Ký sự: làng nghề ven sông kôn

-

Hôm qua (1-3), ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với TP.Thuận An về công tác lập, điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung của thành phố và quy hoạch phát triển đô thị ven sông Sài Gòn.

Bạn đang xem: Ký sự: làng nghề ven sông kôn


Tiềm năng đang được đánh thức

Sông Sài Gòn chảy qua địa phận TP.Thuận An có chiều dài khoảng 13,6km qua các phường Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm và xã An Sơn. Theo quy hoạch đô thị Thuận An, tuyến đường ven sông Sài Gòn kết nối từ cầu Bà Lụa (TP.Thủ Dầu Một) đến cầu Vĩnh Bình, giáp TP.Hồ Chí Minh, tổng chiều dài toàn tuyến trên 13km. Hiện nay, nhiều dự án đã được triển khai dọc sông Sài Gòn như Khu nhà ở tái định cư An Sơn, Khu nhà ở cao tầng Eden - Thuận An, Công viên ven sông Sài Gòn. Thời gian qua, nhiều tuyến giao thông ven sông Sài Gòn trên địa bàn TP.Thuận An đã được cải tạo, nâng cấp. Một số cảng thủy nội địa, bến hành khách, bến hàng hóa đã được xây dựng dọc sông Sài Gòn tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao thương của người dân.

*

Ông Nguyễn Văn Lợi (thứ 3 từ trái qua), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng lãnh đạo các sở ngành kiểm tra tiến độ thựchiện dự án cống kiểm soát triều rạch Bình Nhâm, TP.Thuận An. Ảnh: QUỐC CHIẾN

Theo định hướng tổ chức không gian trục cảnh quan ven sông Sài Gòn do đơn vị tư vấn thể hiện trong quy hoạch và được Ban Thường vụ Thành ủy Thuận An vừa thông qua bước đầu thì hành lang ven sông Sài Gòn từ cầu Vĩnh Bình, phường Vĩnh Phú tới cảng An Sơn được quy hoạch là trục cảnh quan quan trọng của thành phố. Hành lang ven sông Sài Gòn sẽ kết nối với các trục đường chính đô thị của thành phố, của tỉnh và kết nối với TP.Hồ Chí Minh. Đồng thời, dọc hành lang sẽ hình thành 6 bến thủy nội địa. Tại các bến sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ cộng đồng…

Kiểm tra tiến độ thi công công trình xây dựng cống ki ểm soát triều rạch Bình Nhâm, công trình có nhiệm vụ ngăn lũ, triều cường và xả lũ hồ Dầu Tiếng, chống ngập cho toàn bộ vùng hưởng lợi 2.690 ha, ông Nguyễn Văn Lợi cho rằng, đây là công trình rất quan trọng, do vậy đơn vị thi công cần đẩy nhanh tiến độ. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu TP.Thuận An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất triển khai thi công 4 cống còn lại trên địa bàn thành phố để hoàn thiện, đồng bộ hệ thống công trình chống ngập úng, triều cường và biến đổi khí hậu ven sông Sài Gòn.

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch UBND TP.Thuận An, cho biết Thuận An là một đô thị nén, mật độ dân số rất cao. Do đó, việc triển khai xây dựng đô thị ven sông Sài Gòn là một chủ trương rất phù hợp với xu thế. Hiện nay, ven sông Sài Gòn còn rất nhiều dự địa phát triển như Hưng Định, Bình Nhâm, An Sơn. Tuy nhiên, thành phố sẽ cùng với đơn vị tư vấn tính toán việc phát triển đô thị ở các khu vực một cách hợp lý, hài hòa bảo đảm về quy mô, về cảnh quan, không gian, môi trường…

