Truyện ngụ ngôn

-

Việt Nam có một kho tàng truyện cổ tích vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi truyện cổ tích không đơn thuần mang giá trị giải trí mà ẩn chứa trong đó là những bài học bổ ích mang tính giáo dục cao. Do đó, hầu hết các bé thiếu nhi đều được ông bà, cha mẹ, thầy cô kể cho nghe những câu chuyện cổ tích. Truyện cáo thỏ và gà trống là một trong những truyện phổ biến đó. Vậy các bố mẹ và thầy cô cùng đọc cho bé nha.

Bạn đang xem: Truyện ngụ ngôn

1. Nội dung truyện cáo thỏ và gà trống

Dưới đây là nội dung câu chuyện cáo thỏ và gà trống:

Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ, có một con Cáo và một con Thỏ. Cáo có một ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra ngoài.Thỏ vừa đi vừa khóc. Một lát sau Thỏ gặp bầy Chó.

*
*
*
sách về truyện cáo thỏ và gà trống

Địa chỉ mua

Các phụ huynh có thể mua sách trên Fahasa: Link mua 

3. Giáo Án truyện cáo thỏ và gà trống 

Dưới đây là giáo án truyện cáo thỏ và gà trống cho các thầy cô tham khảo

3.1 Mục đích yêu cầu

3.1.1. Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên truyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” và tên các nhân vật trong truyện.

– Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Cáo tham lam sang nhà Thỏ ở nhờ và chiếm luôn nhà của Thỏ. Bác Gấu, bầy chó là người tốt bụng nhưng vì nhút nhát nên đã không đuổi được con cáo đi, còn Gà trống dũng cảm, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn nên đã đuổi được Cáo đi và lấy lại được ngôi nhà giúp bạn Thỏ.

3.1.2. Kỹ năng:

– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trả lời câu hỏi của cô và lời thoại của các nhân vật.

– Rèn kỹ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3.1.3. Thái độ:

– Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động.

– Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ luôn tự tin, có lòng dũng cảm, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.

3.2 Chuẩn bị

3.2.1. Địa điểm:

– Trong lớp học 4 – 5 tuổi

3.2.2. Chuẩn bị của cô:

– Tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng.

– Nhạc có các bài hát theo chủ đề, giáo án.

– Hình ảnh powerpoint minh họa nội dung câu chuyện.

– Máy vi tính, máy chiếu

– Mô hình sân khấu rối, rối tay các con vật.

3.2.3. Chuẩn bị của trẻ:

– Tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng.

– Chỗ ngồi thay đổi theo tiến trình hoạt động trong tiết dạy

– Mũ thỏ, trò chơi con thỏ, bài hát “Trời nắng, trời mưa

3.3 Cách tổ chức thực hiện

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (2 – 3 phút)

– Chào mừng các bé đến với chương trình “Kể chuyện cho bé nghe”.

Xem thêm: Top 10 Bộ Phim Hoạt Hình Cải Thiện Tiếng Anh

– Đến với chương trình “Kể chuyện bé nghe” ngày hôm nay ngày hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu có 2 cô giáo đến từ các trường MN trong tỉnh Bắc Giang các con khoanh tay chào các cô nào?

– Và thành phần không thể thiếu được trong chương trình này là các bé đến từ lớp 4 – 5 tuổi A2.

– Người đồng hành cùng các bé hôm nay là cô giáo “Hải Yến”.

– Trước khi bước vào chương trình “Kể chuyện cho bé nghe” cô thưởng chúng mình một trò chơi “Con thỏ”

+ Cách chơi:

– Con thỏ, con thỏ.

– Mắt thỏ, mắt thỏ

– Đuôi thỏ, đuôi thỏ

– Chân thỏ, chân thỏ

– Các con thấy chú thỏ như thế nào?

– Đúng rồi các chú Thỏ không những đáng yêu mà còn rất tốt bụng biết giúp đỡ bạn Cáo khi gặp khó khăn, nhưng bạn Cáo đã tham lam chiếm luôn nhà của Thỏ các con có muốn biết ai đã là người lấy lại được nhà giúp Thỏ không?

