Giết nhau vì cái ghế ngồi

-

Từ ba "thằng trẻ trâu mới lớn", sau 10 năm hoạt động âm nhạc, Da LAB giờ đã thành những người đàn ông trước ngưỡng tuổi 30, đi đâu cũng chỉ mong sớm về nhà "bên em và con".Bạn đang xem: Giết nhau vì cái ghế ngồi

Sau 10 năm - live show đánh dấu một thập kỷ ca hát của nhóm Da LAB - diễn ra vào tối 29/7 tại Hà Nội. 2.500 bạn trẻ đã đến từ sớm để xếp hàng vào khán phòng. Phần đông là học sinh - sinh viên nhưng cũng thấp thoáng những cặp vợ chồng. Họ cùng đến với rap để "tụng ca tuổi trẻ".

Bạn đang xem: Giết nhau vì cái ghế ngồi


*

Ba thành viên của nhóm Da LAB Kào Kào, Thỏ và Thơm (từ trái qua).

Từ "mấy thằng trẻ trâu mới lớn"

"Mấy thằng trẻ trâu mới lớn" - sự định danh vẻ như không mấy thiện cảm này - lại không phải do truyền thông hay khán giả gọi Da LAB. Chính ba chàng trai Võ Việt Phương (Quách Văn Thơm), Nguyễn Trọng Đức (Thỏ) và Trần Minh Phương (Kào Kào) đã tự miêu tả về mình như vậy.

Và đó là tên của một phần nội dung trong Da LAB: Sau 10 năm. Mấy thằng trẻ trâu mới lớn là ai? Là những chàng trai thích gì làm ấy, thích đâu đi đó với "hành trình chẳng giống ai", "bụi đường mình đã chai" mặc kệ ngày nắng hay ngày mưa.

Hơn 2.000 khán giả đã cùng hòa giọng với Da LAB trongĐi đi về về, Sớm hôm qua, Đời là đi, Việt Nam - những sáng tác tụng ca tuổi trẻ. Trong âm nhạc của Da LAB tuổi trẻ được tôn thờ, được nâng lên như một trường phái sống. Tuổi trẻ là không nhụt chí, là dám nghĩ, dám làm, Tuổi trẻ là đi, là đến, và tất nhiên không chấp nhận sự ngồi yên.

Ba thành viên của Da LAB gặp nhau khi họ còn rất trẻ. Những chàng sinh viên đại học chẳng những "trẻ trâu mới lớn" như bao bạn bè cùng trang lứa khác lại còn say mê âm nhạc - thứ mà mình không được đào tạo. Họ đã đến với âm nhạc, với rap bằng sự ngây thơ nhưng hết mình của tuổi trẻ.

Da LAB được cho là đã thổi một làn gió mới vào rap Việt, không chỉ bằng tuổi trẻ mà còn bằng sự văn minh. Những ca khúc của Da LAB truyền cho người trẻ nguồn năng lượng và cảm hứng tích cực, tuyệt nhiên không có những bi quan, phẫn uất, dung tục như một số rapper, nhóm nhạc rap khác.

Rap của Da LAB đẹp như con phố, cánh đồng và trong lành như "mặt trời ngày mới". Người ưa rap rặng có thể chê âm nhạc của Da LAB là thứ rap "nước ngọt". Nhưng 10 năm đã là khoảng thời gian đủ dài và đủ để chứng minh được sức hấp dẫn của Da LAB cùng những ca khúc rap lành mạnh, có thông điệp.


*

Da LAB thể hiện lại những ca khúc quen thuộc của nhóm như Về nhà, Một nhà, Hà Nội giờ tan tầm,...

Đến những người đàn ông "loay hoay"

Tất nhiên, "mấy thằng trẻ trâu mới lớn" thì thường không hiểu hết được giá trị của hậu phương, của gia đình. Chỉ khi đã thành những người đàn ông, họ mới thực sự hiểu. Và ở phần 2 của đêm nhạc kỷ niệm 10 năm ca hát, Da LAB đã kể câu chuyện về "những người đàn ông loay hoay".