Nhiều ý tưởng cho Thuận An

Đóng góp ý kiến về quy hoạch phát triển đô thị ven sông Sài Gòn của TP.Thuận An, nhiều ý kiến cho rằng, Thuận An là một trong những địa phương có cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông khá thuận lợi. Trong đó, các trục giao thông bắc - nam như: Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT743, đường Cách Mạng Tháng Tám và sắp tới là đường Vành đai 3 (Bình Chuẩn - An Sơn) đã tăng tính kết nối cho địa phương. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi khi thành phố thực hiện phát triển đô thị ven sông Sài Gòn.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, trong quá trình phát triển đô thị dọc sông Sài Gòn, Thuận An cần quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, việc xả lũ hồ Dầu Tiếng… để tiến hành quy hoạch các công trình phù hợp. Bên cạnh đó, thành phố cần nghiên cứu xác định các công trình quốc phòng để có hướng quy hoạch bảo đảm yếu tố quốc phòng - an ninh. Nhiều ý kiến cũng đề nghị thành phố lưu ý quá trình thực hiện các công trình cần bảo đảm giữ nguyên dòng chảy, hạn chế bê tông hóa và phát huy vai trò điều hòa khí hậu của sông Sài Gòn. Quá trình quy hoạch cũng cần tính toán xây dựng các thiết chế văn hóa, công trình văn hóa bảo đảm hài hòa tương xứng với sự phát triển của thành phố, nhất là phát triển kinh tế.

Xem thêm: Excel : Dùng Hàm Để Tách Số Và Chữ Trong Excel 2013, 6 Cách Tách Chữ Trong Excel Có Thể Bạn Chưa Biết

Ông Nguyễn Khoa Hải, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cho rằng không gian văn hóa, các thiết chế văn hóa là nơi phục vụ người dân, công nhân lao động để họ tái tạo sức lao động. Do vậy, thành phố cần thiết phải xây dựng các trung tâm văn hóa đa chức năng; đồng thời chú trọng bảo tồn làng nghề truyền thống của địa phương, nhất là gốm sứ; bảo tồn vườn cây ăn trái để tạo không gian phát triển du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn. Bởi, sông Sài Gòn có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.

*

Trong buổi làm việc với TP.Thuận An, ông Nguyễn Văn Lợi (thứ 3, từ trái qua) đã trực tiếp đi kiểm tra tiến độ thi công công trình xây dựng cống kiểm soát triều rạch Bình Nhâm. Ảnh: QUỐC CHIẾN

Tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.Thuận An về công tác điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung của thành phố và quy hoạch phát triển đô thị ven sông Sài Gòn, ông Nguyễn Văn Lợi đã đánh giá cao tiến độ thực hiện các quy hoạch. Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, Ban Thường vụ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo làm tốt hơn nữa, đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch để thông qua Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong tháng 3-2022. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu, trong quy hoạch chung thành phố cần tính toán xây dựng hệ thống giao thông kết nối nhiều hơn nữa các trục hàng hóa, trục nhân lực với TP.Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thành phố cần tính toán quy hoạch nhà ở. “Đây là bài toán khó, làm sao để không có những khu “ổ chuột” trong thành phố. Muốn vậy phải có lộ trình chỉnh trang, khắc phục, giải tỏa những khu “ổ chuột”. Phải tính toán để có giải pháp phù hợp để xây dựng TP.Thuận An trở thành đô thị văn minh, thông minh, hiện đại, là nơi đáng sống…”, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Văn Lợi cũng đã đến thăm, động viên, tặng quà Trạm Y tế phường Lái Thiêu. Báo cáo với Bí thư Tỉnh ủy, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Chủ tịch UBND phường Lái Thiêu, cho biết đến nay 60% người dân trong phường đã tiêm mũi 3 vắc xin ngừa Covid-19 và đang tập trung mở chiến dịch đẩy mạnh tiêm cho số còn lại. Ông Nguyễn Văn Lợi yêu cầu phường Lái Thiêu cũng như toàn TP.Thuận An, bên cạnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cần đẩy nhanh việc tiêm phủ vắc xin mũi 3 ngừa Covid-19 cho người dân trên địa bàn. “Cần phải tổ chức tốt truyền thông để người dân biết. Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tuyên truyền vận động tiêm ngừa vắc xin. Tổ chức các đội lưu động đến tận nhà để tiêm cho cô bác có bệnh nền, những người không đi lại được. Phải quyết tâm đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc xin ngừa Covid-19 bảo đảm đến ngày 15-3 phải hoàn thành”, ông Bí thư Tỉnh ủy nói và đề nghị địa phương tập trung công tác nhập liệu số người tiêm bằng cách huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên, tình nguyện viên để bảo đảm số liệu chính xác, thống nhất trong toàn tỉnh.

Về công tác tiêm ngừa vắc xin phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đến nay thành phố đã tiêm mũi 2 đạt trên 80%, mũi 3 đạt trên 47%, hiện đang tích cực đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 3. Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm vắc xin ngừa Covid-19, ông Nguyễn Văn Lợi yêu cầu TP.Thuận An khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành việc tiêm ngừa mũi 3 trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 20-3.