– Để biết ai là người lấy lại được ngôi nhà giúp bạn Thỏ các con hãy ngồi ngoan nghe cố kề câu truyện “ Cáo, Thỏ và Gà trống” nhé!

2. Hoạt động 2: Bài mới (22 – 25 phút)

* Kể chuyện “Cáo, Thỏ và Gà trống”

– Cô kể chuyện lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

– Các con vừa nghe cố kể chuyện gì?

– Các con thấy câu truyện như thế nào?

– Để các con hiểu rõ hơn về nội dung câu truyện “ Cáo, Thỏ và Gà trống” các con về chỗ ngồi của mình và lắng nghe cô kể lại câu truyện với mô hình xa bàn rối nhé.

* Cô kể truyện lần 2: Cô kể chuyện diễn cảm kết hợp cùng với xa bàn minh họa.

– Cô kể lần 2: Kể theo hình ảnh minh họa và kết hợp giảng giải đàm thoại nội dung.

* Đàm thoại – Giảng nội dung câu truyện:

+ Các con vừa nghe cô vừa kể câu chuyện gì?

+ Trong truyện có những nhân vật nào?

+ Cáo và Thỏ có những ngôi nhà như thế nào?

– Mùa xuân đến điều gì đã sẩy ra với ngôi nhà của Cáo và Thỏ?

– Vì sao nhà của bạn Thỏ không bị tan ra thành nước mà bạn Thỏ lại khóc?

+ Cô trích dẫn và cho trẻ xem hình ảnh minh họa: “ Mùa xuân đến, nhà cáo tan ra thành nước, Cáo xin sanh nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà. Thỏ đến bên gốc cây ngồi khóc”.

– Những ai đã đến giúp đỡ Thỏ?

– Ai là người không đuổi được cáo đi? Vì sao?

– Cuối cùng ai đã là người đuổi được Cáo đi và lấy lại được nhà giúp Thỏ?

– Gà trống đuổi Cáo bằng cách nào?

+ Cô kể trích dẫn đoạn truyện: Anh Gà trống vác hái trên vai vừa đi vừa hát để đuổi Cáo đi và đòi lại nhà cho Thỏ. Cô kế hợp cho trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu.

– Gà trống đã hát như thế nào? Cô mời cả lớp đứng dậy hát

Nghe anh Gà trống hát như vậy Chó sói như thế nào?

=> Qua câu chuyện các con thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

=> Cô nhấn mạnh lại nội dung và giáo dục trẻ: Cáo là một con vật gan ác, không tốt; Bầy Chó và Bác Gấu tuy tốt bung nhưng còn nhút nhát nên không đuổi được Cáo, còn anh Gà trống không những tốt bụng mà còn dũng cảm nên đã đuổi được Cáo đi đòi lại được nhà cho Thỏ đấy. Vậy các con hãy học tập anh Gà trống có đức tính tốt bụng và lòng dũng cảm biết giúp đỡ bạn khi gặ khó khăn nhé.

– Để ca ngợi lòng dũng cảm và sự tự tin của anh Gà trống cô và các con cùng làm động tác của anh Gà trống đi đến nhà Thỏ đuổi cáo ra khỏi nhà nào.

* Cô kể lần 3: Qua màn kịch sân khấu rối.

– Vừa rồi cô thấy các con học rất ngoan và giỏi cô thưởng cho chúng mình một vở kịch “Cáo, Thỏ và Gà trống” qua màn sân khấu rối.

* Củng cố: Các con vừa xem vở kịch qua màn sân khấu rối với câu truyện gì?

– Qua câu truyện các con học tập nhân vật nào? Vì sao?

– À đúng rồi chúng mình luôn nhớ là không được quá nhút phải biết dũng cảm và biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn nhé

3. Hoạt động 3Kết thúc (1 – 2 phút)

– Cô cho trẻ hát bài “Con gà trống” và đi ra ngoài.

Các phụ huynh và các thầy cô có thể đăng ký kênh Youtube của chúng tôi để xem nhiều truyện hay và thơ hay cho bé. Đăng Ký Ngay