Xem thêm: Đi Du Lịch Ba Vì Với Bí Kíp Ăn, Top 11 Địa Điểm Du Lịch Nổi Bật

Loay hoay với gia đình, trăn trở với xã hội và tham vọng có được một địa vị trong xã hội. Tất cả gần như là nỗi ám ảnh của những chàng trai trước ngưỡng 30 tuổi, đã lập gia đình, đã có vợ con. 3 thành viên của Da LAB có lẽ cũng nằm trong số những người đàn ông như thế?

Trên sân khấu, Da LAB say sưa thể hiện Hà Nội giờ tan tầm, Rối người, Về thôi, Về nhà, Một nhà. Từ "về" xuất hiện liên tiếp và từ "nhà" cũng xuất hiện liên tiếp. Những chàng trai chỉ thích "đi đi đến đến" ngày nào, nay đã hiểu được sự bon chen của cuộc sống thường nhật và giá trị của gia đình.

"Đời sống vốn đã thế rồi/ Giết nhau vì cái ghế ngồi/ Anh ơi đêm rồi về thôi/ Cơm canh giờ đã nguội rồi/ Anh ơi đêm rồi về thôi/ Hơn thua gì cũng muộn rồi", Thỏ, Kào và Thơm cất tiếng hát trong sự đồng thanh của 2500 khán giả phía dưới.

Với thông điệp sâu sắc qua ca từ giản dị, sau 10 năm, ba chàng trai của Da LAB thực sự đã trở thành những người đàn ông trong âm nhạc.


*

Đêm nhạc có sự tham gia của khoảng 2500 bạn trẻ.

Và điểm trừ lớn nhất của đêm nhạc

Da LAB: Sau 10 năm là một đêm nhạc trọn vẹn để đánh dấu 10 năm ca hát của một nhóm nhạc từ underground sang hoạt động mainstream. Bố cục chương trình rõ ràng, ngoài việc hát lại những ca khúc của nhóm, các thành viên cũng cover ca khúc In the end như một cách tưởng nhớ Chester Bennington của ban nhạc Linkin Park vừa qua đời.

Đặc biệt, Da LAB dành một thời lượng đáng kể trong live show để trò chuyện - giao lưu với khán giả. Nhờ nội dung này, khán giả hiểu hơn về quá trình hình thành, chất nhạc của Da LAB và những khó khăn mà nhóm gặp phải từ khi thành lập đến nay.

Sau 10 năm vừa là một live show, vừa giống như một buổi họp fan ấm cúng khi có phần "chủ nhân" giao lưu và trả lời câu hỏi của người hâm mộ.

Hạn chế lớn nhất của đêm nhạc là không gian.Da LAB: Sau 10 năm được tổ chức tại một trung tâm tiệc cưới, cổng vào nhỏ, khán giả phải xếp hàng tương đối lâu. Nhiều người đến sớm nhưng vẫn không kịp vào để thưởng thức những ca khúc mở đầu.

Sân khấu bị nhận xét là quá thấp. Khán giả từ xa gần như không nhìn thấy các thành viên trong nhóm và ban nhạc Kick-Off chơi nhạc đệm trực tiếp trên sân khấu. Trong khi đó, màn hình LED không được tận dụng.

Thêm nữa, thời gian đêm nhạc tương đối ngắn. Nếu trừ phần giao lưu, trò chuyện thì âm nhạc chỉ chiếm khoảng hơn một giờ đồng hồ với hơn 10 ca khúc. Nhiều khán giả cảm thấy "thòm thèm", chưa thỏa mãn khi ra về. Tất nhiên, với một nhóm nhạc rap với số lượng ca khúc, hit hạn chế, việc tổ chức một live show dài hơn là không đơn giản.