem: Xiếc nghệ thuật trung quốc/ thế giới quanh ta cùng khủng long tv/xiếc hay nhất thế giới

“Thượng Thiên Thánh Mẫu” là vở diễn nối tiếp thành công của tác phẩm sân khấu “Cây gậy thần” và là tác phẩm thứ hai trong dự án “Huyền sử Việt”. Tác phẩm sân khấu này được xây dựng dựa trên những huyền tích dân gian về Mẫu Liễu Hạnh – đệ nhất Thánh mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân Việt Nam.

NSND Tống Toàn Thắng, đồng đạo diễn của tác phẩm này cho biết: Điểm nhấn của vở diễn là đưa nghệ thuật xiếc và cải lương hòa quyện với nhau nhưng trong đó vẫn tôn vinh giá trị của từng loại hình sân khấu lên chứ không phải tách từng loại ra. Để có sự hòa quyện này đòi hỏi sự sáng tạo của người nghệ sĩ rất lớn, kỹ lưỡng về thủ pháp, đồng thời dùng những trò diễn xiếc có thể minh họa được cho nội dung tác phẩm nhưng lại không quá trở thành phô diễn.

Nghệ thuật xiếc và cải lương hòa cùng vào một tác phẩm.

“Khi vở diễn “Cây gậy thần” được công diễn thành công thì ê kíp đã rút ra những kinh nghiệm cho vở diễn này. Thông qua vở diễn “Cây gậy thần” chúng tôi thấy rằng, cách nhìn nhận và tiếp cận của khán giả đã thay đổi nhiều đối với nghệ thuật cải lương và xiếc. Chính vì vậy, bản thân tôi rút ra cách tiếp cận sâu hơn và gây sự hấp dẫn hơn, cuốn hút hơn bằng cách tìm ra sáng tạo những “trò diễn” để tác phẩm trở nên mềm mại hơn, hòa quyện nhau hơn và không bị phân chia ra đâu là xiếc đâu là cải lương”, NSND Tống Toàn Thắng cho biết.

Trong vở diễn này, khán giả còn được thưởng thức những lớp diễn ngập tràn cảm xúc, vừa mang tính hiện thực vừa mang tính huyền thoại. Không gian và thời gian được kéo đẩy bằng hình ảnh các bạn trẻ thời nay đi xuyên không vào quá khứ và hòa mình vào câu chuyện về cuộc tái sinh luân kiếp duyên nợ trần ai của Thánh Mẫu.

Những lớp diễn cùng thủ pháp xử lý của đạo diễn đã tạo nên một mạch diễn nhiều cảm hứng, sự sáng tạo và hấp dẫn của xiếc và ảo thuật đan quyện vào câu chuyện kể của cải lương tạo thành sự hấp dẫn và có chiều sâu trong nghệ thuật. Trong đó có những cảnh như: Thái Bà sinh hạ Thánh Mẫu, Giáng Tiên chia biệt Đào Lang về Thiên Giới, hội quần tiên trên Thiên Giới lý giải tại sao Thánh Mẫu giáng trần, cảnh Thánh Mẫu diệt kẻ ác nhân nơi Tây Hồ Phong Nguyệt bảo vệ công lý, Thánh Mẫu quyết chiến với Tiền Quân Thánh để bảo vệ chúng dân…

Sáng tạo mang tính đột phá

Ở tác phẩm “Thượng thiên thánh mẫu”, đạo diễn, NSND Triệu Trung Kiên và NSND Tống Toàn Thắng tiếp tục khẳng định sự sáng tạo đột phá, phối kết hợp ăn ý, các mảng miếng của đạo diễn nghệ thuật cải lương Triệu Trung Kiên và trò diễn mang tính sáng tạo ly kỳ của đạo diễn xiếc Tống Toàn Thắng đã tạo nên sức cuốn hút của tác phẩm đối với công chúng xuyên suốt vở diễn.

