Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu 2022

-

Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu HK02 và cách viết mới nhất năm 2022. Hướng dẫn điền mẫu, khai mẫu, ghi mẫu số HK02 theo quy định mới nhất 2022 của Bộ Công An.

Bạn đang xem: Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu 2022


Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu HK02 thường được cơ quan Công an cung cấp sẵn khi các bạn đến làm thủ tục. Các bạn có thể xin mẫu tại cơ quan Công an có thẩm quyền nơi bạn làm thủ tục. Bài viết dưới đây, Luật Dương Gia chủ yếu cung cấp hướng dẫn cách khai, cách ghi, cách viết mẫu HK02 chuẩn theo đúng quy định mới nhất năm 2022.

*
*

Luật sư tư vấn các quy định về tách hộ khẩu, chuyển hộ khẩu: 1900.6568

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (ký hiệu là HK02) được sử dụng để thông báo khi có sự thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu như: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu; xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú; gia hạn tạm trú.

Khi có thay đổi những nội dung thông tin trong bản khai nhân khẩu thì công dân phải khai bổ sung bằng mẫu HK02 và chuyển cho cơ quan đăng ký, quản lý cư trú. Để hiểu rõ hơn về mẫu đơn này, sau đây Công ty Luật Dương Gia sẽ cung cấp mẫu đơn và cách khai mẫu đơn để bạn nắm rõ hơn

Căn cứ pháp lý

Thông tư 36/2014/TT-BCA


Mục lục bài viết


1. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 35/2014/TT-BCA thì Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (ký hiệu là HK02) là được sử dụng để thông báo khi có sự thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu như: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu; xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú; gia hạn tạm trú. Khi có thay đổi những nội dung thông tin trong bản khai nhân khẩu thì công dân phải khai bổ sung bằng mẫu HK02 và chuyển cho cơ quan đăng ký, quản lý cư trú.

2. Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02):

Tải về phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU BÁO THAY ĐỔI HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU

Kính gửi: ……………

I. Thông tin về người viết phiếu báo

1. Họ và tên (1): ……

2. Giới tính:….

3. CMND số:…

4. Hộ chiếu số:….

5. Nơi thường trú:….

6. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: …..

II. Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khu

1. Họ và tên (1):…

2. Giới tính:…

3. Ngày, tháng, năm sinh:……/……/…

4. Dân tộc:……..5. Quốc tịch:….

6. CMND số:…

7. Hộ chiếu số:….

8. Nơi sinh:…..

9. Nguyên quán:…..

10. Nghề nghiệp, nơi làm việc:……

11. Nơi thường trú:…..

12. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: …..

13. Họ và tên chủ hộ:…

14. Quan hệ với chủ hộ:…

15. Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (2):…..

16. Những người cùng thay đổi:

(Bảng biểu vui lòng download tại file đính kèm)

…, ngày….tháng….năm… Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ(3) (Ghi rõ nội dung và ký, ghi rõ họ tên)

3. Cách khai phiếu báo thay đổi hộ khẩu (Mẫu HK02):

(1)Viết chữ in hoa đủ dấu.

Xem thêm: Hướng Dẫn Tải Zoom Cho Mac Và Cách Sử Dụng Chi Tiết, Cách Cài Đặt Và Sử Dụng Zoom Trên Macbook

(2) Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ví dụ: đăng ký thường trú, tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; tách sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu …

(3) Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý chotách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm.

(4) Áp dụng đối với trường hợp: Xác nhận việc công dân trước đây đã đăng ký thường trú và trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất.

Ghi chú: Trường hợp người viết phiếu báo cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II

1. Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau:

a) Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;

b) Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;

c) Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

2. Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

3. Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.

4. Mục “Xác nhận của Công an” ghi như sau:

a) Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú. Nội dung xác nhận gồm: các thông tin cơ bản của từng nhân khẩu; địa chỉ đã đăng ký thường trú; họ và tên chủ hộ đã đăng ký thường trú (nếu có); ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thường trú;

b) Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất thì Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của công dân xác nhận việc bị mất đó. Nội dung xác nhận gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi thường trú của chủ hộ đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.

5. Trường hợp người viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II “Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.

4. Xác nhận trên phiếu báo thay đổi nhân khẩu hộ khẩu:

Tóm tắt câu hỏi:

Trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì phần xác nhận của Công an là do Công an nói chuyện đến xác nhận hay Công an nơi chuyển đi xác nhận vậy? Xin cảm ơn (hiện tôi đang làm thủ tục nhập khẩu cho cháu)?

