Giá bán máu ở cho đen

-

Trong hàng chục, hàng trăm người hiến máu cứu người - mà người ta thường gọi là “bán máu”, tôi gặp được ông, một người suốt gần 20 năm qua bán máu đến quay cuồng. Ông bán máu nuôi thân vì nghèo, thậm chí có lần định manh nha bán cả… nội tạng, bởi ông nghĩ: “Vì y học, tôi quyết hiến xác và vì nghèo, tôi chết đi đỡ phải tốn tiền, đỡ liên lụy người thân…”.

Bạn đang xem: Giá bán máu ở cho đen

Bạn đang xem: Bán máu được bao nhiêu tiền

Trong hàng chục, hàng trăm người hiến máu cứu người - mà người ta thường gọi là “bán máu”, tôi gặp được ông, một người suốt gần 20 năm qua bán máu đến quay cuồng. Ông bán máu nuôi thân vì nghèo, thậm chí có lần định manh nha bán cả… nội tạng, bởi ông nghĩ: “Vì y học, tôi quyết hiến xác và vì nghèo, tôi chết đi đỡ phải tốn tiền, đỡ liên lụy người thân…”.

Xem thêm: Các Nguyên Tắc Thiết Kế Powerpoint Bạn Không Nên Bỏ Lỡ, 5 Nguyên Tắc Cần Tuân Thủ Khi Thiết Kế Bài Thuyết

Bán máu kiểu… chạy sô

Vào các buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần, các trung tâm, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều người đến “hiến máu cứu người” mà thực ra là bán máu, bởi họ sẽ nhận được số tiền nơi tiếp nhận tặng lại cho người hiến máu theo quy định chung của Bộ Y tế và Bộ Tài chính. Lân la tại Trung tâm truyền máu và huyết học ở đường Hùng Vương, quận 5, TP.Hồ Chí Minh, tôi gặp khá nhiều người đang chờ cho máu. Nhưng hầu hết những người này đều vô cùng kín tiếng, ít để lộ thông tin về cá nhân mình. Cuối cùng, trong số hàng chục, hàng trăm người “bán máu”, tôi gặp được ông - một người đàn ông mà ban đầu tôi cho là rất kỳ lạ, nhưng sau đó câu chuyện của ông lại khiến tôi cảm phục. Đó là ông Võ Ngọc Mẫn (SN 1963, quê tỉnh Trà Vinh).

Ông có dáng người dong dỏng cao (1,7m), nước da ngăm đen rắn rỏi, đôi mắt sáng, lông mày rậm dài và ấn tượng nhất là nụ cười luôn nở trên môi người đàn ông lao động chân tay này. Ở quê nhà Trà Vinh, ông có một cuộc sống nghèo khó, có vợ và hai người con, nhưng không đất đai cày cuốc, tài sản thì tay trắng, vốn hành nghề chạy xe kéo ở quê cũng không thấm vào đâu. Cách đây gần hai chục năm, ông Mẫn lên TP.Hồ Chí Minh kiếm sống bằng nghề lao động thuê mướn. Cái nghèo quấn lấy, ông Mẫn tình cờ biết đến dịch vụ “bán máu”, thế là hành trình bán máu nuôi thân của ông Mẫn cứ thế quay cuồng suốt gần chừng ấy năm trời sinh nhai ở đất phồn hoa đô thị Sài thành.

Qua tìm hiểu, tôi được biết, theo quy định bấy lâu nay của ngành y tế, mỗi lần cho máu, mỗi người chỉ được cho 450mml loại tiểu cầu, còn máu thường thì 1 hoặc 2 đơn vị máu (tức 250ml/đơn vị). Nhưng mỗi người chỉ được cho tiểu cầu là 1 tháng 1 lần, còn máu thường thì 2 tháng một lần. Thế nhưng, vì hoàn cảnh nghèo, vừa lao động cật lực kiếm sống bằng nghề làm thuê làm mướn, nhưng số tiền có được quá ít ỏi, không thể nuôi bản thân và gia đình, ông Mẫn liều lĩnh tìm cách “qua mặt” các cơ sở y tế nơi cho máu, bằng cách… chạy sô.


*

Những thẻ hiến, cho máu của ông Mẫn.

Bán máu qua… “cò”

“Có những người trước đây làm “cò”, vì họ sẵn sàng cho chúng tôi, những người bán máu kiếm sống vay tiền nóng, sau đó họ giữ thẻ và ngay khi vừa bán máu có tiền, họ sẽ thu cả vốn lẫn lời chỉ sau một ngày”, ông Mẫn lý giải. Trước đây, do máy móc xét nghiệm máu còn hạn chế, phải mất một ngày, sau khi bệnh viện xét nghiệm máu đạt tiêu chuẩn, mới có thể bán máu. Do vậy, lúc cần tiền, một đội ngũ “cò” thường trực tại các bệnh viện, sẵn sàng cho những người bán máu vay nóng tiền, ví dụ cho vay 100.000 đồng, thì khi bán máu xong (1 ngày sau), “cò” sẽ lấy 120.000 đồng là tiền vốn lẫn lời trong vòng 1 ngày.

