Anh xin làm sóng biếc

-
Tin tức Thông báo Thời khóa biểu Các loại văn bản Các văn bản từ Bộ,Sở Các văn bản nội bộ Trang thơ,văn Trang Đoàn viên - Thanh niên Hoạt động chuyên môn Trao đổi chuyên môn Toán Tin học Lý Hóa Sinh Văn Sử Địa Ngoại ngữ Thể dục Thư viện đề thi ĐH & Cao đẳng Thư viện đề kiểm tra Giáo án Ảnh hoạt động Trang truyền thống Hoạt động Công đoàn Hoạt động Đảng bộ Chi đoàn giáo viên
*
Tổ chức
Đảng bộ Ban giám hiệu Công đoàn Đoàn trường Tổ chuyên môn Tổ Toán Tổ Tin Tổ Văn Tổ lý-Công nghệ Tổ Hóa Tổ Sử-GDCD Tổ Sinh-Công nghệ Tổ Địa Tổ Thể dục - Quốc phòng Tổ Ngoại ngữ Tổ Hành chính
*
Tra cứu thông tin
Tra điểm
*
Tài nguyên
Chia sẻ Tư liệu Sáng kiến kinh nghiệm

Cái hay trong bài thơ Biển của Xuân Diệu

Trong chương trình môn văn lớp 12 THPT, khi nghe thầy côgiảng bài Sóng của Xuân Quỳnh, không thể không liên hệ đến bài thơ “Biển” củaXuân Diệu. Bởi hai hồn thơ này không bao giờ chịu yên tỉnh để chiếm lĩnh con sóngcủa đại dương, để hóa giải lòng mình.

Bạn đang xem: Anh xin làm sóng biếc

Nếu hiểu theo cách định nghĩa về thơ của Sóng Hồng: “ Thơtrước hết là sự giải bày cảm xúc của nhà thơ về con người và thời đại” thì vớiXuân Diệu, thơ “phải là cuộc đời, là hiện thực vì ngay bản thân của nó cũng chínhlà cuộc sống”. “Thơ phải chân thật, ở trong lòng người, tâm hồn người.

Trở lại với bài thơ “Biển” của Xuân Diệu thì hình tượng sónglà một biểu hiện kì thú, vĩnh hằng của thiên nhiên. Từ lâu nó đã trở thành mộtchất liệu cho thơ ca. Chúng ta đã từng nghe tiếng sóng mênh mamg trong tiềmthức của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu. Và đến mãi tận bây giờ chúng ta nhưvẫn nghe được tiếng sóng thảng thốt của Thúy Kiều dội về từ lầu Ngưng Bích “Ầmầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi”. Với cổ nhân, họ mới chỉ khai thác âm thanhcủa “tiếng sóng”, còn với Xuân Diệu, thì mọi người đã quá quen thuộc với ônghoàng của thơ tình. Vì thế, khi đọc bài thơ Biển, ta cảm nhận như nhà thơ đãkhai thác đến cái bản chất cuối cùng của hiện tượng tự nhiên. Chàng thi sĩ đatình ấy như muốn được tắm trong biển lớn với con sóng tình cuồng nhiệt và saymê.

Đầu tiên là sự thổlộ:

Anh không xứng làbiển xanh

Nhưng anh muốn em làbờ cát trắng

Bờ cát dài phẳng lặng

Soi ánh nắng pha lê.

Vâng! Tuy anh không xứng đang làm dòng biển trong xanh nhưngtrong lòng anh vẫn muốn em làm ‘bờ cát”, làm bóng mát, làm điểm tựa vĩnh cửucho con sóng anh đi về. Em – bờ cát, là hai yếu tố đa cực. “Bờ cát” thủy chung,đằm thắm của tình em muôn đời vẫn trải lòng chờ đợi. Đôi khi sự dịu dàng, đằmthắm đó của “bờ em” cũng ngăn bớt những con sóng tình cuồng nhiệt:

Cũng có khi ào ạt

Như nghiến nát bờ em.

Xem thêm: Snsd, Đọc Tin Snsd Mới Nhất, Snsd: Tin Tức, Hình Ảnh Mới Nhất

Còn anh, anh vẫn chỉ “khiêm nhường” nhỏ nhẹ làm một “consóng biếc”. vì sóng anh vốn được tạo hóa cho đặc tính muôn đời, đó là sôi nổivà táo bạo:

Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em.

Và đôi khi còn thamlam, tiếc nuối:

Đã hôn rồi hôn lại

Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt.

Hình như con sóng ẩn dụ ấy đã chuyển tải hết sắc độ, lòngcuồng nhiệt của tình yêu “phái mạnh”. Nói đúng hơn, Xuân Diệu muốn ẩn mìnhtrong con sóng kia để giãi bày một cách trọn vẹn “cái tôi” cuồng nhiệt của lòngmình. Ở đây, chủ thể trữ tình của Biển chủ động chiếm lĩnh ngôi thứ nhất củasóng lòng tuổi trẻ.

Để rồi, con sóng đa tình, táo bạo ấy muốn được “tung trắngxóa”, tan vào cõi vô cùng, tuyệt đích của tình yêu:

Để những khi bọt tungtrắng xóa

Và gió về bay tỏa nơinơi

Như hôn mãi ngàn nămkhông thỏa

Như yêu bờ lắm lắm emơi.

Bốn câu thơ của “Biển” được khép lại nhưng hồn thơ lại mở ranhững khát vọng mãnh liệt, muốn vươn tới cái tận cùng của tình yêu tuổi trẻ.Chúc cho những ai đã yêu, đang yêu và những ai đang tìm kiếm tình, yêu sớm tìmđược bến đỗ của đời mình. Và hãy yêu chân thành, đằm thắm, say mê và mãnh liệtnhư chàng trai đa tình trong bài thơ “Biển” của Xuân Diệu.

Quảng Bình, vào thu 2013

ĐinhHữu Ngọc