“Thượng thiên thánh mẫu” là tác phẩm kết hợp những tinh hoa của nghệ thuật cải lương như các điệu lý, các câu vọng cổ, các lớp diễn trữ tình được NSND Triệu Trung Kiên khai thác triệt để. Những trò diễn đặc sắc của xiếc như bay trên không, ảo thuật nâng người, xoay người trên trục được NSND Tống Toàn Thắng áp dụng hoàn hảo trong không gian và hoàn cảnh của tác phẩm.

Xem thêm: Top 10 Phim 'Ướt Át' Và Gợi Tình Nhất Thế Giới, Bí Mật Tình Dục Tuyệt Vời Cho Nam Giới

Các nghệ sĩ xiếc và cải lương trong một màn biểu diễn.

Theo NSND Vương Hà, thành viên Hội đồng nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thông qua tác phẩm này, các nghệ sĩ của cả hai đơn vị nghệ thuật đã tạo nên những bất ngờ đầy thú vị. Các nghệ sĩ cải lương cũng được tham gia vào các trò diễn của nghệ thuật xiếc và các nghệ sĩ xiếc cũng được tham gia vào các lớp thoại và diễn của kịch bản mà vẫn đầy tính chuyên nghiệp. Ngoài ra, hai đạo diễn đã mạnh dạn đưa một số giá hầu đồng vào vở diễn và giới thiệu để khán giả cảm nhận được không gian và các nhân vật trong Tứ Phủ một cách mềm mại và sống động.

NSND Hoàng Anh Tú đảm nhiệm phần sáng tác âm nhạc của “Thượng thiên thánh mẫu”. Với vở diễn lần này, nhạc sĩ phải đối diện với nhiều thách thức, vừa phải đảm bảo sự đồng điệu của ngôn ngữ thanh âm trong sự tương quan với các thành phần sáng tạo khác, vừa phải phục vụ đắc lực cho đặc thù riêng của hai loại hình, lại vừa phải làm toát lên giá trị của nghệ thuật hát Văn – một thành tố tạo nên vẻ rực rỡ và linh thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Phần thiết kế mỹ thuật do NSƯT Doãn Bằng thể hiện vẫn sẽ là những sáng tạo giàu tính đương đại trong xử lý không gian, thời gian, nhưng vẫn tạo nên những hiệu quả trực quan, gợi cảm, góp phần khơi gợi những cảm xúc đẹp đẽ cùng nhận thức mang tính thẩm mỹ đến cho người xem.

Tham gia vào vở diễn, NSND Tự Long cống hiến cho người xem những khúc Văn ca Thánh Mẫu. Lựa chọn NSND Tự Long vào tiết mục này, NSND Tống Toàn Thắng cho biết: Đây là màn cuối của vở diễn nên chúng tôi muốn tạo ra sự thăng hoa thông qua nhân vật trong Tứ Phủ lần đầu tiên đưa lên sân khấu, tạo thành một bức tranh hoành tráng nhất. Những nghệ sĩ hóa thân vào Tứ Phủ được thăng hoa và qua lời hát văn của NSND Tự Long, tạo ra năng lượng cho các nghệ sĩ và năng lượng đó lan tỏa đến khán giả. Phần cuối khán giả sẽ không thể ngồi yên mà sẽ cùng hòa cùng nghệ sĩ trong giá hầu của “Cô đôi thượng ngàn”.

Màn biểu diễn Văn ca Thánh Mẫu.

“Mục đích của chúng tôi là phải truyền năng lượng của người nghệ sĩ đến khán giả để người xem phải đứng lên hát cùng nghệ sĩ. Người nghệ sĩ dùng vũ điệu của nghi lễ hầu đồng để cùng hòa chung với không khí của Tứ Phủ, chầu văn và của giá “Cô đôi thượng ngàn”. Qua đó góp phần giữ được nét truyền thống của dân tộc”, NSND Tống Toàn Thắng khẳng định.

Vở diễn “Thượng Thiên Thánh Mẫu” có thời lượng 120 phút, góp thêm một tiếng nói mang tính xây dựng và góc nhìn tích cực về văn hóa hầu đồng trong bản sắc văn hóa và cốt cách văn hóa của người Việt Nam, khẳng định giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.