Hiện nay, do máy móc xét nghiệm máu rất nhanh, chỉ trong vòng khoảng 30 phút là có kết quả, người bán máu chỉ cần chờ một chút là có thể bán máu. Do vậy, đội quân “cò” chuyển sang môi giới mua bán máu trực tiếp với người bệnh. Ông Mẫn cho biết: “Đối với những bệnh nhân ở các tỉnh thành xa đến thành phố chữa bệnh, không có thân nhân hoặc nếu thân nhân từ xa đến thành phố, lo ăn uống, nơi ở, đi lại cũng sẽ rất tốn tiền, nên ngay tại các bệnh viện có những người môi giới. Khi biết bệnh nhân có nhu cầu cần máu, những “cò” này sẽ gọi cho chúng tôi theo từng nhóm máu phù hợp với người cần mua”.

Khi nhận điện thoại của “cò” là ở bệnh viện đang có người cần mua máu, ông Mẫn sắp xếp thời gian đến bệnh viện để trực tiếp bán máu. Theo ông Mẫn, với một đơn vị máu khoảng 250ml, nếu bán trực tiếp như vậy sẽ có giá 500.000 đồng. Ngoài ra, nhiều gia đình bệnh nhân còn cho thêm tiền ăn uống, xe cộ đi lại… Tuy nhiên, mỗi lần ông Mẫn bán máu trực tiếp cho bệnh nhân tại bệnh viện đều phải qua “cò” và “cò” sẽ trả tiền cho ông, vì vậy ông không thể nào biết chính xác số tiền cò thương lượng với gia đình bệnh nhân. Ông Mẫn cho hay: “Với loại máu tiểu cầu, mỗi lần bán là 450ml thì tôi được 450.000 đồng, còn loại máu thường với 250ml thì được 160.000 đồng. Như vậy, so với bán máu cho bệnh viện thì khi bán qua “cò” sẽ có giá cao hơn”.

Theo tìm hiểu, một bác sĩ Bệnh viện 115 cho biết: “Những người gọi là “bán máu” là những người tự nguyện cho máu và họ nhận được một số tiền theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Y tế”. Vị bác sĩ này cũng giải thích thêm, bởi mức giá cho một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn phải qua sàng lọc và bảo quản theo quy định rất nghiêm ngặt. Một đơn vị máu (250ml) sau khi lấy, bảo quản và làm toàn bộ các xét nghiệm sàng lọc cần thiết theo quy định chuyên môn của Bộ Y tế - được coi là đơn vị máu chuẩn, thì giá tính cho người bệnh nhận khối lượng máu chuẩn là 260.000 đồng/đơn vị máu, 320.000 đồng/350ml và 380.000 đồng/450ml máu chuẩn. Ngoài ra, còn có những mức giá khác (cao hơn) là các thành phẩm máu như hồng cầu, bạch cầu, khối tiểu cầu và các chế phẩm khác.

Vì cuộc sống nghèo khó, ông Mẫn cho biết: “Tôi bán máu gần 20 năm nay, thấy sức khỏe vẫn bình thường, không hề có biểu hiện gì khác lạ, thậm chí là khỏe khoắn hơn nếu cứ… bán đều đều!”. Ông Mẫn cũng kể, có lần thông qua “cò” tại một bệnh viện, có bệnh nhân đang có nhu cầu ghép thận, ông Mẫn nhận lời với cái giá 70 triệu đồng quả thận. Toàn bộ tiền đi lại từ Việt Nam ra nước ngoài, ông Mẫn đều được vị “đại gia” cần mua thận nọ bao hết.

“Tuy nhiên, khi gặp tôi, thấy tôi đã lớn tuổi, nên ông đại gia nọ đã không đồng ý, mà muốn mua quả thận của một người trẻ tuổi hơn tôi. Thế là vụ bán thận của tôi bất thành, chứ nếu lần đấy bán được tôi cũng… bán !”. Ông Mẫn tâm sự: “Gia đình nghèo, khó khăn, nên tôi nghĩ, khi mình nằm xuống, gia đình vợ con lại thêm gánh nặng. Do vậy, tôi đã đến Trường Đại học Y dược TPHCM làm giấy hiến xác cho y học. Như vậy, khi tôi mất đi, gia đình khỏi phải gánh nặng ma chay tốn kém”.