Luật sư tư vấn:

Khi tiến hành ghi các mục thông tin bạn cần ghi các thông tin như sau:

– Thứ nhất: Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau:

+ Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;

+ Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;

+ Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

– Thứ hai: Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

– Thứ ba: Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.

– Thứ tư: Mục “Xác nhận của Công an” ghi như sau:

+ Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú. Nội dung xác nhận gồm: các thông tin cơ bản của từng nhân khẩu; địa chỉ đã đăng ký thường trú; họ và tên chủ hộ đã đăng ký thường trú (nếu có); ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thường trú;

+ Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất thì Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của công dân xác nhận việc bị mất đó. Nội dung xác nhận gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi thường trú của chủ hộ đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.

5. Chỉnh sửa nguyên quán trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu:

Tóm tắt câu hỏi:

chào Luật sư, Tôi đã làm xong thủ tục cắt hộ khẩu ở nhà em gái tôi ở quận Bình Tân để chuyển sang nhập hộ khẩu nhà vợ tôi ở quận Tân Bình, Khi tôi nhận tờ giấy chuyển hộ và phiếu thông tin thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu của công an quận Bình Tân tôi phát hiện họ đánh máy sai nguyên quán của tôi (do mục nguyên quán trong hộ khẩu trước đó tôi nhập vào nha em tôi bị họ đánh sai so với tờ khai thực tế của tôi), Tôi có yêu cầu công an Quận Bình Tân chỉnh sửa ngay khi vừa mới nhận tờ Phiếu thay đổi nhân khẩu, nhưng họ bảo quận Tân Bình đề nghị họ chỉnh sửa luôn Vậy cho tôi hỏi: tôi đem tờ “Phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu” này nộp tại cơ quan công an nơi nhập khẩu có vấn đề gì không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của pháp luật thì phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (ký hiệu là HK02) được sử dụng để thông báo khi có sự thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu. Khi có thay đổi những nội dung thông tin trong bản khai nhân khẩu thì công dân phải khai bổ sung bằng mẫu HK02 và chuyển cho cơ quan đăng ký, quản lý cư trú. Và pháp luật cũng đặt ra các yêu cầu chung khi ghi phiếu báo thay đổi nhân khẩu như sau: Phải ghi chính xác, thống nhất những nội dung trong từng biểu mẫu, chữ viết phải rõ ràng, viết cùng một loại mực, không viết tắt. Người đến làm thủ tục đăng ký cư trú không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình.

Người kê khai hộ phải kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó. Các sổ phải được viết liên tục theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống; phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung ở bìa và các trang của sổ. Các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu (nếu có) và quy định tại Thông tư 36/2014/TT-BCA. Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung đã ghi trong biểu mẫu.

Trong mục “Nguyên quán” thì theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA thì phải ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại. Như vậy, pháp luật quy định tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hộ khẩu phải ghi chính xác, thống nhất những nội dung, các cột, mục trong sổ hộ khẩu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn.

Bạn có nêu khi bạn nhận tờ giấy chuyển hộ khẩu và phiếu thông tin thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu của công an quận Bình Tân thì bạn phát hiện họ đánh máy sai nguyên quán của bạn. Do mục nguyên quán trong hộ khẩu trước đó của bạn nhập vào nhà em bạn bị họ đánh sai so với tờ khai thực tế của bạn. Và bạn có yêu cầu công an Quận Bình Tân chỉnh sửa ngay khi vừa mới nhận tờ Phiếu thay đổi nhân khẩu, nhưng họ bảo bạn đến quận Tân Bình đề nghị họ chỉnh sửa luôn. Như vậy, đối chiếu với quy định trên thông tin trên phiếu báo thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu của bạn bị sai và do lỗi của công an Quận Bình Tân thì công an Quận Bình Tân có trách nhiệm sửa lại thông tin chính xác cho bạn. Việc bạn đưa tờ “Phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu” sai thông tin về nguyên quán này nộp đến cơ quan công an quận Tân Bình có thể dẫn đến việc bạn sẽ không được nhận hồ sơ vì cung cấp thông tin không chính xác. Do đó,bạn nên yêu cầu công an quận Bình Tân sửa lại thông tin cho bạn. Trường hợp, phía công an vẫn không chịu sửa và làm khó bạn thì bạn có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm này.